Archives

Những câu hỏi phỏng vấn diện Vợ Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu

Phỏng vấn xin visa diện vợ chồng, hôn thê, hay hôn phu giống như một cuộc thi, giám khảo là những Ông Bà Mỹ trắng, hay Cô Mỹ đen, Anh Đại Hàn, Chị Thái Lan…cùng Cô thông dịch viên sinh đẹp Việt Nam. Mà thí sinh là những người đang xin thị thực Visa để mong được đòan tụ với Người Thương sau bao ngày xa cách, cũng như những ước muốn sắp hiện thực cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Sau một quá trình dài chờ đợi cho các thủ tục giấy tờ, không kém phần lo lắng hồi hộp, mong mỏi. Và ngày phỏng vấn cũng đã đến, cũng là ngày đem lại những thay đổi lớn cho cuộc sống những Người Vợ, Người Chồng, Fiancee. Và cũng là một chuỗi ngày u buồn, thời gian càng dài thêm cho họ không vượt qua đuợc cuộc phỏng vấn.

Các Viên Chức Lãnh Sự (VCLS) là những Người được đào tạo, am hiểu Phong Tục Tập Quán Việt Nam. Thậm chí, có Người còn nói tiếng Việt lưu lóat. Và Họ cũng rất nhạy bén, xâu sắc để có thể nhận ra những mối quan hệ mà họ gọi là “không trong sáng” trong quá trình phỏng vấn để từ chối cấp Visa.

Các Người Vợ, Người Chồng, hôn thê, hay hôn phu khi tham dự phỏng vấn, nên trang bị cho mình một kiến thức tổng quan, một sự hiểu biết thật cặn kẻ về quá trình hôn nhân của Mình. Các Viên Chức Lãnh Sự khi phỏng vấn, họ muốn biết rằng các bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi mà họ đặt ra. Thậm chí có những câu hỏi thật là phi lý, mà Người Tham Dự phỏng vấn không thể nhớ được hoặc không thể nào ngờ tơi. Và nếu trả lời không biết, thì Họ sẽ nghi ngờ và sẻ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.

Theo kinh nghiệm bản thân, và qua quan sát những Bạn đã đậu hoặc rớt phỏng vấn cùng chia sẻ lại. Kiuvii có bài viết này, để giúp các Bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về quá trình phỏng vấn. Cũng như cách ứng xử khi phỏng vấn. để có thể giúp ích cho các Bạn. Nhằm đạt được kết quả thật tốt, sau khi phỏng vấn trong niềm vui đòan tụ.

Thông thường, các câu hỏi phỏng vấn được chia ra làm 3 phần chính. Trong 3 phần chính bao gồm các câu hỏi phụ. Những câu hỏi phụ này rất quan trọng, mà có thể Bạn sẽ không trả lời được. nhưng cũng có những cách, để Bạn vượt qua.

Phần 1: Quá trình quen biết nhau.

Thông thường quá trình quen biết nhau gồm những yếu tố sau;

  • Quen nhau do Người Thân giới thiệu.

  • Quen nhau qua mạng internet.

  • Quen nhau tình cờ.

  • Quen nhau qua làm chung nơi làm việc.

  • Quen nhau từ thời còn đi học, sống chung cùng địa phương.

Thông thường, Các VCLS khi bắt đầu vào câu hỏi chính như : Nêu lý do tại sao quen nhau? Hay quen nhau trong trường hợp nào ? thì theo sau đó là mộ số câu hỏi phụ mà các Bạn cần lưu ý.

Ví dụ: Trường hợp quen nhau do Người Thân giới thiệu có thể có những câu hỏi như: Lý do tại sao quen nhau? Ai là Người giới thiệu? Người giới thiệu có quan hệ như thế nào với (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) ? Người giới thiệu ở cùng Tiểu Bang hay khác Tiểu Bang của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu)? đã từng gặp người giới thiệu chưa? Sau khi nêu lý do quen nhau NVLS hỏi tiếp…Gặp nhau lần đầu khi nào? Gặp nhau ở đâu ? Lúc mấy giờ? Khi gặp (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo màu gì? Ai hỏi thăm truớc? hỏi thăm câu gì? Gặp nhau trong bao lâu? Có ai làm chứng? lần đầu gặp (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) có nắm tay không? Có hôn không?

Tuy mỗi tình huống gặp nhau và cách đặt câu hỏi có khác nhau. Nhưng cách phỏng vấn của các VCLS đều muốn nguời phỏng vấn trả lời được các câu hỏi. có những bạn đã bất ngờ và không trả lời được các câu hỏi như: lúc mấy giờ? khi gặp (vợ/chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo gì? Gặp nhau trong bao lâu? Các Bạn khó có thể nhớ được các thời gian và những chi tiết như vậy, mà nếu các Bạn trả lời không nhớ, không biết. thì sẻ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Mà nếu “bịa ra”…đây là một cách khôn khéo của từng Người. Các Bạn có thể làm những cách tốt nhất, để mình có thể những kết quả tốt. Nhưng cũng cần lưu ý: Bạn không nhớ được khi gặp nhau (vợ/chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo màu gì, Bạn trả lời là màu đỏ chẳng hạn.. Nhưng khi VCLS hỏi Bạn có hình ảnh không? Nếu Bạn nói có và Họ yêu cầu xem hình. nhưng khi họ nhìn hình thì họ thấy màu xanh. Hoặc bạn nói là gặp nhau lúc 7 giờ tối mà trong hình trời vẫn còn sáng… Hoặc gặp lần đầu mà bạn cho nắm tay, thì nó trái với Truỳên Thống nết na của Người Con Gái Việt Nam… do vậy các Bạn nên cân nhắc và luờng trước các tình huống có thể xảy ra. Có những tình huống mà VCLS khó có thể kiểm tra được, như là khi gặp lần đầu hỏi thăm câu gì? Hay nói về vấn đề gì? Những câu hỏi như vậy Họ chỉ mục đich kiểm tra phản ứng của Bạn. Mà qua câu trả lời của Bạn, Họ sẻ đánh giá về quá trình hôn nhân của Bạn. Để xem – Bạn hiểu biết về Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) của Bạn như thế nào!

Nói về tình huống quen nhau qua mạng:

Khi các Bạn Quen nhau qua mạng, các VCLS có thể đặt những câu hỏi sau: Quen nhau trong trường hợp nào? Trang Web Tên gì? Nick name trên mạng là gì? Tại sao lại chat với nhau? Ai chat trước? nói câu gì trước? trả lời thế nào ? có biết Người(Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sống bên Mỹ không? Có hứa hẹn làm đám cưới không? Chat trong thời gian bao lâu? Lúc mấy giờ? Nói câu gì khi kết thúc? Có hẹn lần tới chat tiếp không? Sau mấy ngày thì chat tiếp? Có nói nhớ khi chat lần 2 không? Chat bao nhiêu lần tuần?

Cũng giống như tình huống ở trên, VCLS sẽ kiểm tra sự phản xạ của người phỏng vấn. Khi Bạn trả lời là quen nhau ở một trang web nào đó hay ở một chat room nào đó. Có thể các VCLS sẽ yêu cầu Bạn nói Tên, địa chỉ trang web , hay chat room đó. Và họ sẽ kiểm tra xem trang web, hay chat room đó có tồn tại không.

Ai cũng biết quá trình hôn nhân phải qua một giai đọan tìm hiểu, và sau khi tình cảm thắm thiết thì mới dẫn đến hôn nhân. Nhưng những lần gặp đầu tiên,, hoặc chỉ một thời gian rất ngắn ngủi mà đã thương yêu nhau. Mà trên một thế giới mạng ảo, rất hiếm có những tình yêu chân thật.. Cho nên các Bạn cần lưu ý, chỉ vài lần gặp nhau trên mạng. Mà chưa lần nào gặp nhau trực tiếp mà nói lời yêu thương nhau thì khó thuyết phục được các VCLS về một mối quan hệ trong sáng.

Có một trường hợp quen nhau qua mạng, khi phỏng vấn các VCLS hỏi rất nhiều câu hỏi như: Tại sao quen biết nhau? Tại sao vào website đó? Kể tên trang web? Lần nói chuyện đầu tiên nói về vấn đề gì? Lần thứ 2 là nói chuyện khi nào? Nói về vấn đề gì? Thời gian bao lâu thì quan hệ trở nên nghiêm túc.? Sau một màn dạo đầu như vậy thì các VCLS mới chuyển qua các câu hỏi khác.

Cũng có những trường hợp, tình cờ quen nhau.. Qua các chuyến đi du lịch, hoặc chỉ gặp nhau trên đường đi. Hay quen nhau từ nơi làm việc …Những tình huống quen nhau như vậy thì các VCLS sẽ đặt câu hỏi xóay vào trọng tâm lúc quen nhau các câu hỏi như: : Quen nhau trường hợp nào? Ai là người làm quen trước?, lần đầu gặp nhau ở đâu? Nói chuyện về vấn đề gì? Đây là những câu hỏi bắt đầu, tùy vào hòan cảnh trả lời mà các VCLS. Sẽ hỏi những câu hỏi phát sinh cho tình huống đó.

Về tình huống quen nhau từ khi còn đi học, sau đó Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) ra đi đòan tụ và sau này thì về lại VN để làm đám cưới. Có thể các VCLS sẽ hỏi về quá trình quen nhau từ thời còn là học sinh bằng các câu hỏi như: Quen nhau trong hòan cảnh nào? Học lớp mấy thì bắt đầu biết nhau? Ai là cô giáo chủ nhiệm năm học …? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) học giỏi môn gì? Trong lớp có bao nhiêu học sinh? Tốt nghiệp cấp 1, cấp 2, cẩp 3 năm nào? …

Phần 2: Quá trình tìm hiểu và đi đến hôn nhân

Sau những câu hỏi dạo đầu về những tình huống, hòan cảnh quen biết nhau. Các viên chức lãnh sự, sẽ tiếp tục hỏi về những diễn biến sau lần quen biết nhau bằng các chủ đề như:

  • Sau khi làm quen với nhau rồi thì thời điểm nào quen thân?

  • Thời điểm nào hai người cảm thấy yêu nhau?

  • Cầu hôn khi nào?

  • Đám hỏi khi nào?

  • Đám cưới khi nào?

Sau khi hỏi các chủ đề chính thì có thể các VCLS sẽ hỏi them các câu hỏi phụ nữa . Ví dụ như: Khi quen thân thì liên hệ với nhau bằng cách nào? Sau khi Hai Người yêu nhau thì có hay về thăm nhau không? Lúc nhớ nhau thì làm gì? Về thăm nhau được bao nhiêu lần? kể ra những lần về lần đi? Khi cầu hôn có ai làm chứng không? Có tặng nhau gì không? Các Bạn lưu ý điểm này: Theo văn hóa Mỹ khi cầu hôn Người con trai sẽ tặng người Bạn của mình nhẫn Diamond, tùy thuộc vào khả năng của người đó mà có thể tặng nhẫn giá trị ít hay nhiều? nếu không tặng nhẫn, thì dễ gây cảm giác là hôn nhân không thật. Nhưng nếu tặng nhẫn thì cần có những bằng chứng, để chứng minh như: receipt , nếu mua bằng credit card thì cần bank statement chứng mình cho việc chuyển tiền…

Đám hỏi là Phong Tục Truyền Thống của Người Việt Nam, diễn biến của một cuộc hôn nhân theo phong tục truyền thống tùy địa phương. Nhưng sẽ qua các bước chính như: Dạm Ngõ, Đính Hôn, Thành Hôn. Các VCLS rất am hiểu về tập quán Người Việt Nam, nên theo Họ diễn biến cho một cuộc hôn nhân được xem là trong sáng phải đúng theo trình tự và tập quán của Người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên nền Văn Hóa Phương Tây cũng được áp dụng như việc Đeo Nhẫn Cưới sau Kết Hôn. Nhiều Bạn lầm tưởng ở Việt Nam thì không quan trọng lắm về việc đeo nhẫn cưới sau khi Kết Hôn. Nhưng Người Bạn đời của Bạn hiện đang sinh sống Tại Mỹ, ít nhiều thì cũng am hiểu về việc đeo nhẫn cưới. Vì ở Mỹ Người Đàn Ông Hay Phụ Nữ đi ra đường mà ngón tay có đeo nhẫn, chứng tỏ rằng Người này đã Kết Hôn. Và chiếc nhẫn thể hiện tình yêu thương gắn kết Vợ Chồng nên Họ trân trọng. Vì Vậy khi tham dự phỏng vấn các Bạn cũng nên đeo nhẫn cưới vào, việc này cũng ít nhiều tạo được niềm tin nơi Các VCLS.

Trong chủ đề đám cưới có thể sẻ có những câu hỏi sau: Đám cưới tổ chức ở đâu? Đãi bao nhiêu bàn tiệc? mời bao nhiêu khách? Có Ai ở nước ngòai về tham dự? câu hỏi này đa số các Bạn đều bị hỏi, vì tập quán khi hỏi cưới phải có đại diện Cha Mẹ hai bên. Họ sẽ tin tưởng hơn khi có mặt các người thân ở nước ngòai về dự đám cưới. Vì nếu đám cưới giả thì ít ai chịu bỏ một số tiền lớn cùng các chi phí để các thành viên trong gia đình về VN dự đám cưới. Ngòai ra có Bạn cũng bị hỏi những câu hỏi dường như Bạn không để ý tới như: MC trong bữa tiệc tên gì? Ca Sĩ nào lên hát trong đám cưới? Đám cưới kết thúc lúc mấy giờ? Hoặc là những câu hỏi về các lễ vật khi làm lễ đón dâu gồm những lễ vật gì? Ai là trao? Ai là người nhận? Ai là người làm chứng?

Các Bạn nào theo đạo công giáo thì nên nhớ các thông tin sau: Nhà thờ nơi cử hành Thánh Lễ, ngày cử hành thánh lễ, Tên Cha chủ hôn, Tên người làm chứng…Ngòai ra khi kết thúc Thánh Lễ các Bạn sẽ được cấp một cuốn sổ Gia Đình Công Giáo – Khi tham dự phỏng vấn các Bạn cũng cần mang theo để chứng minh cho hôn nhân của mình là đúng sự thực .

Hay những cuộc đi chơi sau đám cưới gọi là Honey Moon, Các Bạn nên nhớ ngày tháng , thời gian, địa điểm, Những lần đi chơi sau đám cưới mà các VCLS có thể hỏi tới.

Phần 3: Cuộc sống sau hôn nhân.

Sau đây là những câu hỏi , diễn biến sau hôn nhân:

Vợ/chồng các lần gặp nhau về và đi, liên lạc với nhau như thề nào? Nói chuyện bao nhiêu lần 1 tuần ? mỗi lần kéo dài bao lâu? Những câu hỏi này thuộc dạng trắc nghiệm tâm lý. Trong thực tế có những Bạn được ví như là “nấu cháo” điện thọai hay chat “miệt mài” hay email “như mưa”… Thực tế có thể là như vây, nhưng cuộc sống ở bên Mỹ rất khác ở Việt Nam. Cùng với việc trái ngược về thời gian … cho nên có những bạn gặp phải những câu hỏi này thì thật thà nói ra ngày nào cũng nói chuyện …câu trả lời này cũng có thể gây nghi ngời đối với các VCLS. Khi các VCLS đặt câu hỏi về các lần người (Vợ/Chồng) về thăm các Bạn cần phải trả lời chính xác ngày giờ về lần thứ nhất, ngày giờ đi lần thứ nhất …lần thứ hai …lần thứ 3…khi các Bạn trả lời thì các VCLS sẽ ghi chép lại. đối với những Bạn trong ngày phỏng vấn có (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) về Việt Nam thì khi Bạn đi phỏng vấn nên mang theo passpot và cùi vé máy bay phòng khi các VCLS yêu cầu cho xem. Điều này cũng rất có lợi cho Bạn. có những Bạn có (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) về VN theo trình tự thời gian như: lần 1 gặp làm quen , lần 2 đám hỏi, lần 3 đám cưới, lần 4 về thăm hoặc đón đi. Đó cũng là một trình tự thời gian mà các VCLS dễ chấp nhận.

Kế tiếp là những câu hỏi liên quan đến người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu), thân nhân, công việc, cuộc sống, nơi ở, sở thích.. .

Các câu hỏi như: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) qua Mỹ năm nào? Đi diện gì? Ai bảo lãnh? Qua Mỹ được bao lâu? Các câu hỏi này thì các Bạn dể dàng trả lời . nhưng phải để ý những tình huống sau: Ví Dụ Cha Mẹ của Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) trước đây qua Mỹ diện HO thì có thể có những câu hỏi như: Trước đây Ba (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) làm chức vụ gì? Đóng quân ở đâu? Giải ngũ năm nào ???

Những câu hỏi công việc của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) như là: Làm Ngành nghề gì? Thu nhập bao nhiều ..tuần/tháng/năm? Làm việc bao nhiêu giờ một tuần? có làm ngòai giờ không ? Công việc như thế nào? Làm đuợc bao lâu? Trước đây làm gì? Tại sao nghĩ việc ? Có bao nhiều người làm chung? Nơi làm có bao nhiêu nhân viên? Kể tên một vài người Bạn làm chung? Từ nhà đến nơi làm việc bao xa? Xếp tên gì? Địa chỉ nơi làm việc? Website, Số phone, Email nơi làm việc ??? Đôi lúc các Bạn không thể biết Tên Người quản lý nơi làm việc của Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) , hay có bao nhiêu người làm chung? Hay kể tên một vài người làm chung….Những tình huống này Bạn nên tham khảo với Người(Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Bạn trước để nếu bị hỏi các Bạn có thể trả lời được. Thông thường Các VCLS khi phỏng vấn Họ có thể căn cứ vào một số chi tiết trong hồ sơ để đặt câu hỏi phỏng vấn. ví dụ như: Trong mẫu đơn bảo trợ tài chánh NVC yêu cầu Bạn phải nộp thư xác nhận việc làm và các cùi lương hàng tuần, hoặc hàng tháng. Trong Thư giới thiệu việc làm Người ký giấy sẽ là bộ phận nhân sự hoặc Người quản lý cũng như những Người ký vào check lương. Hay những thông tin như địa chỉ. Website, email, số phone đều thể hiện trong thư xác nhận việc làm. Bạn nên nhớ thông tin và tên những người này.và các chi tiết kể trên.

Về những câu hỏi về cuộc sống của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) những câu hỏi có thể như sau: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sống với ai? Bao nhiêu người sống trong một nhà? Nhà trả tiền (Mortgage) Bao nhiêu tháng? Nhà rộng bao nhiêu square feet? Ai làm chủ căn nhà? Nhà có bao nhiêu phòng ngủ? bao nhiêu phòng tắm? Có biết địa chỉ không? Tên đường là gì? hoặc những câu hỏi về phương tiện di chuyển như? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) lái xe gì? Xe đời nào? Trả góp hay mua đứt? trả góp bao tiền một tháng? Hay những câu hỏi về đồ dùng như: Xử dụng lap top hiệu gì? Điện thọai lọai nào? Sử dụng dịch vụ điện thọai hãng nào? Trả bao nhiêu tiền một tháng? …Đi chợ ở đâu? Cách nhà bao xa? Hay Mua những gì? Các chi phí trang trãi hàng tháng???

Các câu hỏi về sở thích của (Vợ chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) như: Thích môn thể theo nào? Chuơng trình giải trí gì trên TV? Yêu thích bài hát nào, Ca Sĩ nào? Thích đọc truyện gì? Thích đi du lịch ở đâu? Bằng phương tiện gì? Thích mặc quần áo hiệu gì? Mặc size số mấy? giầy dép, măt kính, đồng hồ hiệu gì? Nước hoa, mỹ phẩm hiệu gì? Món ăn yêu thích là gi?

Có trường hợp bị hỏi như: Khi rãnh Chồng Bạn thích làm gì? Chồng Bạn uống bia lọai gì? Nhiều khi Bạn biết Chồng Bạn thích uống bia, nhưng Bạn không biết khi ở Mỹ Chồng Bạn uống lọai bia nào? Cần nói thêm – Ở Mỹ có hai lọai bia thông dụng được bán hầu hết ở các tiệm tạp hóa, cũng như ở các Super Market đó là bia Heneiken và Corona. Rất khó tìm được bia Tiger như ở VN, vì vậy nếu Bạn gặp câu hỏi này mà trả lời là bia Tiger thì không hợp lý cho lắm.

Các câu hỏi về thói quen (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Nằm ngủ phía bên nào? Sau khi dùng bữa trưa, chiều tối xong thì làm gì? Có thói quen gì đặc biệt? có hút thuốc lá không? Hút thuốc lá lọai nào?

Các câu hỏi về nơi chốn (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sinh sống? Nơi ở của Vợ chồng có gì đặc biệt? tủy tiểu bang của người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang ở có thể kể ra như ví dụ: ở tiểu bang New York có tượng Nữ Thần Tự Do, hay ở Cali có Golden Gate Bridge nổi tiếng … Sau câu trả lời VCLS có thể sẽ hỏi về khỏang cách thời gian như từ nhà đến đó bao xa? Đa số các trường hợp phỏng vấn VCLS hay hỏi về câu này.

Những Bạn theo đạo công giáo thì nên quan tâm đến những câu hỏi sau? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đi lễ nhà thờ nào? Nhà Thờ Tên gì? Cách nhà bao xa? Đi Lễ vào ngày nào? Tên Thánh (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) là gì’? Cha Xứ tên gì? Có những trường hợp trả lời được Tên Nhà Thờ nhưng không biết Tên Cha Xứ.

Ngòai ra còn có một số câu hỏi tế nhị như: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Mặc đồ lót màu gì? Size mấy? trên cơ thể có gì đặc biệt như nốt ruồi hay vết sẹo? ngủ với nhau lần cuối khi nào? Vậy các Bạn tự hỏi rằng, các câu hỏi tế nhị này các VCLS có điểu tra không? Nếu mình nói sai thì làm sao Họ biết được? Rất hiếm các trường hợp VCLS gọi điện để hỏi thăm về các câu hỏi tế nhị này. Họ chỉ hỏi khi phỏng vấn để xem phản xạ lúc đó của Người phỏng vấn. Có những Bạn ngại, hay ấp a ấp úng , không trả lời dứt khóat sẽ bị nghi ngờ. Vì theo quan điểm của các VCLS nếu là Vợ Chồng thật với nhau sẽ am hiểu nhau đến từng sợi tơ kẻ tóc. Trừ khi những trường hợp phỏng vấn hai người cùng một lúc mà khác nơi. Thì Họ sẽ đem đối chiếu kết quả của câu trả lời.

Các Bạn đã từng có (Vợ/Chồng) đã ly dị thì cần biết những câu hỏi sau:

Tên người Vợ/Chồng cũ?, Thời điểm kết hôn? Nguyên nhân li dỵ? Sống với nhau được bao lâu? Có bao nhiêu người con? Ai là người nuôi con ???

Con cái bao nhiêu tuổi? Học trường nào? Cách nhà bao xa? Có hay thăm viếng Vợ/Chồng cũ không? Lần gặp cuối khi nào? Đang sinh sống ở đâu? Hơn nhau bao nhiêu tuổi? Vợ Chồng Cũ đã tái hôn chưa? Tái hôn khi nào?

Khi các Bạn đọc hết các câu hỏi trên, Các Bạn sẽ tự hỏi sao có quá nhiều câu hỏi? có những câu hỏi các Bạn nghĩ là không cần thiết!. Nhưng trong thực tế đó là những câu hỏi đã được các VCLS hỏi đến mà các Bạn khác đã chia sẻ lại, cũng như từ kinh nghiệm bản thân mà Kiuvii viết ra đây để cùng chia sẻ lại với các Bạn. Cầu chúc các Bạn sẽ vượt qua được cuộc phỏng vấn hay như các Bạn khác nói “get pink” tức màu hồng của một tương lai tốt đẹp, để có một cuộc sống mới, bên Người Mình Yêu Thương sau bao ngày xa cách. Và hãy là một thí sinh giỏi để khi kết thúc phỏng vấn các VCLS cho Bạn một “điểm 10 chất lượng” Một điểm 10 mà bao người đang mong đợi và sắp sửa mơ ước đuợc thấy.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Xin Visa Diện Hôn Phu, Hôn Thê

Theo điều luật 214(d) của bộ luật di trú Mỹ, có quy định rằng hai người yêu nhau phải gặp mặt nhau trong vòng hai năm trước khi tiến hành nộp đơn bảo lãnh sang mỹ theo diện hôn phu/ hôn thê.

Tiến Trình Xin Visa Bảo Lãnh Định Cư Diện Hôn Phu/Hôn Thê

Cũng như những diện định cư khác, xin visa diện hôn phu/hôn thê cũng có những câu hỏi của các viên chức Lãnh Sự Quán Mỹ liên quan đến những vấn đề:Thông tin cá nhân.Thông tin gia đình, tài chính gia đình.Bằng chứng mối quan hệ.

1/ Thông tin cá nhân:

Thường thì ở diện hôn phu, hôn thê các viên chức Lãnh Sự Quán thường đi rất sâu vào câu hỏi cá nhân từ nơi ở, tình trạng hôn nhân hay thậm chí là toàn bộ quá trình sinh sống của bạn và thường bạn phải nắm bắt được tất cả các yếu tố sau:

Họ tên chồng/vợ, tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nguyên quán của cả hai.

Hôn phu đi Mỹ năm nào, đi theo diện gì, đi với những ai?

Nếu đi vượt biên thì đi qua đảo nào ở trại tỵ nạn nào, ở đó bao lâu rồi đến Mỹ, có ai bảo lãnh qua Mỹ hay không , họ tên, tuổi người bảo lãnh.

Trước khi đi Mỹ thì ở đâu?

Kể rõ quá trình cư ngụ từ khi qua Mỹ đến nay, ở bao lâu, ở chung với những ai, tên tuổi những người ở chung, quan hệ như thế nào, làm gì?

Cần biết rõ địa chỉ số điện thoại của chồng/vợ, phân biệt tên đường thành phố tiểu bang.

Nơi cư ngụ hiện tại là một căn nhà riêng biệt hay nằm trong khu chung cư, nhà thuê hay nhà riêng. Có bao nhiêu phòng? Tên chủ nhà là gì? Thuê nhà bao nhiêu 1 tháng?

Thời gian rãnh chồng/ vợ bạn thích làm gì? Có thích xem phim hay không, thể loại phim gì thích nhất, bộ phim nào thích nhất, diễn viên nào thích nhất? Chồng/ vợ bạn có thích xem ca nhạc hay không, thể loại nhạc nào thích nhất, bài hát nào thích nhất , ca sĩ nào thích nhất.

Chồng/ vợ bạn có chơi thể thao không, môn thể thao nào thích, chơi ở đâu, thường chơi thời gian nào. Có thích xem bóng đá không, đội bóng nào thích nhất, cầu thủ nào thích nhất.

Chồng/vợ bạn có thích nấu ăn không? Món ăn chồng/vợ bạn thích là gì? Chồng vợ bạn thích mặc đồ hiệu gì, màu gì?

Bạn bè: Vợ chồng bạn có bạn thân không, liệt kê tên tuổi nghề nghiệp nơi ở, tình trạng hôn nhân, quen biết như thế nào, bao lâu?

Thành phố nơi chồng/vợ sống ở Mỹ có đặc điểm nào đăc biệt không ví dụ như bãi biển, công viên, hay khu vui chơi giải trí nào. Thành phố đó có bao nhiêu mùa? Bây giờ là mùa gì? Khí hậu ở đó như thế nào? Ở đó có khu du lịch nào không?

Anh/Chị dự định làm gì khi đến Mỹ?

Anh chị có người thân ở Mỹ không? Tên tuổi địa chỉ, đi Mỹ khi nào ,đi theo diện gì?

Có ai đồng bảo trợ cho hsơ anh/chị ko? Họ tên, tuổi , nghề nghiệp, thu nhập, quan hệ như thế nào với anh/chị và vợ/chồng anh/chị?

Chồng/vợ bạn trước đây có từng bảo lãnh cho ai chưa? Tên người được bảo lãnh? Bảo lãnh theo diện gì? Năm nào?

2/ Thông tin gia đình – Tài chính?

Gia đình có bao nhiêu anh chị em, liệt kê tên tuổi, tình trạng hôn nhân, hiện đang sống ở đâu? Còn đi học hay đi làm? Học lớp mấy, ngành gì, trường nào? Làm gì, ở đâu?

Bạn là con thứ mấy trong gia đình? Họ tên, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp địa chỉ cư ngụ của ba mẹ, ba mẹ còn sống hay đã mất, nếu mất thì mất năm nào, vì sao mất?

Tình trạng hôn nhân, chồng/vợ đã kết hôn hay sống chung như vợ chồng với ai trước đây chưa, họ tên tuổi vợ/chồng trước. Hai người quen nhau như thế nào? Kết hôn ở đâu? Khi nào? Sống với nhau được bao lâu, ly thân năm nào, ly hôn khi nào, lý do vì sao ly hôn, (nêu cụ thể). Bây giờ vợ/chồng cũ đã có gia đình mới chưa, đang ở đâu?

Có con cái chung hay không, bao nhiêu người con chung, tên tuổi của các con, hiện đang sống với ai, có gia đình hay chưa? Các con có còn đi học không? Học lóp mấy, ngành gì? Trường nào? Nếu đi làm thì làm gì, làm ở đâu? Chồng/vợ bạn có hay gặp con riêng ko? Bao lâu gặp 1 lần? Có chu cấp tiền hàng tháng cho con không? Chu cấp bao nhiêu 1 tháng?

Công việc: Chồng/vợ hiện đang làm gì, tên chỗ làm, địa chỉ, miêu tả chi tiết công việc, làm ở đó được bao lâu, thu nhập bao nhiêu 1 tháng/ tuần/ năm, làm riêng hay làm cho ai. Tên sếp/người quản lý của chồng/vợ? Có bao nhiêu người làm? Tên một vài đồng nghiệp làm chung?

Trước công việc này thì làm việc gì, kê khai công việc từ khi qua mỹ tới giờ. Công việc hiện tại bây giờ như thế nào?

Chồng/vợ bạn tốt nghiệp PTTH khi nào? Ở đâu? Có học trường Đại học/trường dạy nghề nào không, học ở đâu, tên trường, học ngành gì, từ thời gian nào? Sau khi ra trường làm gì?
Sở thích?

3/ Bằng chứng mối quan hệ của 2 bạn:

Hai bạn có hình ảnh chụp chung không?

Bạn đã qua thăm hôn phu của bạn bao giờ chưa? Nếu có bạn có hình ảnh nào không?

Hai bạn thường liên lạc với nhau qua phương tiện nào?Bạn có tin nhắn hay đoạn ghi âm nào chứng minh không?

Hai bạn có chuẩn bị gì cho tương lai tại Mỹ chưa?

Bạn sẽ làm gì khi qua Mỹ.

Tất cả những bằng chứng về mối quan hệ của bạn như hình ảnh, tin nhắn, các cuộc gọi điện thoại thư từ hay thậm chí là những người bạn quen của cả hai mà có thể làm chứng về mối quan hệ của hai bạn sẽ là những lý do thuyết phục viên chức Lãnh Sự Quán nhất.

Trả lời được tất cả những câu hỏi nêu trên và kèm theo những bằng chứng thực tế sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình phỏng vấn xin visa.

Và còn rất nhiều những câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cách trả lời và khám phá thêm nhiều câu hỏi mới để có thể nắm chắc hơn phần thắng trong tay mình nhé.

Source: SG VISA

Sẽ có những đối thoại thế này:

Viên chức LSQ Mỹ: Chị có gì chứng minh mối quan hệ với chồng chị?
Đương đơn: Tôi có nhiều hình chụp.
Viên chức LSQ Mỹ: Với một máy ảnh kĩ thuật số, trong một tiếng đồng hồ, tôi có thể tạo được hàng trăm tấm hình như thế này.
Đương đơn: Tôi có nhiều bill điện thoại
Viên chức LSQ Mỹ: Có gì chứng minh hai người thật sự nói chuyện điện thoại? Nếu chị mở điện thoại rồi để đó một lúc để lấy bill có được không?
Đương đơn: Chúng tôi có hóa đơn khách sạn….
Viên chức LSQ Mỹ: Có gì chứng minh hai người thật sự ở cùng một khách sạn ngày hôm đó hay chỉ thuê phòng để lấy hóa đơn?

Hoặc là:
Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh muốn đi Mỹ ?
Đương đơn: Tôi rất thích đi du lịch để mở mang.
Viên chức LSQ Mỹ: Thế tại sao trong passport của anh lại mới đi có mỗi 2 nước?

Thế nhưng lại có:

Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh muốn đi Mỹ?
Đương đơn: Tôi thích đi du lịch, tôi đã đi rất nhiều nước trên thế giới, bạn có thể thấy điều này trong passport của tôi
Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh lại đi du lịch quá nhiều như vậy? Có phải là để chuẩn bị cho lần phỏng vấn này?

Thật oái ăm phải không? Là vì chúng ta là khách, nhân viên lãnh sự là chủ, chúng ta hoàn toàn bị động với những phản ứng và tâm trạng của họ.

Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể biến khách thành chủ, từ bị động thành chủ động?

Tôi ví dụ một trường hợp như sau:

Viên chức LSQ Mỹ: Lần đầu hai người gặp nhau là khi nào?
Đương đơn: Khoảng 2 năm trước.
Viên chức LSQ Mỹ: Gặp nhau ở đâu, có ai làm chứng không, ngày tháng nào? chính xác là mấy giờ?

Nếu như trả lời khác đi như thế này:

Viên chức LSQ Mỹ: Lần đầu hai người gặp nhau là khi nào?
Đương đơn: Chúng tôi gặp nhau vào năm 2012, hẹn nhau vào buổi tối trong quán cà phê, tôi còn nhớ anh ấy mặc áo sơ mi màu xanh, vừa nhìn tôi đã nhận ra ngay vì anh không khác hình trong profile đăng trên mạng là bao.
Viên chức LSQ Mỹ: Vậy là hai người quen nhau qua mạng?

Lẽ dĩ nhiên, câu trả lời tiếp theo đã được chuẩn bị vì người trả lời đã biết trước sẽ được hỏi như thế, từ thế bị động đã chuyển sang chủ động, từ khách đã thành chủ.

Source: Thu tuc cap VISA My

Tony xin chúc quý vị nhiều may mắng.

Sang Hoa Kỳ Định Cư Và Chuẫn Bị Gì Khi Qua Mỹ Sống

Cần chuẫn bị gì khi sang Hoa Kỳ định cư là câu hỏi mà bất cứ người Việtnam nào cũng muốn biết. Quý vị có cảm giác lo lắng khi chuẫn bị định cư tại Mỹ. Việt Nam là một nước đang phát triễn và Hoa Kỳ là một nước vĩ đại nhất thế giới nên các bạn sẻ thấy sự khác nhau một trời một vực khi sang đây. Nếu quý vị định cư tại Canada, Úc Châu, Pháp, Ý hay các quốc gia tiên tiến châu Âu khác, thì hình như quý vị cũng chuẫn bị các bước giống nhau thôi.

  1. Chuẫn bị áo ấm là chuyện quan trọng. Quý vị nên hỏi người thân đang sống bên đây về thời tiết tại nơi họ ỡ và cần chuẫn bị mua áo lạnh dầy cở nào. Chỉ cần mua 1 cái thôi, khi sang đây quý vị có thể mua thêm. Vì hầu hết các áo lạnh bán tại VN không hợp với thời trang bên đây.
  2. Tìm kiếm hãng tốt để mua vé máy bay một chiều từ Việtnam sang Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, v.v. Nếu quý vị định cư tại San Francisco thì có thể mua vé đi thẵng một chuyến. Nếu sống tại các vùng khác thì phải chuyễn đối hay quá cảnh một hay 2 lần tại Hồng Kong, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, v.v.
  3. Bay từ Viet Nam sang Mỹ thì mất khoãn từ 18 đến 24 giờ. Trên máy bay thì các tiếp viên hàng không sẻ phục vụ các bữa ăn chính và snack(bữa ăn phụ). Nên quý vị không cần phải lo đói bụng nhé. Máy bay cũng có cho quý vị xem phim, nghe nhạc, chơi games miễn phí để giết thời gian. Mổi người đều có TV riêng ngay trước mặt.
    • Hành lý mang theo trên máy bay không quá 46 ký. Mổi người được quyền mang theo 2 kiện. Mổi vali thì không được trên 23 ký. Quý vị được mang theo một túi xách tay không quá 7 ký. Các bạn nên chuẫn bị mổi kiện dưới mức quy định này để tránh các rắc rồi gặp phải khi làm thủ tục nhập cảnh tại Việt Nam.
    • Quý vị nên hỏi các đại lý ve xem các quy định mà hành khách không thể mang theo trên máy bay. Có nhiều thứ mà mình không thể mang theo như các vật nhọn, chất lỏng, trái cây, hạt, thực phẫm tươi sống, v.v.
    • Được mang theo bao nhiêu tiền sang Mỹ là câu hỏi quan trọng. Nếu quý vị mang theo trên 10,000 USD thì phải khai báo vào đơn 105 do nhân viên cung cấp tại sân bay khi nhập cảnh vào Hoa Kỳ.
    • Các loại thuốc mang theo khi vào Mỹ thì phải có bác sỉ kê đơn, hay nhãn mác rõ ràng và ngày còn hạn sữ dụng, trừ các loại thuốc đặc biệt như tiểu đường.
    • Quý vị sẻ nhận được 2 mẫu I-94 trước khi máy bay hạ cánh lúc đến Mỹ. Bộ phận hải quan sẻ giữ lại 1 mẩu và mẩu kia được ghim vào hộ chiếu (passport) của bạn.
    • Khi hành lý bị thất lạc thì bạn nên thông báo ngay cho nhân viên để bạn trình báo tại quầy Lost and Found ỡ phi trường. Rất ít trường hợp bị thất lạc hành lý tại Mỹ.
    • Khi qua các cửa kiểm soát, bạn phải cởi áo khoác, giầy, tất, vớ, khăn, thắt lưng, dây nịch, để họ kiểm tra trong máy.

Quý vị phải giữ tất cả giấy tờ liên quan để sau này giup cho việc làm green card(thẻ xanh) nhé, gồm có ngày tháng và năm nhập cư vào Mỹ.

Theo tôi nghĩ thì tiếng anh là thứ quan trọng nhất mà quý vị cần chuẫn bị khi sang đây định cư. Nếu các bạn đã giỏi về văn phạm thì nên chuần bị học về đàm thoại với giọng Mỹ và nghe tiếng anh. Tập nói từ từ và rỏ ràng, đặc biệt là âm cuối để người khác nghe và hiểu được. Ví dụ như chữ “Fine” hay “Find” hay “Fight” thì phải phát âm cuối cho rỏ, như “Fai nờ” hay “Fai đờ” hay Fay tờ”. Nếu quý vị có bằng cấp tại VN thì nên dịch sang tiếng anh trước khi đem qua Mỹ.

Người thân của quý vị cũng đã chia sẻ kinh nghiệm về cuộc sống bên xứ người, quý vị cũng biết sơ sơ, nên bài này tôi viết về cần chuẫn bị gì khi sang nước ngoài sinh sống. Hàng năm có rất nhiều người độc thân tại Việt Nam tìm được bạn đời lý tưỡng trong trang mạng hẹn hò và làm quen online của chúng tôi và họ được bảo lãnh sang Hoa Kỳ, Canada hay Úc Châu, Duc, Phap định cư.

Nếu quý vị được chồng hay vợ Việt Kiều bão lãnh sang đây thì tôi sinh chúc mừng hạnh phúc. Nếu ai được thân nhân cha, mẹ, anh, chị, em bão lãnh thì tôi xin chúc mừng vì ngày tháng chờ đợi cuối cùng đã đến. Đối với các em học sinh sang đây để du học thì tôi xin chúc các em thành công và học thật giõi. Tất cả quý vị sẻ là các thành viên mới gia nhập vào cộng đồng bên đây, giúp cho người Việt hải ngoại ngày càng đông đúc hơn. Xin chúc tất cã quý vị nhiều may mắng và hạnh phúc trong những ngày thàng xấp tới.

Bảo lảnh vợ chồng đến Hoa Kỳ (My USA)

Muốn bảo lảnh vợ hoặc chồng đến Hoa Kỳ, bạn phải là một công dân Hoa Kỳ hoặc có thẻ xanh.

Làm thế nào để bảo lảnh vợ hoặc chồng của bạn đến Hoa Kỳ

Có 2 trường hợp sau đây:

1. Dành cho người có quốc tịch Mỹ

Nộp mẫu đơn I-130, Bảo lãnh thân nhân , và mẫu đơn I-485, ứng dụng để đăng ký thường trú hoặc để điều chỉnh tình trạng , cùng một lúc. Xem hướng dẫn biểu mẫu để biết thêm thông tin.

2. Dành cho người có thẻ xanh

Nộp mẫu đơn I-130 . Sau khi một số thị thực trở nên có sẵn, áp dụng để điều chỉnh tình trạng để thường trú sử dụng mẫu đơn I-485. Chú ý: Trừ khi người thụ hưởng (người phối ngẫu của bạn) đã có một đơn xin visa lao động hoặc giấy chứng nhận nhập cư cấp phát trước ngày 30 tháng 4 năm 2001, người thụ hưởng phải liên tục duy trì tình trạng hợp pháp tại Hoa Kỳ để điều chỉnh tình trạng. Xem hướng dẫn biểu mẫu để biết thêm thông tin.

Tài liệu cần thiết

Để hoàn tất quá trình, người khởi kiện phải nộp:

  • Mẫu I-130 (đã ký với mức phí thích hợp), với tất cả các giấy tờ cần thiết, bao gồm:
    • Hai hoàn thành và ký mẫu G-325A (một cho bạn và một cho người phối ngẫu của bạn)
    • Một bản sao của giấy chứng nhận hôn nhân dân sự của bạn
    • Một bản sao của tất cả các nghị định ly hôn, giấy chứng tử, hoặc nghị định huỷ bỏ chứng minh rằng tất cả các cuộc hôn nhân trước nhập vào bởi bạn và / hoặc người phối ngẫu của bạn đã chấm dứt
    • Hình ảnh phong cách hộ chiếu của bạn và người phối ngẫu của bạn (xem mẫu đơn I-130 hướng dẫn cho các yêu cầu photo)
    • Bằng chứng của tất cả các thay đổi tên hợp pháp cho bạn và / hoặc người phối ngẫu của bạn (có thể bao gồm giấy chứng nhận kết hôn, ly hôn, tòa án phán quyết của sự thay đổi tên, nghị định nhận con nuôi, vv)
  • Nếu bạn là một công dân Hoa Kỳ, bạn phải chứng minh tình trạng của bạn với:
    • Bản sao hộ chiếu Hoa Kỳ hợp lệ của bạn OR
    • Bản sao giấy khai sinh Mỹ của bạn HAY
    • Một bản sao của Lãnh Khai Sinh ở nước ngoài HOẶC
    • Một bản sao của giấy chứng nhận quốc tịch của bạn HAY
    • Một bản sao của giấy chứng nhận của công dân
  • Nếu bạn là một người giữ thẻ xanh (thường trú nhân), bạn phải chứng minh tình trạng của bạn với:
    • Một bản sao (trước và sau) của mẫu đơn I-551 (thẻ xanh) HOẶC
    • Một bản sao hộ chiếu nước ngoài của bạn mang một con tem cho thấy bằng chứng tạm thời thường trú

Residence có điều kiện và điều kiện Xóa

Nếu bạn đã kết hôn dưới 2 năm khi người phối ngẫu của bạn được chấp thuận tình trạng thường trú nhân, người phối ngẫu của bạn sẽ nhận được tình trạng thường trú nhân trên cơ sở có điều kiện. Để loại bỏ các điều kiện về cư trú, bạn và người phối ngẫu của bạn phải áp dụng cùng sử dụng mẫu đơn I-751, đơn để Hủy bỏ các điều kiện của Residence . (Lưu ý rằng mẫu I-90, ứng dụng để thay thế Thẻ Thường Trú, không được sử dụng cho mục đích này.)

Bạn phải áp dụng để loại bỏ điều kiện thường trú trong thời hạn 90 ngày trước ngày hết hạn trên thẻ thường trú có điều kiện. Nếu bạn không nộp trong thời gian này, tình trạng cư trú của người phối ngẫu của bạn sẽ bị chấm dứt và anh ta hoặc cô ấy có thể bị loại bỏ từ Hoa Kỳ. Để biết thêm thông tin, hãy xem phần ” Hủy bỏ Điều kiện về hộ khẩu thường trú Dựa trên kết hôn “trang.

Trường hợp Status

Để kiểm tra tình trạng của đơn xin visa của bạn, hãy xem phần ” Trường hợp Tình trạng của tôi “trang.

Vợ, chồng của tôi có thể Hãy đến với Hoa Kỳ để sống Trong khi Đơn Visa là chờ?

Nếu bạn là một công dân Hoa Kỳ, một khi bạn nộp mẫu đơn I-130, người phối ngẫu của bạn có đủ điều kiện để nộp đơn xin visa K-3 không định cư. Điều này sẽ cho phép anh ta hoặc cô đến Hoa Kỳ để sinh sống và làm việc trong khi đơn xin visa được cấp phát. Để nộp đơn xin hưởng quyền lợi này, nộp mẫu đơn I-129F . Lưu ý rằng bạn không cần phải nộp mẫu đơn I-129F. Người phối ngẫu của bạn có thể chờ đợi ở nước ngoài để xử lý visa nhập cư. Tuy nhiên, tìm kiếm một visa K-3 có thể là một phương pháp bổ sung cho anh ta hoặc cô đến Hoa Kỳ. Để biết thêm thông tin, xem ” K-3 / K-4 Thị thực không di dân “trang.

Nếu bạn là một thường trú nhân và quý vị đã nộp mẫu đơn I-130 cho người phối ngẫu và / hoặc con chưa thành niên vào hoặc trước ngày 21 Tháng 12 năm 2000, vợ, chồng và / hoặc con cái của bạn có thể đủ điều kiện để phân loại thị thực V nếu có nhiều hơn ba năm có trôi qua kể từ I-130 được nộp. Để biết thêm thông tin về thị thực V, xem ” V không di dân Thị thực “trang.

Để biết thêm thông tin về ” Điều chỉnh tình trạng “bên trong Hoa Kỳ và” Lãnh chế biến “ở nước ngoài, xem các liên kết tương ứng bên phải.

Đơn của tôi đã bị từ chối: Tôi có thể khiếu nại?

Nếu đơn xin visa quý vị nộp đơn bị từ chối, thư từ chối sẽ cho bạn biết làm thế nào để thu hút và khi quý vị phải nộp đơn khiếu nại. Sau khi mẫu khiếu nại của bạn và lệ phí cần được xử lý, sự hấp dẫn sẽ được giới thiệu đến Board of Immigration Appeals. Để biết thêm thông tin, hãy xem phần ” Làm thế nào Tôi Hướng dẫn khách hàng “.

Sau-to-Tham gia Lợi ích

Phần này là cho các đối tượng đã trở thành thường trú nhân thông qua một phân loại ưu tiên.

Nếu bạn có con người đã không có được hộ khẩu thường trú tại cùng một thời gian bạn đã làm, họ có thể hội đủ điều kiện để theo đến cùng lợi ích. Điều này có nghĩa rằng bạn không phải nộp riêng mẫu đơn I-130 cho trẻ em của bạn. Ngoài ra, trẻ em của bạn sẽ không phải chờ đợi thêm thời gian cho một số thị thực để trở nên có sẵn. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thông báo cho lãnh sự quán Hoa Kỳ rằng bạn là thường trú nhân để trẻ em của bạn có thể nộp đơn xin thị thực nhập cư.

Trẻ em của bạn có thể được hưởng sau-to-tham gia lợi ích nếu:

  • Các mối quan hệ tồn tại tại thời điểm bạn đã trở thành một thường trú nhân và vẫn còn tồn tại, và
  • Bạn nhận được một thị thực nhập cư hoặc tình trạng điều chỉnh trong một thể loại sở thích.

Nếu thành viên gia đình của bạn (con) rơi vào thể loại này và bạn điều chỉnh để thường trú tại Hoa Kỳ, bạn có thể gửi những điều sau đây:

  • Mẫu I-824, Đơn xin hành động một ứng dụng đã được phê duyệt hoặc Petition
  • Một bản sao của các ứng dụng ban đầu hoặc kiến ​​nghị mà bạn sử dụng để áp dụng cho tình trạng nhập cư
  • Một bản sao của mẫu I-797, Notice of Action, cho các ứng dụng ban đầu hoặc kiến ​​nghị
  • Một bản sao của mẫu đơn I-551 của bạn (thẻ xanh)

Nếu bạn đang ở Hoa Kỳ và chưa nộp điều chỉnh tình trạng của bạn để thường trú nhân, bạn có thể nộp mẫu đơn I-824 cho con quý vị ở nước ngoài với mẫu I-485. Khi đồng thời nộp mẫu đơn I-824, nó không đòi hỏi bất kỳ tài liệu hỗ trợ.

Nếu bạn nhận được thị thực nhập cư ở nước ngoài, bạn có thể liên hệ với National Visa Center (NVC) để biết thông tin sau để tham gia. Trực tiếp điều tra như vậy bằng cách gửi e-mail cho NVCInquiry@state.gov hoặc bằng văn bản cho Trung tâm Quốc gia Visa, Attn: WC, 32 Rochester Ave., Portsmouth, NH 03.801-2.909.

Thủ tục kết hôn và bảo lãnh vợ chồng sang Úc Australia

Visa 300 – Hôn phu / Hôn thê
Loại visa này dành cho những cặp tình nhân đã đính hôn và chuẩn bị kết hôn. Vị hôn phu/hôn thê được bảo lãnh có thể cư trú ở Úc trong vòng 9 tháng để tiến hành kết hôn với hôn thê/hôn phu của mình trước khi Visa này hết hạn. Có thể nộp đơn bảo lãnh chính chức ở Úc sau khi kết hôn.
Có thể ra vào Úc bất cứ lúc nào nếu được cấp visa, và có thể làm việc cũng như đi học ở Úc.
Có thể tiếp cận được chương trình hỗ trợ y tế và sức khỏe nhưng người được bảo lãnh phải đang ở Úc và đã nộp đơn xin định cư chính thức theo diện bảo lãnh vợ/chồng.

Các tiêu chuẩn xem xét:

  • Được bảo lãnh bởi hôn phu/hôn thê đã đính hôn của mình là người từ 18 tuổi trở lên, và không bị ràng buộc về hôn nhân/còn độc thân.
  • Hai người phải gặp gỡ quen nhau khi đã đến tuổi trưởng thành và biết rõ về bản thân của nhau.
  • Chứng minh có mối quan hệ thật, thực sự muốn tiến đến hôn nhân và mong muốn chung sống lâu dài với nhau như vợ chồng.
  • Không phạm pháp phạm tội và không mắc bệnh nghiêm trọng.
Nếu được yêu cầu, có thể người bảo lãnh phải đóng tiền “bảo đảm”.
Visa 309 – Bảo lãnh vợ/chồng
Loại visa này cho phép người vợ/chồng ở Việt Nam sang sinh sống cùng người chồng/ợ ở Úc tạm thời. Sau 2 năm nếu mối quan hệ vợ chồng vẫn còn tiếp diễn bình thường thì sẽ được nộp đơn xin định cư chính thức.
 Loại visa này cho phép người được bảo lãnh sang Úc học tập, làm việc.
 Các tiêu chuẩn xem xét:
  • Có kết hôn chính thức, hợp pháp
  • Đã và đang sinh sống với nhau hoặc nếu không sinh sống chung với nhau thì việc sống xa nhau phải là tạm thời.
  • Chứng minh có mối quan hệ thật:
    • Lần đầu tiên quan biết nhau như thế nào, lúc nào
    • Mối quan hệ tiến triển như thế nào
    • Quyết định kết hôn với nhau như thế nào
    • Việc sắp xếp ở Việt Nam: hỗ trợ về tài chính, vật chất, tinh thần và mức độ gắn bó này xảy ra khi nào
    • Các khoảng thời gian xa nhau (khi nào và tại sao, kéo dài bao lâu và quy trì mối quan hệ như thế nào)
    • Kế hoạch tương lai của hai người.
 Người bảo lãnh ở Úc phải cam kết bảo lãnh 2 năm về mặt tài chính cho người được bảo lãnh ở Việt Nam. Nếu được yêu cầu, phải đóng tiền “bảo đảm”.
Visa Bảo lãnh cha mẹ
Yêu cầu cơ bản:
Người xin visa định cư Cha mẹ phải đạt được các yêu cầu cơ bản dưới đây:
  •  Có con cái sinh sống ở Úc ít nhất là 2 năm trước ngày nộp đơn. Người con đó phải là công dân Úc, hoặc có thẻ thường trú nhân Úc, hoặc là công dân New Zealand đủ tư cách ở Úc.
  •  Được người con đó bảo lãnh. Trong trường hợp người con dưới 18 tuổi, người chung sống với người con đó, người họ hàng gần hoặc người giám hộ của người con, hoặc tổ chức cộng đồng có thể đứng ra bảo lãnh.
  •  Phải thỏa mãn bài test về cân bằng gia đình (Ít nhất ½ số con của bạn phải đang sinh sống lâu dài ở Úc, hoặc số người con sinh sống thường trú ở Úc của bạn nhiều hơn ở bất cứ nước nào khác)
  •  Không phạm pháp, phạm tội.
  •  không mắc bệnh nghiêm trọng.
  •  Bạn phải nộp phí visa (VAC) lần 1, lần 2 và người bảo lãnh phải chứng minh có một khoản tài chính thỏa đáng (AoS) kèm theo ký quỹ cam kết trợ cấp cho người xin định cư trong khoảng thời gian nhất định (AoS bond).
 Diện cha mẹ có 3 loại phổ biến nhất:
1.      Cha mẹ theo diện thường Parent (Permanent Visa- Subclass 103):
  • Thời gian chờ đợi rất lâu (khoảng 10 năm).
    Charge Type
    Charge Amount
    1st installment
    $1,420
    2nd installment
    $1,235
  • Đồng thời phải đóng tiền bảo trợ (AoS Bond cho 2 năm) là 5,000 $ cho mỗi người được bảo lãnh, $2000 cho mỗi người đi theo trên 18 tuổi.
2.      Cha mẹ theo diện tạm trú có đóng tiền (Contributory Parent Temporary Visa – Subclass 173)
  • Thời gian chờ đợi khoảng 18 tháng.
Charge Type
Charge Amount
1st installment
$1420
2nd installment
$19,635
2nd installment
For applicants under 18 years
$1415
Sau khi tới Úc, và trong vòng 2 năm, gia đình phải nộp đơn với Bộ Di Trú và Quốc Tịch Úc để xin vào thường trú (chuyển sang Subclass 143). Khi đó:
Charge Type
Charge Amount
1st installment
$195
2nd installment
$13,090
2nd installment
For applicants under 18 years
Nil
3.      Cha mẹ theo diện thường trú có đóng tiền (Contributory Parent Migrant Visa- Subclass 143):
Thời gian chờ đợi: khoảng 18 tháng.
Charge Type
Charge Amount
1st installment
$1,420
2nd installment
$32,725
2nd installment
For applicants under 18 years
$1,415
Đồng thời phải đóng tiền bảo trợ (AoS Bond cho 10 năm) là $10,000 cho mỗi người được bảo lãnh, $4,000 cho mỗi người đi theo trên 18 tuổi. Số tiền bảo trợ phải đóng với chính phủ Úc và số tiền này sẽ được hoàn lại sau 10 năm nếu người được bảo lãnh không hưởng trợ cấp của Bộ An Sinh Xã Hội Úc.
Với 3 loại visa cha mẹ nói trên, Bộ Di Trú và Quốc Tịch Úc cho phép người được bảo lãnh được kèm theo những người con còn lại tại Việt Nam định cư chung với cha mẹ nếu số người con tại Úc bằng hoặc nhiều hơn ở Việt Nam. Nếu những người con còn ở Việt Nam trên 18 tuổi thì phải chứng minh chúng  lệ thuộc vào đương đơn.

Source: tddvn.com

Visa cho người phối ngẫu của một công dân quốc gia Liên minh châu Âu Pháp

Visa cho người phối ngẫu của một công dân quốc gia Liên minh châu Âu Pháp

Một công dân nước ngoài kết hôn với một công dân Pháp, hoặc cho một công dân EU, được miễn lệ phí xử lý. (Cơ sở này chỉ có giá trị cho người đã kết hôn, không cho các đối tác đăng ký của “PACS”)

Bạn cần liên hệ với lãnh sự phù hợp chịu trách nhiệm về lĩnh vực mà bạn cư trú tại Hoa Kỳ. Để biết được nơi để áp dụng, xin vui lòng bấm vào đây .

Bạn cũng cần phải thực hiện một cuộc hẹn trực tuyến. Cá nhân xuất hiện tại Lãnh sự quán bây giờ là bắt buộc. Tất cả các ứng đầu tiên phải sắp xếp một cuộc hẹn. Click vào đây để làm một cuộc hẹn

1- Visa cho một kỳ nghỉ ngắn (visa Schengen)

Các tài liệu sau đây phải được trình bày cho một kỳ nghỉ visa / Schengen ngắn:

Bạn phải áp dụng với tất cả các tài liệu cần thiết trong bản gốc và một bản sao. Phần visa không thực hiện bất kỳ bản sao.

Ngoại hình personnal LÀ BẮT BUỘC: bạn không thể áp dụng qua đường bưu điện.

- hộ chiếu hợp lệ trong ba tháng sau ngày cuối cùng của kỳ nghỉ trong tương lai tại Hoa Schengen. Hãy đảm bảo rằng hộ chiếu nắm giữ ít nhất hai trang tùng cho lãnh sự quán để đóng visa. Hộ chiếu của bạn cũng phải ở trong điều kiện tốt để được chấp nhận.

- bản sao của 5 trang đầu của hộ chiếu của bạn.

- 2 mẫu đơn xin nghỉ ngắn (chỉ ONE cho công dân Mỹ) điền và rõ ràng có thể đọc được. Vui lòng sử dụng mực đen. Hãy chắc chắn rằng số điện thoại di động của bạn và địa chỉ e-mail cũng được thêm vào theo các hình thức.

- 2 ảnh (thêm thông tin về bức ảnh) (chỉ ONE cho công dân Mỹ). Tất cả hình ảnh phải được gần đây, giống hệt nhau, kích thước hộ chiếu – 1,4 “x 1,7” (3,5cm x 4,5cm) và hiển thị mặt trước chân tóc trên trán và tai trên nền trắng, khuôn mặt phải mất 70- 80% của bức ảnh.

- Một bằng chứng về địa chỉ của bạn (ở Delaware, District of Columbia, Maryland, Pennsylvania, Virginia, West Virginia) mà có thể là một bản sao của giấy phép hoặc nhà nước ID lái xe của bạn hoặc một hóa đơn tiện ích hoặc một hợp đồng thuê / hành động của ngôi nhà. Nếu bạn không phải là sống hay học tập tại một trong 6 nước nêu trên, bạn phải áp dụng với một lãnh sự quán Pháp: xin vui lòng bấm vào đây

- một bằng chứng về tình trạng tổ chức tại Hoa Kỳ (thẻ xanh, visa Mỹ hợp lệ với I-94, và các giá trị I-20 hoặc các giá trị I-AP66 ….) cho các công dân Mỹ không. Những người có visa B1 / B2 sẽ đòi hỏi một thủ tục phức tạp hơn và lâu hơn.

– Đối với người phối ngẫu của một công dân Pháp:

  • Một tài liệu của Pháp về cuộc hôn nhân của bạn: “livret de famille” OR một bản sao gần đây của chứng chỉ Pháp kết hôn (nếu việc kết hôn diễn ra tại Pháp) hoặc một người Pháp phiên âm chính thức gần đây (nếu hôn nhân của bạn đã không diễn ra ở Pháp). Cảnh báo: tài liệu này cần phải được ghi ngày trong vòng 2 tháng qua. Transcription cho cuộc hôn nhân tổ chức ở nước ngoài là bắt buộc, phải mất vài tuần / tháng và đã được xử lý tại lãnh sự quán gần nhất từ nơi của cuộc hôn nhân riêng của mình, không nơi cư trú hiện tại của bạn).

  • Một bằng chứng về quốc tịch Pháp của người phối ngẫu của bạn (thẻ căn cước quốc gia hoặc chứng chỉ quốc gia Pháp, ngoại trừ hộ chiếu quốc gia Pháp mà không phải là một tài liệu đầy đủ của chính nó)

– Đối với người phối ngẫu của một công dân của Liên minh châu Âu:

  • Giấy chứng nhận kết hôn ban đầu
  • một bản dịch của giấy chứng nhận hôn nhân của bạn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp nếu nó đã được giao trong bất kỳ ngôn ngữ khác hơn so với hai,
  • cũng như một bằng chứng về quốc tịch châu Âu của người phối ngẫu (+ bản sao)

- thị thực miễn phí.

2- Visa thành lập ở Pháp

Người phối ngẫu nước ngoài của một công dân Pháp (ngoại trừ các thành viên của Liên minh châu Âu, trong không gian kinh tế Châu Âu, Thụy Sĩ, Monaco, St Martin và Algeria) phải có visa lưu trú dài, có giá trị như là một thẻ cư trú, trong để chi tiêu nhiều hơn 90 ngày cho mỗi học kỳ tại Pháp. Nếu được, visa này cũng là một thẻ cư trú tại cùng một thời điểm, có giá trị cho đến khi một năm. Bạn sẽ chỉ cần đăng ký tại các chi nhánh địa phương của OFII (Office Français de l’Immigration et de l’tích hợp) sau khi hai tháng đầu tiên đến ở Pháp.

Nếu bạn ở lại hơn một năm ở Pháp, sau đó bạn sẽ cần phải nộp đơn xin Thẻ Thường trú (“Carte de Séjour”)

Visa này áp dụng cho tất cả các quốc gia nhưng vợ chồng Algeria hoặc EU của công dân Pháp, những người mà các hiệp định khác nhau tồn tại.)

Visa này cần tối thiểu là 10 đến 15 ngày làm việc (2-3 tuần) để được xử lý tùy thuộc vào quốc tịch của bạn. (Khung thời gian tối thiểu 10 ngày làm việc áp dụng cho tất cả các quốc gia) Chúng tôi khuyên các bạn nên xin visa này ít nhất 3-4 tuần trước khi chuyến đi kế hoạch.

Nếu bạn muốn định cư ở Pháp, các tài liệu sau đây phải được trình bày:

Bạn phải áp dụng với tất cả các tài liệu cần thiết trong bản gốc và một. Phần visa không thực hiện bất kỳ bản sao.

Ngoại hình personnal LÀ BẮT BUỘC: bạn không thể áp dụng qua đường bưu điện.

- hộ chiếu hợp lệ trong ba tháng sau ngày cuối cùng ở lại trong Hoa Schengen. Hãy đảm bảo rằng hộ chiếu nắm giữ ít nhất hai trang tùng cho lãnh sự quán để đóng visa. Hộ chiếu của bạn cũng phải ở trong điều kiện tốt để được chấp nhận.

- bản sao của 5 trang đầu của hộ chiếu của bạn.

- 2 mẫu đơn xin nghỉ dài (chỉ ONE cho công dân Mỹ) điền đầy đủ và rõ ràng có thể đọc được. Vui lòng sử dụng mực đen. Hãy chắc chắn rằng số điện thoại di động của bạn và địa chỉ e-mail cũng được thêm vào các hình thức,

- 2 ảnh (thêm thông tin về bức ảnh) (chỉ ONE cho công dân Mỹ). Tất cả hình ảnh phải được gần đây, giống hệt nhau, kích thước hộ chiếu – 1,4 “x 1,7” (3,5cm x 4,5cm) và hiển thị mặt trước chân tóc trên trán và tai trên nền trắng, khuôn mặt phải mất 70- 80% của bức ảnh.

- Một bằng chứng về địa chỉ của bạn (ở Delaware, District of Columbia, Maryland, Pennsylvania, Virginia, West Virginia) mà có thể là một bản sao của giấy phép hoặc nhà nước ID lái xe của bạn hoặc một hóa đơn tiện ích hoặc một hợp đồng thuê / hành động của ngôi nhà. Nếu bạn không phải là sống hay học tập tại một trong 6 nước nêu trên, bạn phải áp dụng với một lãnh sự quán Pháp: xin vui lòng bấm vào đây

- Mẫu OFII (hình thức này chỉ có sẵn trong tiếng Pháp) mà bạn sẽ điền vào tất cả các phần cao đầu tiên (trên phần giữa). Nếu visa của bạn được chấp thuận, lãnh sự quán sẽ đóng dấu vào mẫu đơn này và trả lại cho bạn. Sau đó, bạn sẽ điền vào phần cuối cùng của nó khi bạn đến ở Pháp và gửi nó đến các chi nhánh địa phương gần nhất của OFII của nhà bạn ở Pháp.

- một bằng chứng về tình trạng tổ chức tại Hoa Kỳ (thẻ xanh, visa Mỹ hợp lệ với I-94, và các giá trị I-20 hoặc các giá trị I-AP66 ….) cho không – công dân Mỹ. Những người có visa B1 / B2 sẽ đòi hỏi một thủ tục phức tạp hơn và dài hơn, và buộc phải áp dụng trong người,

– Đối với người phối ngẫu của một công dân Pháp:

  • Một tài liệu của Pháp về cuộc hôn nhân của bạn:. Các “livret de famille”, và một bản sao của giấy chứng nhận kết hôn Pháp (nếu việc kết hôn diễn ra tại Pháp), hoặc sao chép chính thức Pháp (nếu hôn nhân của bạn đã không diễn ra ở Pháp Đăng ký kết hôn hoặc sao chép nên được ít hơn 2 tháng tuổi. (bản chính + bản sao)

Cảnh báo: phiên mã này cho cuộc hôn nhân tổ chức ở nước ngoài là bắt buộc, phải mất vài tuần / tháng và đã được xử lý tại lãnh sự quán gần nhất từ nơi của cuộc hôn nhân riêng của mình, không nơi cư trú hiện tại của bạn)

  • Một bằng chứng về quốc tịch Pháp của người phối ngẫu của bạn (thẻ căn cước quốc gia hoặc chứng chỉ quốc gia tiếng Pháp hoặc hộ chiếu sinh trắc học, nhưng không bao gồm các cựu hộ chiếu quốc gia Pháp mà không phải là một tài liệu đầy đủ của chính nó): (bản gốc + bản sao)

– Đối với người phối ngẫu của một công dân của Liên minh châu Âu: – một bản sao của bản dịch tiếng Pháp của giấy chứng nhận kết hôn của bạn, – cũng như một bằng chứng về quốc tịch châu Âu.

- Một phong bì nhanh trả trước cho sự trở lại của hộ chiếu của bạn khi visa đã được gắn vào nó. Hộ chiếu được lưu giữ tại văn phòng visa và chúng tôi khuyên bạn nên lựa chọn này. Tuy nhiên bạn có thể giữ hộ chiếu của bạn trong suốt quá trình. Trong trường hợp này bạn sẽ phải xuất hiện trong người một lần thứ hai cùng với hộ chiếu của bạn để cấp thị thực.

Thủ tục kết hôn và bảo lãnh vợ chồng sang Đức

Thủ tục kết hôn, xuất cảnh sang Đức

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc kết hôn và xin thị thực đoàn tụ sang Đức phải qua các trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: ĐKKH tại Sở Tư pháp.

+ Phía công dân Đức, hồ sơ gồm: Tờ khai ĐKKH theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận cư trú, có ghi rõ tình trạng hôn nhân: chưa kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã ly hôn hoặc vợ/ chồng đã chết (ở Đức không cấp Giấy xác nhận độc thân); Giấy khám sức khỏe về tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ chiếu; Giấy ủy quyền (cho bên Việt Nam nộp hồ sơ kết hôn, có ghi rõ lý do ủy quyền).

Các giấy tờ nói trên (trừ Tờ khai ĐKKH) phải được công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt tại cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại Đức, sau đó gửi về Việt Nam.

+ Phía công dân Việt Nam, hồ sơ gồm: Tờ khai ĐKKH theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe về tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ khẩu, Giấy CMND.

Hồ sơ lập thành 2 bộ, nộp tại Sở Tư pháp, 30 ngày sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 2: Xin cấp thị thực đoàn tụ gia đình.

Sau khi có Giấy chứng nhận kết hôn, để được xuất cảnh sang Đức, bên Việt Nam phải làm Đơn xin cấp thị thực đoàn tụ với vợ/chồng (mẫu đơn được phát miễn phí tại Tổng lãnh sự quán CHLB Đức tại TP.HCM, số 126 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), kèm đơn là: 3 ảnh có nền sáng, Hộ chiếu hợp lệ và phải có chữ ký, Giấy chứng nhận kết hôn bản chính kèm theo bản dịch tiếng Đức. Hồ sơ lập thành 3 bộ (nếu là bản sao thì phải được chứng thực hợp lệ) và phải do chính người làm đơn mang đến nộp tại Phòng thị thực của Tổng lãnh sự vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu.

Đơn sẽ được Tổng lãnh sự quán tiếp nhận thẩm tra và chuyển đến Sở Ngoại kiều có chức năng ở Đức xem xét và ra quyết định chấp nhận cấp thị thực. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ trong thời hạn khoảng 3 tháng đương đơn sẽ được cấp thị thực.

Luật sư Huỳnh Minh Vũ

Ngoài bộ hồ sơ gốc phải nộp thêm hai bộ hồ sơ phô tô. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ xin cấp thị thực.

Những giấy tờ nêu dưới đây cần phải nộp bản chính hoặc bản sao công chứng (3 bộ hồ sơ: 1 bộ hồ sơ gốc và 2 bộ hồ sơ phô tô). Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức. Những giấy tờ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ

A. Về phía người xin cấp thị thực:

1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2 bản, lấy từ trang chủ của Đại sứ quán: www.hanoi.diplo.de), khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

2. 2 ảnh màu mới chụp cỡ 4×6, phông nền trắng, chụp chính diện.

3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.

4. Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ A1 theo „Danh mục tham khảo chung châu Âu về ngôn ngữ“ do Hội đồng châu Âu soạn thảo – Đề nghị Quý vị xem thêm bản thông tin của chúng tôi về việc này!

5. Các giấy tờ phải nộp kèm:
a) Giấy chứng nhận độc thân do Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp (cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 3 tháng),
b) Nếu đã từng ly hôn thì phải nộp quyết định ly hôn,
c) Bằng chứng về việc dự định kết hôn bên Đức (Giấy xác nhận của Phòng Hộ tịch Đức)
Nếu việc thẩm tra giấy tờ trong khuôn khổ thủ tục xin miễn giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn đang được tiến hành thì phải nêu rõ sự việc này trong hồ sơ. Trong trường hợp này không phải nộp giấy chứng nhận độc thân.
Khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực, tất cả các giấy tờ nộp kèm phải còn giá trị !

B. Về phía người vợ hoặc chồng tương lai tại Đức:

1. Giấy mời không cần theo mẫu (Ví dụ: mục đích “kết hôn“).
2. Bản sao công chứng hộ chiếu (sao tất cả các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh…).
3. Bản sao quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước (nếu có).
4. Giấy chứng nhận đăng ký địa chỉ thường trú do Phòng Đăng ký nhân khẩu tại Đức cấp.
5. Chứng nhận về tài chính (Giấy cam kết bảo lãnh có xác minh khả năng tài chính hoặc hợp đồng thuê nhà/ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà kèm theo chứng nhận thu nhập của 3 tháng gần nhất).

Trong từng trường hợp cụ thể có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác, việc này sẽ được nhân viên nhận hồ sơ của sứ quán thông báo cho Quý vị bằng văn bản.

Thời gian giải quyết hồ sơ:

Đại sứ quán sẽ chuyển hồ sơ đến Sở Ngoại kiều nơi cư trú của vị hôn phu/hôn thê tại Đức (Theo Điều 31 Luật Cư trú, khi giải quyết hồ sơ phải lấy ý kiến đồng ý của Sở Ngoại kiều). Xin lưu ý: Quá trình xét hồ sơ xin cấp thị thực có thể bị kéo dài do việc tiến hành song song thủ tục thẩm tra giấy tờ. Theo quy định Đại sứ quán chỉ có thể cấp thị thực nếu tất cả các điều kiện cần thiết cho việc đăng ký kết hôn được đáp ứng, tức là trên hết việc xác minh xem vị hôn phu/hôn thê người nước ngoài có đủ điều kiện để được phép đăng ký kết hôn không đã phải kết thúc. Người xin cấp thị thực phải chứng minh điều này với sứ quán bằng cách nộp giấy chứng nhận của Phòng Hộ tịch Đức. Đại sứ quán sẽ cấp thị thực nếu việc kết hôn được thực hiện ngay sau đó và được Sở Ngoại kiều đồng ý.

Vì lý do đó việc xét hồ sơ xin cấp thị thực có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Source: tintucvietduc.de

Hôn Nhân Và Bảo Lãnh Người Đồng Tính Ỡ VN Sang Mỹ

Bạn là Việt Kiều, muốn về Việt Nam cưới vợ và bảo lãnh sang Mỹ? Luật di trú cho phép bạn làm như thế. Và kể từ năm nay, những người đồng tính cũng sẽ được bảo lãnh người phối ngẫu đồng tính vào Hoa Kỳ, sau khi Tòa Tối Cáo Hoa Kỳ gỡ một luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính.

Quyết định của Tòa Tối Cao Hoa Kỳ hôm Thứ Tư 26-6-2013 khi bác bỏ luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính đã mở đường cho nhiều thay đổi triệt để tại Hoa Kỳ.

Báo Washington Times nói rằng quyết  định tỷ phiếu 5-4 của Tòa Tối Cao Hoa Kỳ nói rằng Luật Bảo vệ Hôn Nhân DOMA là vi hiến, sẽ tức khắc mở cửa di trú cho các cặp đồng tính ở các tiểu  bang nơi hôn lễ đồng tính của họ được công nhân.

Các luật gia cũng nói rằng các cặp hôn nhân đồng tính cũng sẽ hưởng các phúc lợi như quyền thừa kế tài sản (nếu phối ngẫu đông tính chết), và áp dụng cho tất cả các phúc lợi liên bang như tiền Thuế và tiền An Sinh Xã Hội.

Jorge Gutierrez, trong ban lãnh đạo tổ chức bênh vực di dân bất hợp pháp và đồng tính có tên gọi Queer Undocumented Immigrant Project for United We Dream, nói: “Hôm nay là ngày tuyệt vời không chỉ cho phong trào đồng tính mà cả cho phong trào bênh vực quyền di trú.”

Hỏi:

Thân Chào Anh Huy Tôn,

Tôi là boy và người yêu của tôi cũng là boy. Nói thể để Anh Huy Tôn nắm sự việc mà tôi sắp trình bày ra đây:

Chúng tôi yêu nhau đã hơn 10 năm nhưng không thể sống chung vì luật pháp VN chưa công nhận điều này, hơn nữa điều đó khó chấp nhận ở VN.

Tôi xin nhờ Anh Huy Tôn trả lời giúp: Nếu tôi muốn bảo lãnh người yêu tôi qua Mỹ thì việc mở hồ sơ bảo lãnh như vậy có hợp pháp không, thời gian mất bao lâu và chúng tôi cần chứng minh những gì vì đây là tình yêu thật sự và tôi có thể qua Mỹ để phỏng vấn.

Cảm ơn Anh Huy Tôn

Nhất Văn

 Đáp:

Chào anh Nhất Văn,

Trước tiên, SG VISA xin chúc mừng anh và người yêu đã vượt qua tất cả những định kiến của xã hội để có thể cùng nhau xây đắp giấc mơ về một cuộc sống hạnh phúc tại Mỹ. Bên cạnh đó, SG VISA cũng cảm thông và hiểu được khát khao đoàn tụ của anh trong 10 năm qua nói riêng và cộng đồng những người đồng tính khác trên thế giới nói chung.

Hon nhan dong tinh

Hon nhan dong tinh

Những người đồng tính đều có chung ước muốn được xã hội thừa nhận. Họ cũng muốn sống một cuộc sống bình thường như những người bình thường khác. Tuy nhiên, sự kỳ thị của xã hội vẫn là một rào cản lớn đối với họ. Người đồng tính, chuyển giới cũng là con người nhưng họ đang bị xã hội hay chính gia đình họ bỏ rơi. Tại Việt Nam và nhiều đất nước hiện nay, ngay trong luật gia đình, luật phòng chống bạo lực gia đình cũng không có điều khoản nào bảo hộ cho người đồng tính, và đây là một thiệt thòi rất lớn của họ.

Những năm gần đây, hôn nhân đồng tính đã trở nên cởi mở hơn và không còn xa lạ với chúng ta, nhất là đối với nhưng nước phát triển như Mỹ, Canada, Brazil, một số nước Châu Âu,…

Nói đến nước Mỹ, ngày 26-6-2013, Tòa án tối cao Mỹ tuyên bố Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (Defense of Marriage Act – DOMA ) xác lập lại hôn nhân là sự kết hợp giữa hai cá thể. Chính động thái này đã mở ra một hướng mới cho các cặp đôi đồng tính có mong muốn kết hôn và sinh sống tại Mỹ, cụ thể là nhiều tiểu bang nơi mà hôn lễ đồng tính của họ được công nhận. Tính đến thời điểm hiện nay, các tiểu bang đó bao gồm: California, Connecticut, Delaware, Iowa, Maine, Maryland, Massachusetts, Minnesota, New Hampshire, New York, Rhode Island, Vermont, Washington, Washington D.C., 5 bộ lạc Thổ Dân Hoa Kỳ (Native American tribes), và một số tiểu bang khác.

Ngoài ra, các cặp hôn nhân đồng tính cũng sẽ hưởng các phúc lợi như quyền thừa kế tài sản và áp dụng cho tất cả các phúc lợi liên bang như tiền Thuế, tiền An Sinh Xã Hội, kể cả y tế và trợ cấp thất nghiệp (welfare). Như vậy, quyết định này thật đáng mừng và đã mở đường cho nhiều thay đổi triệt để tại Hoa Kỳ.

Hiện nay, luật pháp về quan hệ đồng tính rất khác biệt ở nhiều nước trên thế giới. Tại Á Châu, hôn nhân đồng tính vẫn đang là vấn đề được tranh luận và hiện vẫn chưa có quốc gia nào đồng ý về việc này. Nếu anh Nhật Văn muốn bảo lãnh cho người yêu đồng tính ở Việt Nam, một số chọn lựa có thể giúp cho người bạn này như đến Mỹ theo con đường du lịch hoặc du học, sau đó kết hôn tại tòa án thành phố hoặc văn phòng chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền tại địa phương, và trở về Việt Nam chờ đợi thủ tục duyệt xét cấp chiếu khán của Tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Việc duyệt xét của Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam có thể ít gay go hơn Sở Di Trú ở Mỹ trong hồ sơ diện này.

Hoặc công dân Mỹ có thể tiến hành hồ sơ bảo lãnh người yêu theo diện hôn thê mà họ không cần đăng ký kết hôn tại Việt Nam, vì tại Việt Nam luật pháp vẫn chưa cho phép những người đồng tính đăng ký kết hôn. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ không thể bảo lãnh người yêu theo diện vợ/chồng. Bước đầu để tiến hành hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê/phu là hoàn tất và nộp đơn I-129F, vì đây là sự lựa chọn tối ưu nhất cho những cặp đôi đồng tính muốn bảo lãnh sang Mỹ này. Sau khi mọi thủ tục hoàn tất, người được bảo lãnh có thể đến Hoa Kỳ và đăng ký kết hôn trong 90 ngày, và sau đó lập thủ tục xin thẻ xanh Thường trú nhân.

Đơn xin bảo lãnh hôn nhân đồng tính là một lãnh vực mới của luật di trú nhưng theo các giới chức của Bộ Công dân và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS), những đơn này sẽ được xét duyệt công bằng như những đơn xin visa khác-giới-tính.

Hồ sơ thông thường có thời gian xét duyệt từ 6-11 tháng. Tuy nhiên, các viên chức USCIS cũng là những con người bình thường và một số người có thể vẫn còn ngần ngại chấp nhận quan điểm về hôn nhân đồng tính. Do do, sẽ có những đơn bảo lãnh được duyệt xét rất kỹ lưỡng, thời gian có thể sẽ lâu hơn những hồ sơ thông thường khác.

Cách đây 8 tháng, SG VISA đã tiếp nhận trường hợp một khách hàng là anh Đồng, anh có người yêu tên Thanh và hai người đã quen nhau hơn 15 năm, từ khi anh Thanh còn chưa đặt chân đến Mỹ. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thỉnh thoảng anh Thanh vẫn về nước để thăm anh Đồng, những lần gặp nhau được vài tháng hoặc có khi chỉ được vài tuần là anh Thanh phải bay về Mỹ vì công việc không cho phép phải ở Việt Nam lâu. Để có thể qua Mỹ kết hôn, trong vòng 10 năm, anh Đồng đã phỏng vấn visa du lịch 3 lần và cả 3 lần đều bị từ chối.

Trong những thời khắc cô đơn và tuyệt vọng, cặp đôi đồng tính này đã tìm tới SG VISA. Đây cũng là thời điểm Tòa Án Tối Cao Mỹ bác bỏ luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính. Ấn tượng của chúng tôi khi gặp anh Đồng lần đầu tiên là một người đàn ông đã bước qua tuổi trung niên nhưng vẫn còn rất nhiều khép nép, định kiến mấy ngàn năm văn hóa của Việt Nam đã làm cuộc nói chuyện giữa chúng tôi khởi đầu không mấy suôn sẻ. Tuy vậy, sau hằng giờ lắng nghe những ước mơ, nguyện vọng của anh Đồng cũng như trao đổi qua điện thoại với anh Thanh, chúng tôi đã hoàn toàn hiểu được, cảm thông mối quan hệ của hai người và tư vấn về điều luật mới ban hành của chính phủ Mỹ, cho phép tất cả những người đồng tính có thể bảo lãnh bạn đời qua diện Hôn phu/hôn thê. SG VSIA đã giúp họ nộp những đơn thông thường được yêu cầu (đơn I-129F, G-325A, G-1145) và kèm theo những bằng chứng chứng minh mối quan hệ thật như hình ảnh chụp chung từ lúc quen nhau tới thời điểm hiện tại, hóa đơn gửi tiền, hóa đơn điện thoại thể hiện sự liên lạc với nhau, những lần chat qua yahoo, gmail… như hướng dẫn của SG VISA.

Hiện tại, hồ sơ của anh Đồng đã được USCIS chấp thuận và chúng tôi đang tiến hành giúp anh Đồng, anh Đẳng làm đơn bảo trợ tài chính và chuẩn bị trả lời những câu hỏi cho buổi phỏng vấn lấy visa sắp tới.

Trên lý thuyết, những bước trên sẽ giúp cho các cặp đôi đồng tính có được cơ hội đoàn tụ tại Mỹ, tuy nhiên sẽ rất khó để thuyết phục USCIS mối quan hệ mật thiết giữa hai người đồng tính dẫn đến hôn nhân là chính đáng, và mối quan hệ này đã được thiết lập trong quá khứ không vì mục đích định cư, đang được duy trì vì tình yêu chân thật và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai để có được cuộc sống hôn nhân tại Hoa Kỳ. Thử thách này cũng là hậu quả của hàng trăm ngàn công dân Việt Nam đã lợi dụng luật hôn nhân để được hưởng quyền lợi di trú và định cư tại Hoa Kỳ trong suốt nhiều năm qua. Bằng tất cả kinh nghiệm về lĩnh vực di trú và lòng nhiệt huyết, SG VISA sẽ cố gắng giúp cho cặp đôi đồng tính hiện tại và những cặp đồng tính sau này ở Việt Nam lấy được visa định cư Mỹ một cách dễ dàng nhất.

Với tư cách là những người lớn lên tại Mỹ, chúng tôi có những cách nhìn văn minh và cởi mở với cộng đồng thế giới đồng tính vì SG VISA tin rằng, tất cả mọi người đều có quyền xây dựng cho mình một giấc mơ và một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Chúng tôi cũng tin rằng, chỉ có cảm thông sâu sắc với khách hàng mới là chìa khóa thành công của chính mình.

======

Hỏi:

Xin chào anh Huy Tôn. Em xin phép được giấu tên của mình. Em là một đồng tính nữ. Quả thật, ban đầu em rất đau khổ vì điều này và không dám thổ lộ với bất kỳ ai, kể cả những người thân trong gia đình em. Cách đây một năm em có quen một bạn cũng đồng tính như em, bạn ấy mang quốc tịch Mỹ gốc Việt. Chúng em tình cờ quen nhau trên facebook, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn ấy đã giúp em vượt qua rất nhiều khó khăn, định kiến của xã hội về những người đồng tính và rồi chúng em quyết định đến với nhau. Khi đọc bài viết “Hôn nhân đồng tính – Mưu cầu cuộc sống tại Hoa Kỳ” trên Báo Trẻ, chúng em rất vui vì biết được chúng em vẫn có cơ hội được sống cùng nhau trên nước Mỹ – một đất nước chấp nhận các cặp đôi đồng tính được phép đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, cho em hỏi những người đồng tính như chúng em liệu khi nộp đơn có gặp bất kỳ khó khăn nào không và chúng em cần làm những gì để có thể thuyết phục được nhân viên Lãnh Sự Quán Mỹ rằng mối quan hệ của chúng em là thật? Em xin chân thành cảm ơn. Chúc anh sức khỏe và ngày càng có những bài viết thật hay và bổ ích cho mọi người.

Một bạn giấu tên

Đáp:

Chào bạn,

Đầu tiên, SG VISA xin cảm ơn những lời chúc chân thành và sự quan tâm sâu sắc của bạn đến những bài viết trên Báo Trẻ. Qua những lời chia sẻ của bạn, SG VISA rất cảm thông và hiểu được ước mơ, mong muốn, khát khao của bạn. Đó là, được đoàn tụ, được xã hội công nhận, được công khai giới tính thật và được cùng nhau xây dựng một cuộc sống gia đình với người bạn đời mà mình đã chọn, cũng giống như biết bao đôi tình nhân bình thường khác trên thế giới.

Hon nhan dong tinh nu

Hon nhan dong tinh nu

Nếu đã đọc qua bài viết “Hôn nhân đồng tính – Mưu cầu cuộc sống tại Hoa Kỳ, chắc hẳn bạn cũng biết rằng luật Di trú Mỹ đã thay đổi. Kể từ ngày 26-6-2013,  Tòa án tối cao Mỹ đã gỡ một luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính (HNĐT) và cho phép những người đồng tính được bảo lãnh người bạn đời đồng tính qua Mỹ. HNĐT hiện đã được xem là hợp lệ, chỉ với điều kiện được đăng ký tại quốc gia có công nhận HNĐT. HNĐT hợp lệ cho mục đích di dân ngay khi cả hai dự tính định cư tại một trong 37 tiểu bang của Mỹ hiện vẫn chưa công nhận HNĐT. Hôn nhân đồng tính cũng có hiệu lực khi đương đơn xin thị thực tại các quốc gia coi hôn nhân đồng tính là bất hợp pháp.

Đây có thể xem là tin mừng lớn nhất cho cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, và Transgender/Transsexual People) nói chung và những cặp đôi đồng tính nói riêng ở Việt Nam.

Tuy luật Di Trú Mỹ thay đổi và có sự nhìn nhận khác về cộng đồng LGBT nhưng văn hóa và thành kiến của một phần công chúng của xã hội Mỹ vẫn chưa chấp thuận vì tôn giáo và phong kiến của Mỹ. Thành kiến này khiến một số tiểu bang cũng như viên chức trong chính phủ Mỹ có những suy nghĩ và hành động kỳ thị dành cho cộng đồng LGBT, ví dụ: Nhân viên Sở Di Trú (USCIS) có thể trì hoãn hoặc thậm chí không xử lý hồ sơ của các cặp đôi đồng tính ngay khi đến phiên thứ tự mà nhét vào đáy chồng hồ sơ; Viên chức Lãnh Sự có thể sẽ tìm bất cứ lý do gì để từ chối hồ sơ hoặc yêu cầu đương đơn bổ sung bằng chứng sao cho thật sự thuyết phục hoàn toàn hoặc cũng có thể dành rất nhiều thời gian để điều tra và xem xét kỹ lưỡng về mối quan hệ đó;…

Do đó, để tránh trường hợp bị kỳ thị, đương đơn và người bảo lãnh phải chuẩn bị hồ sơ kỹ hơn những hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/hôn thê thông thường khác. Cụ thể như sau:

–         Thông tin về nhân thân của hai bên phải thật sự rõ ràng: Đương đơn và người bảo lãnh phải nắm vững thông tin cá nhân, thông tin tài chính của nhau, càng nhiều càng tốt, càng chi tiết càng tốt.

–         Phải có kiến thức về đời sống của nhau, tại Việt Nam cũng như tại Mỹ: Hiểu được điều này sẽ giúp đương đơn dễ dàng trả lời các câu hỏi của viên chức lãnh sự liên quan đến việc hòa nhập và xây dựng cuộc sống tương lai tại Mỹ.

–         Bằng chứng về mối quan hệ phải hoàn toàn thuyết phục: Cần làm theo trình tự các mốc thời gian trong mối quan hệ của mình, chi tiết lần đầu tiên gặp nhau rất thường được các viên chức lãnh sự khi phỏng vấn hỏi và xem xét tính hợp lý của câu trả lời cùng với bằng chứng chứng minh thuyết phục. Ví dụ: Hai bạn quen nhau trên Facebook thì nên lưu giữ lại những dòng tin nhắn chia sẻ, tâm sự của những ngày đầu tiên quen nhau. Đồng thời, lưu giữ tất cả những bằng chứng chứng minh rằng mối quan hệ của hai bạn vẫn kéo dài đến hiện tại và ngày càng sâu sắc, mặn nồng.

–         Tâm lý phải thật ổn định và tự tin khi được viên chức LSQ phỏng vấn tại Việt Nam, và khi được nhân viên Sở Di Trú (USCIS) phỏng vấn sau khi đương đơn đã nhập cảnh Mỹ và hồ sơ đang xin Thẻ Xanh.

–         Sự ủng hộ của gia đình hoặc không có điều này cũng là yếu tố quan trọng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ. Vì rất có thể Lãnh Sự Quán sẽ cử người đến nhà của đương đơn và người bảo lãnh để điều tra. Do đó, hai bên phải chuẩn bị tâm lý thật vững vàng để vượt qua những định kiến của gia đình (nếu không được gia đình chấp nhận, ủng hộ), và cần phải thật sự quyết tâm cũng như xác nhận thật rõ ràng tình cảm của nhau để tránh mất thời gian, công sức, tình cảm và tiền bạc nhưng lại không đạt được mục đích của mình.

SG VISA hy vọng đã phần nào giải đáp được thắc mắc của bạn và các độc giả có quan tâm cùng vấn đề tương tự. Nếu bạn và quý độc giả có những thắc mắc khác, xin liên hệ cùng SG VISA để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Chúc bạn sớm được đoàn tụ và xây dựng một cuộc sống mới cùng người bạn đời tại Mỹ.

Huy Tôn và SG VSIA Team.

Xem them ve tim ban dong tinh nam va nu online tai day.

Visa định cư Mỹ “Quen nhau qua mạng – Việt kiều bảo lãnh hôn thê”

Nguyen Thi Cuc – P.1, Phu Nhuan, HCMC

Tôi có bạn trai là Việt Kiều Mỹ, (tôi 26 tuổi, anh 38 tuổi) chúng tôi quen nhau từ hồi tháng 3/2013 trên internet thông qua một trang diễn đàn. Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị các thủ tục theo diện bảo lãnh K1, nhưng do chưa có kinh nghiệm và cũng không có hiểu biết nhiều trong việc này nên đang gặp rất nhiều khó khăn và lo lắng.

1. Tôi có hộ khẩu ở Hưng Yên, nhưng hiện tại tôi sống tại TPHCM từ tháng 10/2012 (chúng tôi quen nhau tại TPHCM), tôi có thể đăng ký xin làm Visa tại TP Hồ Chí Minh được không?

Xin cảm ơn!

=======================

Chào bạn Cúc,

Cám ơn bạn đã gửi thắc mắc đến SG VISA. Trong bài tư vấn vừa rồi chúng tôi đã tư vấn cho bạn về:

1) Chúng tôi không biết những điều kiện và các bước làm thủ tục như thế nào? 2) Phía anh ấy cần làm những gì? 3) Phía tôi ở Việt Nam cần làm những gì? (Từ lúc chuẩn bị nộp hồ sơ cho đến khi phỏng vấn). 4) Chúng tôi có cần thuê luật sư ủy quyền không?

Trong bài này SG VISA xin tiếp tục chia sẽ cùng bạn Cúc và các độc giả quan tâm khác về câu hỏi sau đây:

Tôi có hộ khẩu ở Hưng Yên, nhưng hiện tại tôi sống tại TPHCM từ tháng 10/2012 (chúng tôi quen nhau tại TPHCM), tôi có thể đăng ký xin làm Visa tại TP Hồ Chí Minh được không?

==============

Theo cách làm việc của USCIS và LSQ thì đương đơn có thể hoàn tất những đơn dừ ghi nơi sinh sống và địa chỉ gửi thư thực tế để tiện và hiệu quả cho việc liên lạc. Địa chỉ sinh sống của bạn tại HCMC sẽ là nơi hồ sơ của bạn được LSQ mời đến để phỏng vấn. Tuy nhiên, trong suốt quá trình triển khai hồ sơ, nếu bạn có thay đổi địa chỉ sống và liên lạc bạn cần thông báo cho USCIS và LSQ biết để họ chỉnh sửa thông tin trong hồ sơ và bạn sẽ không bị mất thời gian xét duyệt hồ sơ. Vì nếu USCIS và LSQ không thể gửi những thông tin trong hồ sơ không đến được với gia đình đương đơn trong vòng 12 tháng, rất có thể hồ sơ của đương đơn sẽ bị đóng. Để thông báo cho USCIS về sự thay đổi địa chỉ, bạn cần hoàn tất đơn AR-11 (Online hoặc qua đường bưu điện). Nếu bạn không rõ cách thông báo chuyển đổi địa chỉ, mời bạn liên lạc SG VISA hoặc vào website của SG VISA để có được sự tư vấn chính xác và cụ thể.

Viet kieu bao lanh hon phu

Viet kieu bao lanh hon phu

Trong quá trình tư vấn cho cộng đồng về cách “lấy” visa để đi Mỹ dễ dàng, SG VISA đã gặp hàng chục gia đình gặp rắc rối. Cách đây 6 tháng, SG VISA đã nhận tư vấn cho một hô sơ bảo lãnh diện vợ chồng, và gia đình họ đã kết hôn hơn 6 năm và có 2 người con sinh đôi. Tuy nhiên, sau khi đã nộp đơn bảo lãnh được 6 tháng, người bảo lãnh đãh chuyển nơi làm việc đến 1 thành phố mới, và cũng 1 tháng sau đó người vợ và 2 con đã chuyển nhà từ Hà Nội vào Saigon để tiện cho việc làm hồ sơ đoàn tụ cùng chồng, nhưng gia đình họ không thông báo cho USCIS và LSQ biết về sự di chuyển. Sau 12 tháng USCIS và LSQ không thể liên lạc được gia đình họ để yêu cầu họ đóng tiền xét duyệt lý lịch và đề nghị ngày phỏng vấn nên hồ sơ của gia đình họ đã bị USCIS đóng lại. 3 năm sau, họ không rõ lý do tại sao hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đã có 2 người con chung lại kéo dài quá lâu mà vẫn không có ngày phỏng vấn. Người chồng đã liên lạc cùng một văn phòng luật di trú khá lớn tại Houston, TX và văn phòng này hứa sẽ điều tra và xem xét lại tiến trình hồ sơ. Sau gần 2 năm từ khi thuê văn phòng luật tại Houston, người chồng thỉnh thoảng hỏi bên văn phòng luật và đã được bên văn phòng luật trả lời là hồ sơ của họ đã bị USCIS đóng. Và gia đình họ lại mất thêm 2 năm vô ích chỉ vì không thường xuyên hỏi bên đại diện về tiến trình hồ sơ của mình. Quá bất xúc về tiến trình hồ sơ bảo lãnh nên người chồng đã không còn nhờ bên văn phòng luật tiếp tục đại diện gia đình họ nữa.

Sau khi người vợ tìm đến SG VISA và yêu cầu được tư vấn cách thúc đẩy nhanh hơn thời gian được đoàn tụ cùng chồng để 2 đứa con có thể bắt đầu học cấp 1 tại Mỹ, chúng tôi đã liên lạc cùng USCIS và biết rằng hồ sơ này không thể khiếu nại được vì thời gian gia đình không liên lạc cùng USCIS đã trên 12 tháng, và cách duy nhất để giúp cho gia đình họ đoàn tụ và 2 đứa con được đi học cấp 1 tại Mỹ là mở lại hồ sơ mới. Rất đáng mừng là từ khi mở lại hồ sơ mới đến nay chỉ chưa được 6 tháng mà gia đình họ đã có lịch phỏng vấn tại LSQ vào cuối tháng 10 năm 2013.

Hiện nay SG VISA đang hướng dẫn gia đình họ chuẩn bị cho buổi phỏng vấn sắp tới, và chúng tôi tin rằng với sự hiểu rõ về thông tin cá nhân của tất cả thành viên trong gia đình; kiến thức vững vàng về đời sống tại Việt Nam của gia đình đương đơn và tại Mỹ của người bảo lãnh, bằng chứng rất thuyết phục về mối quan hệ vợ chồng giữa đương đơn và người bảo lãnh, và tâm lý rất tự tin sau khi được huấn luyện kỹ càng cho buổi phỏng vấn sắp tới, gia đình đương đơn và người bảo lãnh sẽ cung cấp những câu trả lời hướng cho Viên Chức Lãnh Sự đặt tiếp những câu hỏi sau theo ý mà đương đơn mong muốn.

Trong quá trình bảo lãnh theo diện hôn phu hôn thê, cũng như vợ chồng, cha mẹ con, hoặc anh chị em, những điều cơ bản nhất để chuẩn bị hồ sơ là việc hoàn tất các đơn từ do giới chức chính phủ yêu cầu, nộp đầy đủ bằng chứng xác lập mối mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh, trả phí xét duyệt hồ sơ cho USCIS và NVC, thông báo cho giới chức chính phủ về những thay đổi của hồ sơ như địa chỉ, thêm hoặc giảm thành viên trong hồ sơ, và thông báo cho gia đình đương đơn và người bảo lãnh biết về tiến độ phát triển của hồ sơ. Ngoài thông báo cho giới chức chính phủ về sự thay đổi địa chỉ hoặc khai địa chỉ cho đúng trong các đơn từ, đương đơn và người bảo lãnh cũng phải nắm rõ về thời gian và chi tiết địa chỉ của cả đôi bên, vì đây là một yếu tố quan trong mà Viên Chức Lãnh Sự sẽ hỏi xoáy vào trong buổi phỏng vấn.

Trong bài sau SG VISA chia sẽ cùng bạn và quí độc giả về cách xây dựng bằng chứng thuyết phục và trả lời câu hỏi còn lại của bạn:

Nói thêm về bằng chứng chứng minh quan hệ tình cảm: vì chúng tôi nói chuyện qua Google + nên rất ít có Chat (vì anh nói được Tiếng Việt nhưng viết Tiếng Việt không tốt, tôi không nói được Tiếng Anh nên chúng tôi chỉ hay nói chuyện trực tiếp) nên không có nhiều các bản text chat. Nhưng chúng tôi có những hình ảnh khi đi chơi ở Nha Trang, hình tôi chụp cùng gia đình anh ở TPHCM, các thông tin vé máy bay của anh, visa của anh, vé máy bay khi chúng tôi đi Nha Trang, ra miền Bắc, nhẫn đính hôn anh làm tại Mỹ về trao tặng cho tôi (có giấy xác nhận đơn hàng, trên nhẫn có khắc chữ tên của chúng tôi), giấy xác nhận nhận tiền anh gửi về cho tôi.

Nếu bạn Cúc và quí độc giả có thắc mắc khác, vui lòng lạc SG VISA để được tư vấn chi tiết và cụ thể hơn.

Huy Ton & SG VISA Team

Quá trình cho Việt Kiều bảo lảnh diện hôn thê – hôn phu từ Mỹ

Sau đây là tiến trình bảo lãnh và xin visa áp dụng cho diện hôn phu hay hôn thê của công dân Mỹ.

Bước 1: Người bảo lãnh ở Hoa Kỳ nộp đơn I-129F cho Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS).

Muốn biết thời gian giải quyết hồ sơ ở USCIS, các bạn có thể vào một trong hai trang Web sau đây: https://egov.uscis.gov/cris/jsps/Proces … Center=CSC hay https://egov.uscis.gov/cris/jsps/Proces … Center=VSC.

Bước 2: Khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, USCIS sẽ gửi cho người bảo lãnh ” thông báo chấp thuận bảo lãnh, mẫu đơn I-797”. Sau đó USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến National Visa Center thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ.

National Visa Center có hệ thống trả lời tự động làm việc suốt 24giờ/ngày, bảy ngày trong một tuần (603-334-0700). National Visa Center chỉ có thông tin hồ sơ khi hồ sơ đã được chuyển đến National Visa Center. Nếu hệ thống tự động không nhận biết được số hồ sơ hay số biên nhận (USCIS), có nghĩa National Visa Center chưa nhận được hồ sơ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thông tin cho những câu hỏi thường gặp qua hệ thống trả lời email tự động NVCA@state.gov. Những thắc mắc về tình trạng hồ sơ hay thông tin về việc thay đổi địa chỉ nên gửi đến National Visa Center, 32 Rochester Avenue, Portsmouth, NH 03801-2909.

Khoảng hai tuần sau khi nhận giấy báo chấp thuận (I-797), người bảo lãnh hay người được bảo lãnh có thể liên hệ với National Visa Center để xem National Visa Center nhận được hồ sơ chấp thuận từ USCIS chưa.

Bước 3: National Visa Center chuyển hồ sơ bảo lãnh về cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.

Khoảng từ 5 đến 7 ngày sau khi National Visa Center chuyển hồ sơ cho Lãnh sự quán, người được bảo lãnh có thể liên hệ với Lãnh sự quán ở số điện thoại để xem Lãnh sự quán nhận được hồ sơ từ National Visa Center hay chưa.

Khi biết được National Visa Center đang chuyển hồ sơ về cho Lãnh sự quán, người bảo lãnh nên lập mẫu bảo trợ tài chánh I-134 để gởi về cho người được bảo lãnh. Riêng về người được bảo lãnh thì nên tiến hành những giấy tờ theo như yêu cầu trên trang Web http://vietnamese.hochiminh.usconsulate … didan.html của Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.

Bước 4: Khi Lãnh sự quán nhận được hồ sơ gốc được chuyển từ National Visa Center, Lãnh sự quán sẽ hoàn tất một số thủ tục hành chánh và gửi bộ hướng dẫn (Instruction Package) cho người được bảo lãnh khoảng 2 tháng sau khi nhận đưiợc hồ sơ từ National Visa Center. Trong bộ hướng dẫn, sẽ có những mẫu DS-156, DS-156K và DS-230 Phần I. Bạn có thể nhấn vào đây http://vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/maudon.html để lấy bản tiếng Việt của mẫu DS-156.

Bước 5: Khi người được bảo lãnh báo cho Lãnh sự quán biết họ đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn, Lãnh sự quán sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn khoảng 3 tháng sau và gửi thư mời phỏng vấn (Appointment Package) trong đó có hướng dẫn để người được bảo lãnh thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ cũng như chuẩn bị những giấy tờ cần thiết cho buổi phỏng vấn. Người được bảo lãnh phải hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe và chuẩn bị giấy tờ được yêu cầu trước buổi phỏng vấn.

Bước 6: Người được bảo lãnh đến Lãnh sự quán để phỏng vấn theo ngày được ghi trong thư mời. Người bảo lãnh không được tham dự phỏng vấn. Các viên chức phỏng vấn người được bảo lãnh bằng tiếng Việt. Nếu người được bảo lãnh không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh sự quán sẽ thông dịch cho người được bảo lãnh. Nếu người được bảo lãnh hội đủ điều kiện để được cấp visa tại buổi phỏng vấn, thông thường visa sẽ được cấp vào ngày làm việc tiếp theo.

Người được phỏng vấn nên mang theo nhiều chứng từ để chứng minh quan hệ chân thật giữa mình và người bảo lãnh. Những chứng từ đó là thư từ, email, hóa đơn điện thoại, biên lai nhận và chuyển tiền, hình ảnh chụp chung của hai ngườI ở những thời điểm khác nhau, v.v…

Bước 7: Nếu được cấp visa, người được bảo có 6 tháng để vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Khi đặt chân đến một cửa khẩu ở Mỹ, người được bảo lãnh sẽ nhận được mẫu I-94 (Arrival / Departure Record hay Phiếu xuất nhập cảnh).

Bước 8: Sau khi qua đến Mỹ, người được bảo lãnh nên tranh thủ đến văn phòng địa phương của Social Security để làm đơn xin thẻ Social Security Number. Những giấy tờ cần nộp là mẫu I-94 và hộ chiếu còn hiệu lực.

Muốn biết văn phòng địa phuơng của Social Security, bạn có thể vào trang Web https://secure.ssa.gov/apps6z/FOLO/fo001.jsp của Social Security.

Bước 9: Người bảo lãnh và người được bảo lãnh nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Hai người phải kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi người được bảo lãnh đến Mỹ. Nếu kết hôn sau 90 ngày, hai người phải nộp thêm đơn I-130 lúc người được bảo lãnh nộp đơn I-485 xin điều chỉnh qui chế.

Bước 10: Sau khi có giấy kết hôn, người được bảo lãnh trở lại văn phòng Social Security với giấy kết hôn để đổi họ nếu người được bảo lãnh là phái nữ.

Bước 11: Người được bảo lãnh nộp đơn xin điều chỉnh qui chế. Người được bảo lãnh nên tranh thủ nộp đơn xin điều chỉnh qui chế càng sớm càng tốt. Người được bảo lãnh sẽ bị xem là ở quá thời hạn nếu visa K-1 hết hạn mà vẫn chưa nộp đơn xin điều chỉnh qui chế.

—-

Sau khi đến Mỹ, bạn xin thẻ Social Security bằng cách vào trang Web https://ssa.gov/pubs/10002.html#how để xem thủ tục xin thẻ.

Ngoài ra, hai vợ chồng bạn phải đi đăng ký kết hôn Sau khi đăng ký kết hôn xong thì bạn nộp những giấy tờ sau đây:

1. Đơn I-485 (Application for Adjustment of Status).

2. Đơn I-765 (Application for Employment Authorization). Nếu bạn muốn đi làm trong khi chờ đợi xét đơn.

3. Đơn I-131 (Application for Travel Document). Nếu bạn muốn đi du lịch ra khỏi Mỹ trong thời gian chờ đợi xét đơn.

4. Mẫu bảo trợ tài chánh I-864 và các giấy tờ liên quan đến mẫu I-864 như giấy khai thuế của IRS năm 2006, giấy chứng nhận việc làm và giấy chứng nhận tài khoản nhà băng.

Kèm theo những đơn nói ở trên, hai vợ chồng bạn phải nộp bản sao giấy khai sanh của hai người, bản sao giấy kết hôn, bản sao giấy nhập tịch hay giấy chứng nhận quốc tịch Mỹ của người bảo lãnh, bản sao mẫu I-94 (giấy nhập cảnh Mỹ) của bạn, bản sao giấy chấp thuận đơn bảo lãnh I-129F (NOA2), bản sao hộ chiếu của bạn và hai tấm hình khổ hộ chiếu của bạn với tên họ của bạn viết phía sau.

Riêng về kết quả khám sức khỏe, vì bạn đã khám bệnh bên Việt Nam. Do đó, bạn không cần nộp toàn bộ báo cáo về sức khỏe. Bạn chỉ cần nộp bằng chứng chích ngừa bổ sung (mẫu Supplemental Form to I-693 – Appendix A mà bạn có thể tải xuống máy ở trang Web https://cdc.gov/ncidod/dq/pdf/ti-03/ … 93vacc.pdf).

Những đơn nêu lên ở trên có thể tải xuống ở trang Web (nhìn lên trên ở Mẫu đơn di trú) của Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS)

Toàn bộ giấy tờ nói trên gởi về :

U.S. Citizenship and Immigration Services
P.O. Box 805887
Chicago, IL 60680-4120

Nếu bạn không kết hôn trong vòng 90 ngày, bạn sẽ phải nộp thêm mẫu đơn I-130.

Source: xuatnhapcanh.com

Bảo Lãnh Hôn Thê / Hôn Phu

1. NỘP HỒ SƠ BẢO LÃNH VỚI SỞ DI TRÚ MỸ
Thị Thực đính hôn (K1) là loại thị thực không di dân và là thị thực cho phép hôn phu hoặc hôn thê của công dân Mỹ vào Mỹ để kết hôn với người bảo lãnh. Sau khi kết hôn, đương đơn sẽ nộp đơn lên sở di trú để thay đổi tình trạng cư trú.

Để có được thị thực (K1) là một quá trình bao gồm nhiều bước. Trước tiên, công dân Mỹ phải nộp đơn bảo lãnh fiance (hôn phu/hôn thê) với Sở Di Trú (gọi tắt là USCIS). Sau khi được sở di trú chấp thuận, hôn phu/hôn thê ở nước ngoài được phép hoàn tất quá trình để có thị thực K1. Hôn phu/hôn thê người nước ngoài sẽ cung cấp tài liệu bổ sung cho lãnh sự quán Mỹ tại địa phương, khám sức khoẻ và phỏng vấn xin thị thực.

Người bảo lãnh fiance phải chứng minh được họ và vị hôn phu/hôn thê người nước ngoài đã gặp mặt nhau trong vòng 2 năm trước khi nộp đơn bảo lãnh và có ý định kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi vị hôn phu/hôn thê đến Mỹ.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh theo diện Đính Hôn được Sở Di Trú cứu xét tùy theo mỗi thời điểm. Thường thì khoảng 4 – 6 tháng.

GIẤY TỜ CẦN THIẾT:
·         Bản sao hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sinh Mỹ
·         Bản sao bằng chứng 2 người gặp nhau lần cuối.
·         Bản sao bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ của quý vị (nếu có)
·         2 tấm hình kích thước 2 inch x 2 inch

LỆ PHÍ ĐÓNG CHO SỞ DI TRÚ: $340.00

2. BẢO TRỢ TÀI CHÁNH
Sau khi hồ sơ bảo lãnh fiance của quý vị được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ sẽ được chuyển tới Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC), lần lượt hồ sơ fiance của quý vị sẽ được chuyển tiếp đến Đại Sứ Quán Mỹ hoặc Lãnh Sự Quán nơi hôn phu/hôn thê của quý vị đang cư trú. Lãnh sự quán hoặc Đại Sứ Quán sẽ gởi thông báo cho vị hôn phu/hôn thê của quý vị để chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết cho cuộc phỏng vấn và sẽ xếp lịch phỏng vấn xin thị thực với vị hôn phu/hôn thê của quý vị.

Văn phòng chúng tôi tại Việt Nam sẽ giúp quý vị chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết cho hôn phu/hôn thê của quý vị ở Việt  Nam. Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý vị về những hồ sơ tài chánh và đảm bảo rằng tất cả những bằng chứng đã được nộp là thích hợp

Người bảo lãnh fiance phải hoàn tất đơn bảo trợ tài chánh và kèm theo giấy tờ thuế để chứng minh rằng người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập bằng hoặc cao hơn so với thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn nhập cư. Nếu như người bảo lãnh không đáp ứng được những yêu cầu trên, người bảo lãnh có thể tìm người đồng bảo trợ cho hôn thê/ hôn phu của mình. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng được những yêu cầu theo hướng dẫn.

THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi được yêu cầu để hoàn tất tiến trình và lên lịch hẹn phỏng vấn tại lãnh sự quán thường từ 2 – 5 tháng.

LỆ PHÍ ĐÓNG CHO LÃNH SỰ HOẶC ĐẠI SỨ QUÁN: $240.00

GIẤY TỜ CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI BẢO LÃNH:
·        Bản sao thuế thu nhập gần  nhất.
·        Bản sao 3 tháng lương gần nhất hoặc giấy phép kinh doanh (nếu tự kinh doanh)

3. PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỨ QUÁN MỸ

Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ tại Sài Gòn, Việt  Nam đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình bảo lãnh fiance. Hôn phu/hôn thê của quý vị phải chứng minh được mối quan hệ giữa quý vị và hôn phu/hôn thê của mình là thật. Hôn phu/hôn thê của quý vị phải sẵn sàng trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của Viên Chức Lãnh Sự và đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa quý vị và hôn phu/hôn thê của mình. Văn phòng ở Việt Nam của chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả những câu hỏi và bằng chứng liên quan đến buổi phỏng vấn cho Hôn phu/Hôn thê của quý vị.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:  877-DI-TRÚ-MỸ

Source: baolanhduhoc.com