Tag Archive | bảo lãnh

Vì Sao Người Việtnam Tiếp Tục Bỏ Nước Ra Đi

Làn sóng di dân của người Việt nam vẫn gia tăng kể từ sau kết thúc chiến tranh vào 30/4/1975. Hầu hết đồng bào trong nước ở mọi lứa tuổi luôn ấp một giấc mơ được định cư tại nước ngoài. Người Việt tiếp tục bỏ nước ra đi bởi lẽ đất nước Việt nam không phải là nơi đáng sống vì nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tony Tran

Tony Tran

Đợt di tản đầu tiên là vào những ngày trước biến cố 30/04/1975. Hầu hết họ là những người quân nhân trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và thân nhân của họ. Sau biến cố 30/4/1975, đợt trốn chạy khỏi Việt nam đã gây chấn động thế giới lúc bấy giờ gần 1 triệu người vượt biên bằng đường biển, nhiều nhất vào 3 năm 1978, 1979 và 1980. Lý do đã làm cho số người này vượt biên bằng thuyền, bởi vì việc đưa hàng trăm ngàn quân nhân chế độ VNCH đi học cải tạo, cuộc đổi mới về công thuơng nghiệp, đổi tiền, không tự do, phong trào Hợp Tác Xã, và rất nhiều khó khăn về kinh tế

Khoảng năm 1985 thì có các chương trình di dân có trật tự (tiếng Anh: Orderly Departure Program hay ODP). Đây có thể gọi là một Chương trình Tái Định cư Nhân đạo (tiếng Anh: Humanitarian Resetlement Program, hay HR). Chương trình H.O. (Humanitarian Operation) do Hoa Kỳ bảo trợ khoảng vài trăm ngàn cựu nhân viên và quân nhân VNCH, cùng với gia đình họ. Chương trình diện con lai Mỹ cũng do Hoa Kỳ bảo trợ khoãng 100,000 trẻ lai Mỹ và gia đình họ.

Sau đây là các làn sóng di dân mà tôi tóm tắt sau vài thập kỷ qua, cho đến hôm nay, số người đã di dân trên đà tăng vọt mỗi năm.

Lấy chồng Việt Kiều / ngoại kiều để xuất ngoại

Mỗi năm có khoảng chục ngàn phụ nữ Việtnam đã định cư theo diện vợ chồng tại các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Canada, Úc, v.v. Hầu hết họ đều thay đổi cuộc đời theo hướng tốt hơn sau khi sang trời tây được một thời gian . Những người phụ nữ này họ rời khỏi Việt Nam khi được người thân giới thiệu đàn ông Việt Kiều hay tự quen qua các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, và web tìm bạn bốn phương.

Dan ong ngoai quoc tuyen vo Vietnam

Dan ong ngoai quoc tuyen vo Vietnam

Phụ nữ Việtnam lấy chồng ngoại kiều ở nhiều quốc gia Đông Nam Á được thế giới quốc tế quan tâm bởi vì họ lấy những người chồng Trung Quốc, Đài Loan, Hông Kong, Hàn Quốc…. Mổi năm có khoãng 100 ngàn phụ nữ Việtnam lấy chồng ngoại kiều. Hầu hết 90% đều không hạnh phúc bị đánh đập tàn nhẫn. Cũng bởi vì những “ CÔ Dâu Việt”, những người phụ nữ kiến thức còn hạn chế sống trong hoàn cảnh chân lắm tay bùn không đủ điều kiện cập nhật thông tin xã hội. Cũng chính vì vậy tư tưởng những người phụ nữ này rất nhẹ dạ cả tin. Họ cứ nghĩ rằng tương lai họ sẽ đổi đời đồng nghĩa việc họ sẽ giúp đỡ gia đình người thân của họ. Nhưng sự thật không hề như họ nghĩ.

Giới trí thức không chịu về nước

Mỗi năm có mấy trăm ngàn du học sinh du học tại các quốc gia tiên tiến và rất nhiều người trong số họ không chịu trỡ về VN sau khi học xong, mà tìm cách ỡ lại, vì họ nghỉ rằng môi trường làm việc ỡ Việtnam sẻ khó thích nghi vì thu nhập và cách làm việc. Họ nghỉ về nước là sự lãng phí. Những tầng lớp trí thức này họ xác định khi rời khỏi Việt Nam sang trời tây hội nhập để học hỏi nâng trình độ kiến thức lên một tầng cao mới hơn, thì đồng nghĩa Việt Nam cũng đã đánh mất đi nhân tài , bộ phận trí thức lớn rời khỏi Việt Nam. Hiện tượng này tất cả đều thấu hiểu Việt Nam đang chảy máu chất xám quá cao và có thể báo động rằng hiện tượng này đã chạm đến đỉnh điểm cao trào.

Di dân theo diện bảo lãnh và đoàn tụ

Việt Kiều sau khi sang nước ngoài thì có thể bảo lãnh gia đình họ sang đây, bao gồm con cái, cha, mẹ anh, chị, em. Có thể nói là số lượng cho diện di dân này rất đông vì 1 người vợ có thể bảo lãnh tất cả con cái, cha, mẹ, anh, chị, em và gia đình riêng của từng người.

Các thành phần giàu có di dân

Rất nhiều người giàu có tại Việt nam cũng đang và đã di dân sang các quốc gia tiên tiến để sinh sống và làm việc, như giới doanh nhân thành đạt, quan chức, trí thức. Không những họ tìm cách định cư cho bản thân họ mà còn lo con cháu họ.

Han Quoc - Seoul city

Han Quoc – Seoul city

Trong thời gian hiện tại thì mỗi năm có khoảng vài trăm ngàn người di dân sang các nước tiên tiến để sống, con số này ngày càng tăng vọt theo thời gian và theo cấp số nhân. Tony xin liệt kê vài nguyên nhân chính làm cho họ bỏ nước ra đi.

  1. Thu nhập và giá cả

Nếu so sánh giá cả ở Mỹ và Việtnam cũng không chênh lệch nhau nhiều, nhưng khoảng thu nhập ở VN thì quá thấp. Lương công nhân ở Việt Nam khoảng 5 triệu một tháng (hay 166.000 một ngày), giá một tô phở khoãng 50.000 đồng. Nếu ăn 3 bữa ở bên ngoài thì xem như hết tiền lương mỗi ngày. Lương công nhân bên Mỹ khoảng $1,500 (hay 32 triệu VN đồng) một tháng. Giá 1 tô phở tại bang California khoãng $6.

  1. Thật và giả

Rất khó khăn để nhận biết đâu là thật đâu là giả khi sinh sống ở Việt Nam. Tình người gần như đánh mất ta không thể nhìn thấy được đâu thật giả. Giữa người với nhau nhưng họ sẵn sàng chà đạp nhau để dành phần hơn, phần lợi về cho họ. Nhưng thật đáng buồn xã hội thì đã xuống cấp, và ngay cả tình cảm từ phía gia đình cũng bị xuống cấp đáng báo động từ con cái từ đối xử với cha mẹ tệ bạc, thậm chí con cái mà giết cả cha mẹ và ngược lại cha ruột lẫn ông nội còn đối xử với con gái bằng cách hảm hiếm cháu, hay con ruột thịt của mình. Còn anh em trong một gia đình thì chém giết lẫn nhau. Vậy thì tất cả hãy thử nghĩ xã hội Việt nam đang tồn tại một văn hóa tình người như thế nào đây.

  1. Đạo đức suy đồi / giáo dục suy thoái

Đồng tiền đã thay thế đạo đức và danh lợi đã đè bẹp chính nghĩa đối với con người Việt Nam ngày nay. Việt nam luôn hô vang khẩu hiệu không có chủ nghĩa bốc lột. Nhưng đáng sợ nhất là chủ nghĩa cá nhân trong mỗi con người việt nam ngày càng thấm sâu. Họ bất chấp tất cả vì quyền lợi cá nhân. Con người khi có một chút quyền lợi họ sẵn sàng chèn ép những người không quyền, không tiền. Cũng từ đấy những kẻ có uy quyền ỷ mình mạnh lợi thế , họ sẵn sàng lợi dụng những kẻ không tiền không quyền làm công cụ để họ điều khiển làm việc bất chính, bất nhân. Với mục đích đem lợi nhuận và quyền lợi cá nhân về cho họ

Nói về giáo dục, thì đúng là suy thoái, vì nó đã biến con người ta trỡ nên suy đồi về đạo đức. Nếu đọc về lịch sữ thì nền giáo dục tại Miền Nam trước 1975 quả đúng là sự khai phóng vì nó đào tạo ra con người hiền hòa, đàng hoàng, lịch sự và văn minh. Còn nền giáo dục ngày nay thì biến con người trỡ thành ích kỹ, nhỏ nhem, ác độc, v.v. Nguyên nhân là do những người đề ra vấn đề giáo dục, thầy, cô, đã gây ra 1 nền giáo dục loạn xạ và nhố nhăng như hiện tại.

Dao duc va giao duc Vietnam

Dao duc va giao duc Vietnam

  1. Thực phẩm bẩn

Thực phẩm ở Việt nam ngày nay tràn ngập chất độc hại làm cho rất nhiều người đã, đang và sẽ bị ung thư. Không cần phải ví dụ vì ai cũng sợ hãi về thức ăn tại VN. Tôi có một người bạn trong tháng vừa qua đã về Việt Nam hai tuần. Khi đó anh ấy đã ăn uống thức ăn Việt Nam. Và anh ấy đã nhận một hậu quả thật tệ hại về đường ruột thật nghiêm trọng. Ngay cả anh ta ăn thức ăn nhanh của Mỹ ở Việtnam cũng gặp phải thực phẩm bẩn. Thực phẫm của Mỷ mà “made in Vietnam” thì cũng giống thực phẩm của Việtnam, đáng sợ thật.

5.Y tế quá tệ

Nếu một người sống tại Mỹ đã quen cách làm việc của hệ thống bác sĩ và y tá bên này, thì phải khiếp sợ khi nhìn thấy cách các bac sĩ và Y tá tại VN làm việc. Vệ sinh trong lúc khám bệnh nhân, đặc biệt lúc mổ xẻ thì hỡi ơi, đáng sợ thật. Nhiều Việt Kiều về Việt Nam vui chơi ăn uống gặp phải vấn đề về đường ruột thì ngay lập tức họ muốn bay về Mỹ ngay để được điều trị an toàn. Và tất cả họ không muốn điều trị bệnh tại Việt Nam

  1. An ninh không đảm bảo

Lúc tôi về Việt Nam chơi gặp người bạn thân ngày xưa nó nói những câu nói dí dỏm hài hước rằng: “ khi bạn về đây thì phải luôn luôn mang ba lô ngược cho an toàn. Ý bạn tôi nói là phải mang ba lô ra đằng trước, nếu không sẻ bị cướp giật”.

  1. Môi trường dơ bẩn

Ở Việt Nam tôi có một cô bạn làm việc cho công ty nước ngoài. Tôi thường xuyên chia sẻ với cô ấy. Cô ấy đã nói với tôi “ đất nước mình có một dạng văn hóa mà chắc cả thế giới sẽ không ai sánh bằng đó là một văn hóa tiện” văn hóa tiện đây có nghĩa rằng tiện đâu đi chợ đó, tiện đâu đỗ xe ở đấy, và một cái cũng thật sự ngỡ ngàng là tiện đâu đứng tiểu tiện đấy. Và luôn có một cách ứng xử rất bất ngờ đó là ăn đâu vứt đấy không cần biết đến môi trường và công cộng. Tất cả chỉ quan tâm đến bản thân đến lợi ích cá nhân. Họ chỉ cần biết ăn mặc đẹp cho chính bản thân. Còn tất cả nói đến công cộng thì không ai để ý quan tâm đến.

Môi trường dơ bẫn như không khí, bụi bậm, khói xe, rác rưỡi sẻ gây ra rất nhiều bệnh cho con người. Nếu ai đã đi nước ngoài rồi thì thật sự ghê sợ cho đất nước VN mình lắm về điều kiện vệ sinh môi trường.

Moi truong va Thuc pham tai Vietnam

Moi truong va Thuc pham tai Vietnam

  1. Luật pháp lỏng lẽo

Hối lộ, đút lót là cách làm việc tại Việt Nam, cho nên người ta rất lo về sự an toàn cho tài sản của họ. Nếu muốn làm ăn lớn thì phải biết hối lộ thì mới ổn. Có người còn phải biết cách đút lót để lách luật. Đây là cách làm việc không bền vững và không an toàn.

  1. Hệ thống chính trị lổi thời

Ông bà ta khi xưa đã có câu “nhà dột từ nóc” câu nói này đến ngày nay nó rất giá trị đối với xã hội và cuộc sống hiện tại của viẹt nam. Chúng ta đang có một hệ thống chính trí lổi thời đã tạo ra một bộ máy chính quyền cục bộ quan liêu cửa quyền, luôn lấn áp những kẻ yếu thế. Luôn áp đặt người dân với những bộ luật rỗng tuếch, luật ra quy định nhưng luôn để khe hở để người vi phạm tìm cách chạy án, tham nhũng tràn lan, v.v. Hệ thống này đã tạo nên 8 nguyên nhân mà Tony kể trên, đã dẫn dắt con người việt nam tìm cách rời quê hương đến vùng đất hứa, nơi mà kinh tế ổn định, con người văn minh, lịch sự, thực phẫm và môi trường sạch sẻ, giáo dục và y tế tiên tiến, luật pháp và an ninh tốt, tự do dân chủ luôn được coi trọng, nhân quyền được đề cao.

Và việc người Viêtnam tiếp tục bỏ nước ra đi sẻ không bao giờ kết thúc nếu không có 1 sự thay đổi mang tầm vóc cách mạng.

Quá trình cho Việt Kiều bảo lảnh diện hôn thê – hôn phu từ Mỹ

Sau đây là tiến trình bảo lãnh và xin visa áp dụng cho diện hôn phu hay hôn thê của công dân Mỹ.

Bước 1: Người bảo lãnh ở Hoa Kỳ nộp đơn I-129F cho Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS).

Muốn biết thời gian giải quyết hồ sơ ở USCIS, các bạn có thể vào một trong hai trang Web sau đây: https://egov.uscis.gov/cris/jsps/Proces … Center=CSC hay https://egov.uscis.gov/cris/jsps/Proces … Center=VSC.

Bước 2: Khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, USCIS sẽ gửi cho người bảo lãnh ” thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797”. Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến National Visa Center thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ.

National Visa Center có hệ thống trả lời tự động làm việc suốt 24giờ/ngày, bảy ngày trong một tuần (603-334-0700). National Visa Center chỉ có thông tin hồ sơ khi hồ sơ đã được chuyển đến National Visa Center. Nếu hệ thống tự động không nhận biết được số hồ sơ hay số biên nhận (USCIS), có nghĩa National Visa Center chưa nhận được hồ sơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thông tin cho những câu hỏi thường gặp qua hệ thống trả lời email tự động NVCA@state.gov. Những thắc mắc về tình trạng hồ sơ hay thông tin về việc thay đổi địa chỉ nên gửi đến National Visa Center, 32 Rochester Avenue, Portsmouth, NH 03801-2909.

Khoảng hai tuần sau khi nhận giấy báo chấp thuận (I-797), người bảo lãnh hay người được bảo lãnh có thể liên hệ với National Visa Center để xem National Visa Center nhận được hồ sơ chấp thuận từ USCIS chưa.

Bước 3: National Visa Center chuyển hồ sơ bảo lãnh về cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.

Khoảng từ 5 đến 7 ngày sau khi National Visa Center chuyển hồ sơ cho Lãnh sự quán, người được bảo lãnh có thể liên hệ với Lãnh sự quán ở số điện thoại để xem Lãnh sự quán nhận được hồ sơ từ National Visa Center hay chưa.

Khi biết được National Visa Center đang chuyển hồ sơ về cho Lãnh sự quán, người bảo lãnh nên lập mẫu bảo trợ tài chánh I-134 để gởi về cho người được bảo lãnh. Riêng về người được bảo lãnh thì nên tiến hành những giấy tờ theo như yêu cầu trên trang Web http://vietnamese.hochiminh.usconsulate … didan.html của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.

Bước 4: Khi Lãnh sự quán nhận được hồ sơ gốc được chuyển từ National Visa Center, Lãnh sự quán sẽ hoàn tất một số thủ tục hành chánh và gửi bộ hướng dẫn (Instruction Package) cho người được bảo lãnh khoảng 2 tháng sau khi nhận đưiợc hồ sơ từ National Visa Center. Trong bộ hướng dẫn, sẽ có những mẫu DS-156, DS-156K và DS-230 Phần I. Bạn có thể nhấn vào đây http://vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/maudon.html để lấy bản tiếng Việt của mẫu DS-156.

Bước 5: Khi người được bảo lãnh báo cho Lãnh sự quán biết họ đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn, Lãnh sự quán sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn khoảng 3 tháng sau và gửi thư mời phỏng vấn (Appointment Package) trong đó có hướng dẫn để người được bảo lãnh thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Người được bảo lãnh phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn.

Bước 6: Người được bảo lãnh đến Lãnh sự quán để phỏng vấn theo ngày được ghi trong thư mời. Người bảo lãnh không được tham dự phỏng vấn. Các viên chức phỏng vấn người được bảo lãnh bằng tiếng Việt. Nếu người được bảo lãnh không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh sự quán sẽ thông dịch cho người được bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh hội đủ điều kiện để được cấp visa tại buổi phỏng vấn, thông thường visa sẽ được cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

Người được phỏng vấn nên mang theo nhiều chứng từ để chứng minh quan hệ chân thật giữa mình và người bảo lãnh. Những chứng từ đó là thư từ, email, hóa đơn điện thoại, biên lai nhận và chuyển tiền, hình ảnh chụp chung của hai ngườI ở những thời điểm khác nhau, v.v…

Bước 7: Nếu được cấp visa, người được bảo có 6 tháng để vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Khi đặt chân đến một cửa khẩu ở Mỹ, người được bảo lãnh sẽ nhận được mẫu I-94 (Arrival / Departure Record hay Phiếu xuất nhập cảnh).

Bước 8: Sau khi qua đến Mỹ, người được bảo lãnh nên tranh thủ đến văn phòng địa phương của Social Security để làm đơn xin thẻ Social Security Number. Những giấy tờ cần nộp là mẫu I-94 và hộ chiếu còn hiệu lực.

Muốn biết văn phòng địa phuơng của Social Security, bạn có thể vào trang Web https://secure.ssa.gov/apps6z/FOLO/fo001.jsp của Social Security.

Bước 9: Người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Hai người phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi người được bảo lãnh đến Mỹ. Nếu kết hôn sau 90 ngày, hai người phải nộp thêm đơn I-130 lúc người được bảo lãnh nộp đơn I-485 xin điều chỉnh qui chế.

Bước 10: Sau khi có giấy kết hôn, người được bảo lãnh trở lại văn phòng Social Security với giấy kết hôn để đổi họ nếu người được bảo lãnh là phái nữ.

Bước 11: Người được bảo lãnh nộp đơn xin điều chỉnh qui chế. Người được bảo lãnh nên tranh thủ nộp đơn xin điều chỉnh qui chế càng sớm càng tốt. Người được bảo lãnh sẽ bị xem là ở quá thời hạn nếu visa K-1 hết hạn mà vẫn chưa nộp đơn xin điều chỉnh qui chế.

—-

Sau khi đến Mỹ, bạn xin thẻ Social Security bằng cách vào trang Web https://ssa.gov/pubs/10002.html#how để xem thủ tục xin thẻ.

Ngoài ra, hai vợ chồng bạn phải đi đăng ký kết hôn Sau khi đăng ký kết hôn xong thì bạn nộp những giấy tờ sau đây:

1. Đơn I-485 (Application for Adjustment of Status).

2. Đơn I-765 (Application for Employment Authorization). Nếu bạn muốn đi làm trong khi chờ đợi xét đơn.

3. Đơn I-131 (Application for Travel Document). Nếu bạn muốn đi du lịch ra khỏi Mỹ trong thời gian chờ đợi xét đơn.

4. Mẫu bảo trợ tài chánh I-864 và các giấy tờ liên quan đến mẫu I-864 như giấy khai thuế của IRS năm 2006, giấy chứng nhận việc làm và giấy chứng nhận tài khoản nhà băng.

Kèm theo những đơn nói ở trên, hai vợ chồng bạn phải nộp bản sao giấy khai sanh của hai người, bản sao giấy kết hôn, bản sao giấy nhập tịch hay giấy chứng nhận quốc tịch Mỹ của người bảo lãnh, bản sao mẫu I-94 (giấy nhập cảnh Mỹ) của bạn, bản sao giấy chấp thuận đơn bảo lãnh I-129F (NOA2), bản sao hộ chiếu của bạn và hai tấm hình khổ hộ chiếu của bạn với tên họ của bạn viết phía sau.

Riêng về kết quả khám sức khỏe, vì bạn đã khám bệnh bên Việt Nam. Do đó, bạn không cần nộp toàn bộ báo cáo về sức khỏe. Bạn chỉ cần nộp bằng chứng chích ngừa bổ sung (mẫu Supplemental Form to I-693 – Appendix A mà bạn có thể tải xuống máy ở trang Web https://cdc.gov/ncidod/dq/pdf/ti-03/ … 93vacc.pdf).

Những đơn nêu lên ở trên có thể tải xuống ở trang Web (nhìn lên trên ở Mẫu đơn di trú) của Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)

Toàn bộ giấy tờ nói trên gởi về :

U.S. Citizenship and Immigration Services
P.O. Box 805887
Chicago, IL 60680-4120

Nếu bạn không kết hôn trong vòng 90 ngày, bạn sẽ phải nộp thêm mẫu đơn I-130.

Source: xuatnhapcanh.com

Bảo Lãnh Hôn Thê / Hôn Phu

1. NỘP HỒ SƠ BẢO LÃNH VỚI SỞ DI TRÚ MỸ
Thị Thực đính hôn (K1) là loại thị thực không di dân và là thị thực cho phép hôn phu hoặc hôn thê của công dân Mỹ vào Mỹ để kết hôn với người bảo lãnh. Sau khi kết hôn, đương đơn sẽ nộp đơn lên sở di trú để thay đổi tình trạng cư trú.

Để có được thị thực (K1) là một quá trình bao gồm nhiều bước. Trước tiên, công dân Mỹ phải nộp đơn bảo lãnh fiance (hôn phu/hôn thê) với Sở Di Trú (gọi tắt là USCIS). Sau khi được sở di trú chấp thuận, hôn phu/hôn thê ở nước ngoài được phép hoàn tất quá trình để có thị thực K1. Hôn phu/hôn thê người nước ngoài sẽ cung cấp tài liệu bổ sung cho lãnh sự quán Mỹ tại địa phương, khám sức khoẻ và phỏng vấn xin thị thực.

Người bảo lãnh fiance phải chứng minh được họ và vị hôn phu/hôn thê người nước ngoài đã gặp mặt nhau trong vòng 2 năm trước khi nộp đơn bảo lãnh và có ý định kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi vị hôn phu/hôn thê đến Mỹ.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh theo diện Đính Hôn được Sở Di Trú cứu xét tùy theo mỗi thời điểm. Thường thì khoảng 4 – 6 tháng.

GIẤY TỜ CẦN THIẾT:
·         Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sinh Mỹ
·         Bản sao bằng chứng 2 người gặp nhau lần cuối.
·         Bản sao bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ của quý vị (nếu có)
·         2 tấm hình kích thước 2 inch x 2 inch

LỆ PHÍ ĐÓNG CHO SỞ DI TRÚ: $340.00

2. BẢO TRỢ TÀI CHÁNH
Sau khi hồ sơ bảo lãnh fiance của quý vị được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển tới Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC), lần lượt hồ sơ fiance của quý vị sẽ được chuyển tiếp đến Đại Sứ Quán Mỹ hoặc Lãnh Sự Quán nơi hôn phu/hôn thê của quý vị đang cư trú. Lãnh sự quán hoặc Đại Sứ Quán sẽ gởi thông báo cho vị hôn phu/hôn thê của quý vị để chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết cho cuộc phỏng vấn và sẽ xếp lịch phỏng vấn xin thị thực với vị hôn phu/hôn thê của quý vị.

Văn phòng chúng tôi tại Việt Nam sẽ giúp quý vị chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết cho hôn phu/hôn thê của quý vị ở Việt  Nam. Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý vị về những hồ sơ tài chánh và đảm bảo rằng tất cả những bằng chứng đã được nộp là thích hợp

Người bảo lãnh fiance phải hoàn tất đơn bảo trợ tài chánh và kèm theo giấy tờ thuế để chứng minh rằng người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập bằng hoặc cao hơn so với thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn nhập cư. Nếu như người bảo lãnh không đáp ứng được những yêu cầu trên, người bảo lãnh có thể tìm người đồng bảo trợ cho hôn thê/ hôn phu của mình. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng được những yêu cầu theo hướng dẫn.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi được yêu cầu để hoàn tất tiến trình và lên lịch hẹn phỏng vấn tại lãnh sự quán thường từ 2 – 5 tháng.

LỆ PHÍ ĐÓNG CHO LÃNH SỰ HOẶC ĐẠI SỨ QUÁN: $240.00

GIẤY TỜ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI BẢO LÃNH:
·        Bản sao thuế thu nhập gần  nhất.
·        Bản sao 3 tháng lương gần nhất hoặc giấy phép kinh doanh (nếu tự kinh doanh)

3. PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỨ QUÁN MỸ

Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn, Việt  Nam đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình bảo lãnh fiance. Hôn phu/hôn thê của quý vị phải chứng minh được mối quan hệ giữa quý vị và hôn phu/hôn thê của mình là thật. Hôn phu/hôn thê của quý vị phải sẵn sàng trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của Viên Chức Lãnh Sự và đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa quý vị và hôn phu/hôn thê của mình. Văn phòng ở Việt Nam của chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả những câu hỏi và bằng chứng liên quan đến buổi phỏng vấn cho Hôn phu/Hôn thê của quý vị.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:  877-DI-TRÚ-MỸ

Source: baolanhduhoc.com

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam

Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam bao gồm những bước sau:

1. CÔNG HÀM ĐỘC THÂN
Để kết hôn ở Việt nam, luật Việt Nam yêu cầu công dân Mỹ hoặc thường trú nhân phải có một bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân. Công Hàm Ngoại Giao này phải được hợp pháp hóa bởi đại sứ quán Việt Nam bao gồm tất cả các giấy tờ yêu cầu cần thiết theo quy định của chính quyền địa phương.

Xin vui lòng lưu ý rằng mỗi chính quyền của thành phố hay tỉnh thành ở Việt  Nam có mỗi yêu cầu Công Hàm Ngoại Giao, thủ tục và thời gian chờ đợi khác nhau. Vì vậy, điều cần thiết là quý vị phải biết được những yêu cầu này để chuẩn bị tốt cho giấy tờ và lên kế hoạch cho chuyến đi về Việt Nam một cách phù hợp.

Văn phòng di trú của chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết để hoàn thành bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân. Hơn nữa, chúng tôi bảo đảm rằng Công Hàm Ngoại Giao sẽ tuân theo tất cả yêu cầu cần thiết của mỗi chính quyền ở thành phố hay tỉnh thành khác nhau. Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị lịch trình cho chuyến đi của quý vị phù hợp với cuộc hẹn phỏng vấn và thời gian chờ đợi được yêu cầu bởi chính quyền thành phố hay tỉnh thành.

HỢP PHÁP HÓA BẢN ÁN LY HÔN:
Đối với những người đã từng ly hôn ở ngoài nước Việt Nam, phải có bản án ly hôn được chứng thực và hợp pháp hóa bởi Lãnh Sự Quán hoặc Đại Sứ Quán Việt  Nam trước khi được sử dụng ở Việt  Nam .

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thông thường mất khoảng 2 đến 3 tuần để thu thập giấy tờ và hoàn thành bộ Công Hàm Độc Thân. Thời gian chờ đợi để nộp hồ sơ cho đến khi phỏng vấn và nhận được giấy hôn thú là trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, có thể thay đổi phụ thuộc vào mỗi tỉnh thành khác nhau. Xin vui lòng liên lạc với văn phòng chúng tôi trước khi lên kế hoạch về Việt  Nam để kết hôn.

2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VIỆTNAM
Khi quý vị có Bộ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân, chúng tôi sẽ gửi về văn phòng của chúng tôi tại Việt Nam truớc khi quý vị về Việt  Nam hoặc giao cho quý vị để quý vị cầm về Việt  Nam. Quý vị phải nộp tất cả các giấy tờ cần thiết cho chính quyền địa phương cùng với đơn xin đăng ký kết hôn. Quý vị và vợ/chồng phải tham dự phỏng vấn tại chính quyền địa phương và phải đợi một khoảng thời gian trước khi chính quyền cấp giấy hôn thú. Quý vị và vợ/chồng phải có mặt để ký vào giấy hôn thú ngay khi được cấp.

Đối với những người đã ly hôn ở nước ngoài, trước tiên quý vị phải xin ghi chú ly hôn ở Việt Nam trước khi bắt đầu quá trình nộp đơn xin kết hôn. Tiến trình này mất 3 tuần để hoàn thành.

Văn phòng di trú FCG tại Việt Nam có thể giúp quý vị về tiến trình xin ghi chú ly hôn cũng như nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch phù hợp cho quý vị trong thời gian ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của quý vị và vợ/chồng với chính quyền địa phương.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Đối với những người có tiến trình chứng thực ly hôn, phải gửi bản án ly hôn được hợp pháp hoá cho vợ hoặc chồng ít nhất 1 tháng trước khi về Việt  Nam. Thời gian yêu cầu để đăng ký kết hôn ở Việt  Nam là 25 – 50 ngày tuỳ thuộc vào từng thành phố hay tỉnh thành. Vui lòng liên lạc trước với văn phòng chúng tôi để lên kế hoạch phù hợp với chuyến đi của quý vị.

3. NỘP ĐƠN BẢO LÃNH VỚI SỞ DI TRÚ MỸ:
Sau khi quý vị và vợ/chồng quý vị được cấp giấy chứng nhận kết hôn, quý vị có thể nộp đơn bảo lãnh vợ chồng của quý vị với Sở Di Trú Hoa Kỳ. Sau khi được chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh vợ chồng của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi vợ/chồng của quý vị được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà vợ/chồng quý vị đang sống.

Văn phòng chúng tôi sẽ giúp quý vị hoàn thành hồ sơ bảo lãnh vợ chồng theo yêu cầu của Sở Di Trú Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị cho đến khi hồ sơ được chấp thuận trong khoảng thời gian Sở Di Trú xét hồ sơ. Đồng thời chúng tôi cũng cập nhật thông tin thường xuyên đến quý vị. Nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng hay tài liệu gì, chúng tôi cũng sẽ giúp quý vị chuẩn bị những giấy tờ yêu cầu cần thiết để bổ sung. Văn phòng chúng tôi cũng sẽ thu thập tất cả giấy tờ cần thiết hay chữ ký của vợ/chồng quý vị để hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh nhanh nhất.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi cho đến khi hồ sơ bảo lãnh vợ chồng được Sở Di Trú chấp thuận phụ thuộc vào mỗi thời điểm. Tuy nhiên, thông thường thì mất khoảng 4 – 6 tháng.

Phí nộp hồ sơ cho Sở di trú (USCIS): 420$

4. BẢO TRỢ TÀI CHÁNH VÀ THỦ TỤC TẠI TRUNG TÂM CHIẾU KHÁNG QUỐC GIA (NVC)
Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC) để được cứu xét.  Người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chánh và những giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo lãnh. NVC sẽ hoàn thành hồ sơ của quý vị và lên lịch phỏng vấn tại lãnh sự quán Mỹ ở Sài gòn, Việt nam.

Văn phòng của chúng tôi ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam sẽ chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết để nộp vào NVC sớm nhất và theo dõi hồ sơ của quý vị tại NVC cho đến khi nhận được giấy hẹn phỏng vấn.

BẢO TRỢ TÀI CHÁNH
Người bảo lãnh cho vợ/chồng phải hoàn thành bộ bảo trợ tài chánh cho thấy rằng đương đơn có thể sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn đó.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chánh cho đến khi phỏng vấn là từ 3 – 6 tháng.

Phí trả NVC: 88$ cho người bảo lãnh và 230$ cho đương đơn

NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM YÊU CẦU THUẾ THU NHẬP
https://uscis.gov/files/form/i-864p.pdf

5. PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỰ QUÁN:
Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình bảo lãnh vợ / chồng. Vợ / chồng của quý vị phải chứng minh được mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình là thật. Vợ / chồng của quý vị phải sẵn sàng trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của Viên Chức Lãnh Sự và đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình. Văn phòng ở Việt Nam của chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả những câu hỏi và bằng chứng có liên quan đến buổi phỏng vấn cho Vợ / Chồng của quý vị.

6. THỦ TỤC KHIẾU NẠI VỚI SỞ DI TRÚ – NẾU HỒ SƠ BỊ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MỸ TỪ CHỐI
Nếu đơn bảo lãnh cho vợ chồng quý vị bị Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam từ chối, đơn bảo lãnh này sẽ bị trả về Sở Di Trú Mỹ. Sau khi Sở Di Trú Mỹ xem xét đơn bảo lãnh mà Lãnh Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam trả về, họ sẽ gởi cho quý vị 1 lá thư cho phép quý vị có cơ hội để khiếu nại quyết định này của Lãnh Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam.

Văn phòng chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị thư khiếu nại cùng với các tài liệu bổ sung để đáp lại thư yêu cầu của Sở Di Trú. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị để chắc chắn rằng hồ sơ của quý vị sẽ được xem xét trong khung thời gian tiến hành của Sở Di Trú. Đồng thời nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng, chúng tôi sẽ  giúp quý vị chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn tất để nộp cho Sở Di Trú.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:  877-DI-TRÚ-MỸ

Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ / chồng sang Mỹ tôi cần phải có những điều kiện gì?
Đáp: Bạn phải là công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân (thẻ xanh), bạn và vợ/chồng bạn phải có đăng ký kết hôn và bạn phải đủ điều kiện tài chánh được quy định bởi Sở Di Trú.

Hỏi : Thời gian để tôi bảo lãnh vợ/chồng sang tới Mỹ là bao lâu ?

Đáp : Thông thường thì thời gian bảo lãnh vợ chồng khoảng từ 8 – 12 tháng

Hỏi : Tôi có thẻ xanh thì có bảo lãnh vợ sang Mỹ được không ?

Đáp : Có. Bạn có thẻ xanh vẫn có thể bảo lãnh vợ sang mỹ được.

Hỏi: Tôi hiện tại đang thất nghiệp nên không thể chứng minh tài chính được, vậy tôi có thể bảo lãnh vợ sang mỹ được không?

Đáp : Được. Bạn có thể bảo lãnh vợ của bạn sang Mỹ. Trường hợp bạn không có công việc làm và không có tài sản gì thì bạn có thể nhờ người có thể chứng minh tài chính đứng ra đồng bảo trợ với bạn. Người này không bắt buộc là người thân, họ hàng của bạn nhưng người này phải có trách nhiệm về tài chính với vợ của bạn đối với chính phủ Mỹ.

Hỏi : Tôi có quốc tịch Mỹ. Tôi quen với một người qua Mỹ theo diện du lịch với visa du lịch là 1 năm. Chúng tôi mới đăng ký kết hôn ở Mỹ. Visa du lịch của vợ tôi  chưa hết hạn. Nếu tôi nộp đơn xin bảo lãnh vợ, vợ tôi có phải trở về Việt Nam không?

Đáp : Không. Nếu vợ của bạn qua Mỹ một cách hợp lệ như bằng visa du lịch, du học, hay business rồi kết hôn với bạn là công dân Mỹ. Trường hợp này, bạn có quyền nộp đơn xin bảo lãnh vợ/chồng cùng lúc với đơn xin thẻ xanh. Và vợ của bạn có quyền được ở lại.

Hỏi : Tôi muốn bảo lãnh vợ sang Mỹ thì cần những giấy tờ gì và vợ tôi cần những giấy tờ gì?

Đáp : Người bảo lãnh cần có copy hộ chiếu, thẻ xanh hoặc bằng quốc tịch. Hình thẻ (kích thước 2inch x 2inch). Giấy tờ chứng minh thu nhập (thuế, xác nhận việc làm …), hôn thú của hai vợ chồng. Người được bảo lãnh cần có bản sao khai sinh, hình thẻ (2inch x 2inch), lý lịch tư pháp.

Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ từ Việt Nam qua Mỹ theo diện vợ chồng. Vợ của tôi hiện tại có một đứa con đang du học tại Mỹ (hiện tại 18 tuổi 4 tháng). Vậy xin hỏi người con này có được quyền ở lại Mỹ không?

Đáp: Nếu anh và vợ của anh (mẹ của cháu) kết hôn lúc cháu dưới 18 tuổi thì anh có thể bảo lãnh cho cháu ở lại Mỹ và có thẻ xanh luôn. Nếu anh kết hôn sau khi cháu 18 tuổi thì anh không bảo lãnh được. Anh nên làm theo diện Fiance để cháu có thể đi theo hồ sơ của mẹ.

Source: baolandduhoc.com

Việt Kiều cưới vợ Việt Nam và các câu chuyện đáng thương

Làm sao mấy cô biết được anh là người thành đạt trong khi có nhiều chàng ở bên này về hẹn hò cho đã rồi bắt người ta chờ nữa, rồi cuối cùng có cưới hay bảo lãnh người ta qua bên này đâu.
>Tôi ảo tưởng hay phụ nữ bây giờ thiếu kiên nhẫn?

Việt Kiều cưới vợ

Việt Kiều cưới vợ

From: CN Le
Sent: Monday, May 17, 2010 7:44 AM

Chào anh Khánh Hưng,

Đọc tâm sự của anh tối thứ bảy, định viết vài dòng cho anh nhưng không biết viết sao cho rành mạch vì có những lúc em bất chợt quên hẳn tiếng Việt vì cũng đã xa quê hương gần 16 năm rồi. Mặc dù cố gắng giữ lấy tiếng mẹ đẻ, nhưng em ít khi viết tiếng Việt sau từng ấy năm trời nên em nghĩ sẽ có nhiều sai sót trong những lời em viết cho anh. Em mong anh và độc giả thông cảm nhé.

Em rất hiểu những gì anh đang trăn trở. Giá như anh không phải là người đàn ông thành đạt và cẩn thận thì có lẽ anh sẽ tìm được một mái ấm gia đình dễ dàng hơn. Anh không sai trong vấn đề này, nhưng em được biết đa số đàn ông về Việt Nam cưới vợ là không thành đạt hay mơ được lấy vợ trẻ đẹp, chiều chuộng mà họ không thể có cơ hội tìm được ở Mỹ vì họ nghĩ không có gì để mất nếu có ly dị.

Có nhiều cặp hạnh phúc và cũng có nhiều cặp không được hạnh phúc. Hạnh phúc hay không tùy thuộc vào người con gái muốn lấy chồng ngoại với mục đích gì. Có nhiều người vì tình yêu thật sự nhưng có lẽ rất ít vì làm sao có thể gọi là tình yêu khi chỉ gặp 1-2 lần rồi làm đám cưới một cách chóng vánh như thế được.

Em có biết nhiều trường hợp mấy anh về Việt Nam lấy vợ dở khóc, dở cười. Em sẽ kể anh nghe 2 câu chuyện này nhé.

Em có người anh bà con có người yêu ở Việt Nam. Gia đình ngăn cản không cho anh quen người ở Việt Nam vì sợ họ qua cầu rồi rút ván chỉ vì anh là người tàn tật. Anh này có vẻ rất thương yêu và mê đắm cô này lắm. Theo anh kể thì cô này nói rất là thương yêu anh. Ai cũng nghi ngờ cô này vì nếu anh là người bình thường thì còn dễ hiểu. Bất chấp gia đình ngăn cản anh cũng về Việt Nam cưới cô này và có một đứa con.

Khi gia đình anh nghe cô có con thì hối thúc bảo lãnh cô này qua Mỹ nhưng sao anh không chịu làm. Gia đình la, chửi anh này phải có trách nhiệm với mẹ con cô ta. Em cũng ngồi khuyên anh không nên bỏ vợ con ở Việt Nam như thế thì anh mới tâm sự rằng có lần tình cờ anh nghe cô này nói chuyện với cậu cô ta.

Cậu cô ta hỏi hết Việt Kiều rồi sao lại lấy anh tàn tật. Cô này mới trả lời chỉ mượn anh này để được qua Mỹ thôi. Anh này không thể ngờ rằng người mà nói thương yêu anh vì anh không được gặp may mắn lại như vậy. Em nghe anh kể thì cũng không biết phải khuyên sao cả vì chắc chắn qua bên này cô ta sẽ bỏ anh mà thôi.

Chỉ biết em và anh của em biết được bí mật của anh này chứ gia đình anh không hề biết vì anh vẫn thương cô này, nhưng không dám bảo lãnh mà chỉ cung cấp tiền bạc và một năm về thăm 2 lần. Anh nói thà chịu mọi người chửi anh vô trách nhiệm với con mà còn có vợ và con, còn hơn bảo lãnh qua mất cả vợ và con.

Câu chuyện thứ hai là một người bạn trung học được chồng về cưới. Cô này là giáo viên dạy Anh ngữ. Cha mẹ anh chấm cô này vì cô mướn phòng cha mẹ anh này thành ra họ cũng có thể biết được cô này sống như thế nào mới dám giới thiệu cho con trai mình. Anh này về coi mặt và quyết định cưới nhau một cách chóng vánh và bảo lãnh cô này sang Mỹ.

Mọi người đi dự đám cưới của cô này về ai cũng chê anh này thiếu cách cư xử. Làm như cưới cô này là ban thưởng vậy. Ngày đám cưới mà không mặc một bộ đồ cho đàng hoàng mà mặc áo thun ba lỗ đi cưới vợ vì lý do trời nóng. Còn nhiều nhiều điều chê nữa trong tiệc cưới tưởng chừng ai cũng muốn bỏ về ngay lập tức. Cô này nói như thế này “hy sinh đời chị để củng cố đời em”.

Khi qua Mỹ cô mới biết anh này ham chơi, nhậu nhẹt và còn nợ nần. Trình độ quá chênh lệch nên rất khó khăn trong bước đầu sống chung. May thay cô này là người biết chấp nhận nên không bỏ chồng. Chồng tốt hay xấu cũng là chồng của mình và lại mang ơn anh này nhờ có anh mà cô này được sang Mỹ đi làm rồi giúp đỡ cha mẹ có nhà cao cửa rộng và nuôi các em đi học thành tài mà cô này biết rằng nếu lấy chồng ở Việt Nam thì khó mà giúp đỡ được gia đình như vậy. Nói chung cô này sống trọn vẹn với chồng con và đã thực hiện điều mà cô muốn làm cho gia đình cha mẹ.

Nếu như ai cũng sống giống như cô bạn mình thì có lẽ mấy anh bên Mỹ không phải băn khoăn hay sợ và mạnh dạn hơn trong vấn đề trở về Việt Nam lấy vợ để mấy chị em ta ít phải làm dâu xứ Hàn, Trung Quốc, Đài Loan…

Lấy vợ hay chồng ở xa giống như đánh một ván cờ nhưng mà ai cũng biết mục tiêu của mình là gì mà thôi. Giống như anh, anh biết tại sao anh muốn cưới vợ ở Việt Nam chứ em không tin với người thành đạt như anh lại không thể tìm được một người vợ ở Mỹ mà theo em được biết có vẻ đỡ vất vả trong vấn đề tìm hiểu và dù sao đi nữa cô ta cũng biết được cuộc sống ở Mỹ là như thế nào rồi.

Cách đây 3 năm em vẫn không đồng ý với nhiều người chỉ gặp nhau vài lần là nghĩ tới chuyện lập gia đình. Em tự hỏi làm sao họ có thể hiểu được lẫn nhau trong vòng mấy tháng như vậy. Liệu họ có được hạnh phúc hay không? Nhưng một năm trở lại đây em lại thấy nhiều khi lấy nhau chóng vánh như vậy mà cũng hay. Họ đã đủ chín chắn để xây đắp cho mình một gia đình. Họ biết họ cần tìm những gì họ muốn cần trong người phối ngẫu của họ ngay từ đầu. Họ thẳng thắng với nhau.

Họ không còn trẻ nữa để tìm hiểu nên họ thống nhất với nhau góp gạo thổi thành cơm, mặc dầu tình yêu chưa đủ chín muồi. Em được biết có 3 cặp vợ chồng gặp nhau tại Mỹ không quá 6 tháng là họ quyết định làm đám cưới và hiện giờ họ có những đứa con xinh xắn. Họ rất hạnh phúc. Chính họ đã thay đổi quan niệm sống của em.

Không hẳn thời gian tìm hiểu dài là mình có thể hiểu được nhau. Giống như em, em cũng có mối tình đầu khi vừa xong cấp 3. Quen biết nhau cũng gần 4 năm rồi tụi em phải xa nhau để được đoàn tụ với ba. Ra đi có nhiều hứa hẹn phải quay về, nhưng khi đến Mỹ không giống như em tưởng. Mấy năm đầu quá vất vả nên em buông tay với mối tình đầu.

Rồi 6 năm trở lại có dịp về VN tình cờ gặp lại tình xưa rồi lại nối tình xưa. Em có ý định bảo lãnh qua bên này nhưng lại bị gia đình phản đối. Em lại quá nhu nhược hay nói đúng hơn tình yêu không đủ mạnh nên đành thôi, chia tay lần nữa. Tính ra mối tình này cũng gần 10 năm nhưng có lẽ vì xa mặt cách lòng. Hồi ấy còn trẻ nên chẳng thấy mình bỏ phí thời gian như vậy.

Mối tình thứ hai cũng hơn 6 năm trời. Học xong đại học thì 2 người ra mở kinh doanh. Dĩ nhiên vốn liếng thì anh chịu. Em chỉ bỏ công sức ra mà thôi. Em cứ ngỡ 2 đứa sẽ thành nên không hề có một chút phòng thủ cho mình. Chỉ một câu nói từ anh như thế này “Anh rất hạnh phúc vì có em bên anh trong những lúc khó khăn nhất. Anh thật sự cám ơn em” mà em lại tin tưởng anh ta một cách tuyệt đối.

Hồi mới quen anh, anh gặp rất nhiều khó khăn nên em luôn là nguồn động lực. Em luôn động viên anh trong kinh doanh. Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt thì em càng thấy xa cách anh hơn. Rồi chuyện gì đến đã đến. Chúng em chia tay nhau vì anh không còn là người mà em từng yêu. Bao nhiêu lần chia tay rồi anh năn nỉ làm em lại mềm lòng. Trong thời gian chia tay ấy có nhiều anh muốn đến với em nhưng vì anh mà em không đến với họ.

Cuối cùng có nhiều chuyện làm em không thể tha thứ cho anh và em quyết định chia tay dứt khoát và không còn muốn thấy hay liên lạc với anh nữa. Chỉ có một điều 2 mối tình đã lấy mất tuổi thanh xuân của em mất rồi. Lỗi tại em khi biết không hợp mà không dứt khoát, quá mềm lòng cứ cho người ta quá nhiều cơ hội để sửa sai vì em nghĩ không ai là hoàn hảo cả. 34 tuổi mà em lại quyết định chia tay mặc dầu em biết có thể hết cơ hội tìm cho mình một người khác.

Giờ em đã 36 tuổi rồi, cái tuổi quá đủ chín chắn để tìm vui trong bổn phận nên em không muốn có một mối tình mà phải tìm hiểu lâu dài phí tuổi thanh xuân của mình nữa. Trong vòng mấy tháng mà em cảm thấy không hợp thì không muốn làm quen nữa. Cảm giác của em khi nào cũng đúng nhưng em lại hay đi làm trái với cảm giác của em nên mới ra như vậy.

Qua cách cư xử hay nói chuyện mình có thể đánh giá đối phương là người như thế nào rồi. Đơn giản 2 bên tôn trọng nhau là OK rồi. Vậy mà anh bạn trai của em lại không đồng ý. Muốn tìm hiểu lâu dài hơn nữa. Quen nhau 8 tháng trời mà em lại không hề biết gì về anh thì có được bình thường không đây. Anh nói còn quá sớm để biết gia đình và bạn bè của anh. Thậm chí em không hề biết nhà anh ở đâu nữa. Anh có vẻ là một người khá đàng hoàng vì anh chưa một lần lợi dụng xác thịt, nhưng em lại không hiểu sao anh lại muốn giấu em với tất cả mọi người anh biết.

Nhiều người lại hỏi em tại sao nhìn em thì không ai nghĩ đã 36 tuổi lại dễ thương, lo làm ăn, không đua đòi lại không tìm được cho mình một bờ vai nương tựa. Đã 2 lần em đã nói chia tay với anh nhưng anh không muốn chia tay. Em cảm nhận rằng cuộc tình này chẳng đi về đâu vậy thì tại vì sao em lại không dứt khoát? Nhiều lần anh nói em không có gì để anh phải chê và chưa một lần đòi hỏi gì ở anh hay thậm chí chưa gây khó dễ cho anh. Anh chỉ nói còn quá sớm để em biết gia đình anh. Vậy thôi!

Từ câu chuyện tình em kể cho anh, nếu anh là em thì anh sẽ làm sao? Thành ra em nghĩ không hẳn người con gái ở Việt Nam thiếu kiên nhẫn đâu anh ơi. Phải chăng họ chưa thật sự tin tưởng anh có chắc về cưới họ mà bắt họ chờ anh trong khi đa số mấy chàng bên Mỹ về VN lấy vợ cũng cưới một cách chóng vánh. Làm sao mấy cô biết được anh là người thành đạt trong khi có nhiều chàng ở bên này về hẹn hò cho đã rồi bắt người ta chờ nữa, rồi cuối cùng có cưới hay bảo lãnh người ta qua bên này đâu.

Có nhiều người con gái bị lỡ làng cũng vì mấy anh chàng Việt kiều. Thành ra không thể trách họ được khi anh chưa tạo được niềm tin nơi họ. Có nhiều khi anh kể cuộc sống bên này cho họ hiểu chắc gì họ đã hiểu thật sự. Anh muốn lấy vợ phương xa thì phải chịu thiệt thòi là không được tìm hiểu kỹ càng cho lắm. Một năm gặp một lần thì quá ít để hiểu nhau nhưng phải chịu thôi vì anh cũng có việc làm của anh nữa. Nói chung anh phải tạo niềm tin và cho họ hiểu là anh serious với họ mới được. Nói tóm lại vợ chồng cũng có duyên số nữa.

Em hy vọng sẽ có nhiều độc giả góp ý cho anh để anh sớm tìm được bến đỗ. Chúc anh sớm tìm được hạnh phúc anh nhé.

CN

Thủ tục người nước ngoài hay Việt Kiều cưới vợ và đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký kết hôn

Khoản 1 và Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của  Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006. Theo đó, hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

– Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

Ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Thủ tục nộp, nhận hồ sơ

Điều 14, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.

Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.

Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung theo Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP quy định như sau:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

– Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

– Niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì UBND cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp.

– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ.

Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 1 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trường hợp ông Chen Wenqian công dân Trung Quốc muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam, thì hai bên nam, nữ cần phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định nêu trên rồi nộp hồ sơ và lệ phí tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hộ khẩu thường trú, hoặc đăng ký tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam để thực hiện đăng ký việc kết hôn.

Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND  tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn.

Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Luật sư Trần Văn Toàn

Thủ tục bảo lãnh Vợ chồng ở Canada

Canada không còn cho bảo lãnh diện Fiancée từ năm 2002. Do đó, đối với một đôi tình nhân, giải pháp duy nhất là bảo lãnh diện vợ chồng. Có hai diện bảo lãnh vợ chồng : bảo lãnh vợ chồng ở nườc ngoài và bảo lãnh vợ chồng đang ở Canada.

bảo lãnh Vợ chồng ở Canada

bảo lãnh Vợ chồng ở Canada

Ở đây, tôi xin nói về diện bảo lãnh vợ chồng ở nước ngoài, cụ thể là bảo lãnh vợ chồng ở Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam thì người nước ngoài muốn đăng ký kết hôn ở Việt Nam phải làm đầy đủ những giấy tờ như giấy chứng nhận độc thân (do chính quyền tỉnh bang cấp), giấy cam đoan độc thân và giấy khám sức khỏe tâm thần.

Nhiều người nhờ dịch vụ làm những giấy tờ đó để cầm về Việt Nam làm đăng ký kết hôn. Tuy nhiên không hiểu vì lý do nào nhiều dịch vụ lại không dặn người ta là về Việt Nam sau khi nhận giấy đăng ký kêt hôn ở Sở tư pháp nên cùng người hôn phối điền những mẫu đơn xin di dân vào Canada gồm Application for Permanent Residence in Canada, Schedule 1 – Background, Additional Family Information, Sponsored Spouse/Partner Questionnaire và Use of a Representative. Mẫu sau cùng chỉ cần điền nếu người hôn phối của bạn muốn lựa chọn một người trung gian để liên lạc với giới thẩm quyền. Người trung gian đó không nhất thiết là luật sư. Người đó có thể là người thân trong gia đình hoặc bạn bè.

: Bạn có thể tải những mẫu đơn Application for Permanent Residence in Canada, Schedule 1 – Background, Additional Family Information, Sponsored Spouse/Partner Questionnaire và Use of a Representative ở trang Web https://cic.gc.ca của Bộ Quốc tịch và Di trú Canada (Citizenship and Immigration Canada). Bạn phải có phần mềm Acrobat Reader thì bạn mới đọc được những mẫu đơn đó. Bạn có thể tải miễn phí Acrobat Reader ở trang Web https://adobe.com. Nếu bạn biết tiếng Anh thì bạn giúp người hôn phối điền những mẫu đơn đó. Nếu bạn không biết tiếng Anh thì bạn có thể đi cùng người hôn phối đến IOM (International Organization for Migration) để nhờ nơi đây giúp điền đơn hộ. IOM hướng dẫn rất tận tình mà lệ phí lại thấp hơn ở những văn phòng tư vấn khác. IOM có hai văn phòng ở Việt Nam là :

*Tại Hà Nội:*

Khách sạn Horison
40 Cát Linh, Tầng trệt
Quận Đống Đa
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 4 7366258
Fax:(+84) 4 7366259
Email: hanoi@iom.int

*Tại TPHCM:*

1B Phạm Ngọc Thạch
Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84) 8 8222057, 8222058
Fax:(+84) 8 8221780
Email: hochiminh@iom.int

Sau khi người hôn phối của bạn điền và ký tên những mẫu đơn nói ở trên, bạn cầm trở qua lại Canada cùng với những giấy tờ của người hôn phối như giấy khai sanh, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, lý lịch tư pháp và biên nhận khám sức khỏe, hình ảnh và thư từ liên lạc giữa hai người, v.v… Ở đây, tôi chỉ nói đến những cặp vợ chồng không có con riêng đi theo. Có con riêng đi theo thì phải có thêm giấy tờ của đứa con riêng.

Muốn có biên nhân khám sức khỏe thì bạn nên liên hệ với IOM để IOM giới thiệu đi khám sức khỏe. Không có biên nhận khám sức khỏe hay lý lịch tư pháp thì Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga (Case Processing Centre – Mississauga) sẽ gởi trả lại bạn hồ sơ bảo lãnh.

Về đến bên Canada, bạn điền bộ đơn xin bảo lãnh của bạn gồm có những mẫu đơn Application to Sponsor and Undertaking, Sponsorship Agreement, Sponsor Questionnaire, Financial Evaluation, và Document Checklist Xin lưu ý là những người ở tỉnh bang Quebec không cần phải điền hai mẫu Sponsorship Agreement và Financial Evaluation. Những người sống ở tỉnh bang Quebec sẽ nhận được những mẫu đơn phải điền do Bộ Di trú và Quan hệ Cộng đồng của Quebec gửi tới khi họ nhận được bản sao hồ sơ bảo lãnh của bạn do Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga chuyển đến cho họ.

Sau khi điền xong bộ đơn xin bảo lãnh, bạn gởi tất cả (bộ đơn bảo lãnh của bạn + bộ đơn xin di dân vào Canada của người hôn phối) cho Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga theo địa chỉ:

*Case Processing Centre – Mississauga*
P.O. Box 3000, Station A
Mississauga ON L5A 4H6

Có những người đến nhờ tôi giúp họ điền đơn xin bảo lãnh, nhưng khi tôi điền xong và hỏi họ giấy tờ của người bên Việt Nam đâu để nhập vào chung và gởi đi cho Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga thì đa số cho biết là không có mang theo lúc trở lại Canada vì không thấy dịch vụ Việt Nam bên Canada nhắc đến. Những sự việc như vậy làm chậm thời gian bảo lãnh, vì người bên Canada phải chờ người hôn phối bên Việt Nam gởi giấy tờ qua mới gởi bộ hồ sơ bảo lãnh đi được.

Thông thường, khoảng một tháng trước khi người bên Canada về Việt Nam, người hôn phối bên Việt Nam có thể đi xin hộ chiếu và lý lịch tư pháp để người bên Canada ngày rời khỏi Việt Nam có mà mang theo với mình về Canada. Biên nhận khám sức khỏe thì thường phải có giấy đăng ký kết hôn thì IOM mới giới thiệu đi khám sức khỏe và cấp biên nhân khám sức khỏe.

Người bên phía Việtnam cần làm gì

Mỗi quốc gia có luật lệ riêng của nó áp dụng cho công dân của mình kết hôn với một người từ một quốc gia khác nhau. Kết hôn với một công dân Việt Nam với mục tiêu là đưa họ đến Canada để sống là một quá trình với nhiều bước. Chính phủ Việt Nam đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về người nước ngoài kết hôn với Việtnam như là một cách gián tiếp cho công dân nản lòng, không muốn di chuyển sang các nước khác. Vì hiên nay có quá nhiều người, giàu có, nghèo có đều muốn định cư các quốc gia tiên tiến để sống và lập nghiệp.

Bạn phải chứng minh cho chính phủ Việt Nam rằng người chồng hay vợ hiện không kết hôn với bất cứ ai khác hay bạn không bao giờ phạm bất kỳ tội phạm ở Việt Nam. Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp các tài liệu khác nhau bao gồm các giấy chứng nhận, giấy độc thân, đơn tài trợ, v.v. cho chính phủ quốc gia mẹ tại Việt Nam hoặc thông qua đại sứ quán Việt Nam.

Tài liệu cần thiết của vị hôn phu của Canada

Bản gốc Affidavit of Marriage Status (tình trạng hôn nhân) (có thời hạn 3 tháng kể từ ngày ban hành) đã ban hành ở Canada hoặc do Đại sứ quán Canada tại Việt Nam.
Bản gốc hộ chiếu Canada hợp lệ
Giấy khai sinh
Bản gốc giấy chứng tử của người đã qua đời nếu góa bụa
Bản gốc giấy ly dị hoặc bãi bỏ các giấy tờ nếu ly dị
Giấy chứng nhận hôn nhân
Giấy chứng nhận y tế

Tài liệu bắt buộc của hôn phu tai Việtnam

Bộ bảo Tình trạng hôn nhân
Bản sao CMND, hộ khẩu và giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm thời
Giấy khai sinh
Giấy chứng tử gốc của người đã qua đời nếu góa
giấy tờ Nghị định / bãi bỏ ly dị nếu ly dị
Giấy chứng nhận y tế

Bạn nên kiễm tra lại bằng cách gọi nhân viên di trú tại Việtnam để biết thêm chi tiết và gỡi bằng cách nào.

——————–

Source: thoibao-online.com

Bảo lãnh con thơ không khai trong hồ sơ
TUESDAY, 20 MARCH 2012 11:16 THƯ TÍN
Hỏi:
Ontario ngày 19/01/2012
Kính hai bác Bút Bi,
Cháu hiện đang sống ở Ontario, xin hai bác giải đáp giúp cháu những thắc mắc sau:
Chồng cháu bảo lãnh cháu qua đây được ba năm. Cháu có một bé gái, giờ được 7 tuổi. Trước kia khi làm giấy tờ vì hoàn cảnh cháu không khai con cháu vào hồ sơ. Nay cháu và chồng cháu đã ly dị, cháu sống một mình nên muốn làm giấy bảo lãnh cho con cháu. Cháu phải làm những gì? Mong hai bác giúp cháu.
Cháu nghe mọi người nói bây giờ Sở Di trú tạm ngừng nhận hồ sơ bảo lãnh trong vòng 3 năm, có phải không hai bác?
Kính mong hai bác cho cháu lời khuyên. Cháu chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe hai bác.
H. Trần

Trả lời:
Trường hợp của cô lập gia đình, định cư tại Canada qua diện gia đình, bảo lãnh phối ngẫu và không khai báo con nhỏ vào đơn xin định cư tại Canada rất phổ thông trong cộng đồng Việt Nam nói riêng và di dân vào Canada nói chung vì nhiều lý do khác nhau.
Như nhiều quốc gia dân chủ, tự do và giàu mạnh trên thế giới; chính phủ Canada điều hành mọi vấn đề quốc gia liên quan đến di dân, ngoại giao, kinh tế, chính trị, bang giao thế giới…, căn cứ trên nền tảng của các đạo luật, điều lệ thông qua quốc hội liên bang, tỉnh bang. Trong những năm gần đây, luật Di Dân được thay đổi rất nhiều và chính phủ Canada nhắc nhở nhân viên hữu trách tại hải ngoại cùng như giới chức thẩm quyền tại Canada giải quyết vấn đề di dân theo sự qui định trong đạo luật Immigration and Refugee Protection Act (IRPA), các điều lệ (regulations) liên quan đến luật IRPA.
Ngoại trừ một số người xin ty nạn, di dân định cư tại Canada dưới diện bảo lãnh gia đình, đầu tư, tay nghề… đều phải đệ trình Đơn Xin Thường Trú Tại Canada (Application For Permanent Residence in Canada), IMM 0008, Generic.
Trong mục Details of Family Members (trang 02), chính phủ Canada khẳng định một cách rõ ràng là đương đơn phải liệt kê những thành viên trong gia đình như: người phối ngẫu, bạn đời sống chung, tất cả con lệ thuộc chung hay riêng không phải là thường trú nhân hay công dân Canada có ĐI THEO định cư tại Canada hay KHÔNG ĐI THEO.
Ngoài ra, trong phần chỉ dẫn điền đơn, chính phủ Canada nhắc nhở đương đơn xin định cư thường trú tại Canada phải liệt kê tất cả những thành viên trong gia đình như vợ/chồng, con lệ thuộc chung hay riêng tư, đệ trình giấy tờ cần thiết và hoàn tất thủ tục khám sức khỏe không căn cứ theo chuyện Đi Theo hay Không Đi Theo.
Phần hướng dẫn cũng nhấn mạnh: thành viên gia đình không khai báo, không được xem xét, thông qua khám sức khỏe, hoàn tất thủ tục đòi hỏi có thể không được phép bảo lãnh và định cư tại Canada trong tương lai.
Ngoài ra, Bộ Di Dân và Công Dân Vụ cảnh cáo đương đơn không khai tất cả thành viên trong gia đình và hoàn tất thủ tục đòi hỏi ĐƯA ĐẾN vấn đề đương đơn không thành thật, cung cấp các tin tức, dữ kiện chính xác VÀ đương đơn có thể không được phép định cư vào Canada hay có thể bị trục xuất trong tương lai.

Hiển nhiên, chuyện cô không khai báo con riêng tư khi làm thủ tục định cư tại Canada theo qui định của luật IRPA là một sự vi phạm luật Di Dân Canada và cuộc tình đổ vỡ, đã ly dị chỉ trong thời gian 03 năm không tạo ấn tượng tốt đẹp về sự liêm chính, chân thật trong vấn đề Lập Gia Đình với cư dân Canada.
Vấn đề bảo lãnh gia đình dưới diện vợ chồng, con lệ thuộc đi theo không có sự thay đổi trong nhiều năm qua và thời gian chờ đợi có thể từ 06 tháng đến vài năm (trung bình 01 năm) tùy theo sự may mắn, liêm chính trong mối quan hệ gia đình.

Sau đây là phần trả lời các câu hỏi của cô:

1. Bảo lãnh con riêng lệ thuộc không khai trong hồ sơ:
Thông cảm với hoàn cảnh của cô và cháu bé 07 tuổi đáng thương xa cách mẹ 03 năm qua. Tuy nhiên, cô không thể bảo lãnh cô con gái 07 tuổi dưới diện gia đình ưu tiên, bảo lãnh người phối ngẫu, con lệ thuộc vì cháu bé không có tên trong đơn xin định cư tại Canada của cô, được xem xét, thông qua thủ tục khám sức khỏe.
Nếu cô đệ đơn xin bảo lãnh cháu bé, giới hữu trách Di Dân tại Mississauga (CIC-M) sẽ từ chối đơn xin bảo lãnh của cô và đơn xin định cư của cháu bé vì không có tên trong danh sách thành viên trong gia đình không đi theo nằm trong hồ sơ xin định cư của cô theo chồng trước đây.
Ngoài ra, giới chức Di Dân sẽ gởi một lá thư cho biết đang tiến hành thủ tục TRỤC XUẤT cô với lý do khai hồ sơ không đúng, gian lận.
Một số người cùng hoàn cảnh như cô, không bảo lãnh được con riêng không khai báo và tốn kém trong việc dùng dịch vụ pháp lý chống lại quyết định trục xuất do vấn đề nhân đạo hay nhiều lý do khác.
Cô tạm quên việc bảo lãnh và cháu bé làm đơn xin định cư tại Canada cho đến khi cô trở thành công dân Canada.
Lý do đơn giản là công dân Canada là công dân Canada và hầu như không bị trục xuất khỏi Canada, và chờ đợi luật Di Dân thay đổi mới cho phép một số đặc lệ!

2. Tạm ngừng bảo lãnh 03 năm:
Giả định, cô có khai báo và hoàn tất thủ tục đòi hỏi cho cháu bé vào thời điểm cô định cư tại Canada, cô không gặp khó khăn trong vấn đề bảo lãnh cháu bé do bảo lãnh con lệ thuộc là diện gia đình ưu tiên nhất.
Kể từ 05/11/2011, cơ quan Di Dân CIC tạm ngưng nhận đơn bảo lãnh ông bà, cha mẹ, con lệ thuộc đi theo trong thời gian 24 tháng để giải quyết số hồ sơ tồn đọng tại trung tâm CIC-M và không có sự tạm ngưng nhận đơn xin bảo lãnh người phối ngẫu/bạn đời, con lệ thuộc…

3. Nhận xét:
Thành thật là phương cách tốt nhất đương đầu với vấn đề bảo lãnh, xin định cư tại Canada vì thành thật, liêm chính vẫn là chứng cớ cần thiết trong vấn đề khiếu nại các quyết định từ chối của giới hữu trách về di dân.
Chuyện bảo lãnh con thơ không khai báo trong đơn định cư tại Canada khó thành công và hệ quả cô có thể bị trục xuất nếu vẫn là thường trú nhân. Cháu bé có thể xin du học tại Canada hay di dân diện tay nghề vào thời điểm thích hợp.

Một lần nữa, nỗi buồn thăm thẳm của người Việt Nam tại Canada là cánh cửa Di Dân Canada không mở rộng cho nhiều thành viên của gia đình cư dân Canada như tại Hoa Kỳ.

Chúc cô sức khỏe và nhiều may mắn trong cuộc sống tại Canada.
Ô/Bà Bút Bi