Tag Archive | Thủ tục

Thủ tục người nước ngoài hay Việt Kiều cưới vợ và đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Hồ sơ đăng ký kết hôn

Khoản 1 và Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của  Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình đã quy định về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài, được sửa đổi, bổ sung theo Khoản 3, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006. Theo đó, hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

– Giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân của mỗi bên, do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại đương sự là người không có vợ hoặc không có chồng.

Trong trường hợp pháp luật của nước mà người xin kết hôn là công dân không quy định cấp giấy xác nhận về tình trạng hôn nhân thì có thể thay giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự là hiện tại họ không có vợ hoặc không có chồng, phù hợp với pháp luật của nước đó.

– Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú (đối với người nước ngoài và công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài).

– Bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú (đối với người nước ngoài ở Việt Nam).

Ngoài các giấy tờ quy định nêu trên, đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì phải nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp Trung ương hoặc cấp tỉnh, xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.

Thủ tục nộp, nhận hồ sơ

Điều 14, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định, khi nộp hồ sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên đương sự phải có mặt. Trong trường hợp có lý do khách quan mà một bên không thể có mặt được thì phải có đơn xin vắng mặt và uỷ quyền cho bên kia đến nộp hồ sơ. Không chấp nhận việc nộp hồ sơ đăng ký kết hôn qua người thứ ba.

Khi nhận hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì hướng dẫn đương sự hoàn thiện hồ sơ.

Trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam

Tại Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP, đã được sửa đổi bổ sung theo Khoản 4, Điều 1 Nghị định số 69/2006/NĐ-CP quy định như sau:

Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Sở Tư pháp có trách nhiệm:

– Thực hiện phỏng vấn trực tiếp tại trụ sở Sở Tư pháp đối với hai bên nam, nữ để kiểm tra, làm rõ về sự tự nguyện kết hôn của họ, về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ chung và mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của nhau.

Việc phỏng vấn phải được lập thành văn bản. Cán bộ phỏng vấn phải nêu rõ ý kiến đề xuất của mình và ký tên vào văn bản phỏng vấn.

– Niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Sở Tư pháp, đồng thời có công văn đề nghị UBND cấp xã, nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn của bên đương sự là công dân Việt Nam, nơi thường trú của người nước ngoài tại Việt Nam, thực hiện việc niêm yết. UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết việc kết hôn trong 7 ngày liên tục tại trụ sở Ủy ban, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp. Trong thời hạn này, nếu có khiếu nại, tố cáo hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về việc kết hôn thì UBND cấp xã phải gửi văn bản báo cáo cho Sở Tư pháp.

– Nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn. Trong trường hợp nghi vấn hoặc có khiếu nại, tố cáo đương sự kết hôn thông qua môi giới bất hợp pháp, kết hôn giả tạo, lợi dụng việc kết hôn để mua bán phụ nữ, kết hôn vì mục đích trục lợi khác hoặc xét thấy có vấn đề cần làm rõ về nhân thân của đương sự hoặc giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn, Sở Tư pháp tiến hành xác minh làm rõ.

Báo cáo kết quả phỏng vấn các bên đương sự, thẩm tra hồ sơ kết hôn và đề xuất ý kiến giải quyết việc đăng ký kết hôn, trình UBND cấp tỉnh quyết định, kèm theo 1 bộ hồ sơ đăng ký kết hôn.

Trường hợp ông Chen Wenqian công dân Trung Quốc muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam, thì hai bên nam, nữ cần phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký kết hôn theo quy định nêu trên rồi nộp hồ sơ và lệ phí tại Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có hộ khẩu thường trú, hoặc đăng ký tạm trú có thời hạn của công dân Việt Nam để thực hiện đăng ký việc kết hôn.

Lễ đăng ký kết hôn được tổ chức trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày Chủ tịch UBND  tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Khi tổ chức Lễ đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện Sở Tư pháp chủ trì hôn lễ, yêu cầu hai bên cho biết ý định lần cuối về sự tự nguyện kết hôn.

Nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện Sở Tư pháp ghi việc kết hôn vào sổ đăng ký kết hôn, yêu cầu từng bên ký tên vào Giấy chứng nhận kết hôn, sổ đăng ký kết hôn và trao cho vợ, chồng mỗi người 1 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn.

Luật sư Trần Văn Toàn

Thủ tục bảo lãnh Vợ chồng ở Canada

Canada không còn cho bảo lãnh diện Fiancée từ năm 2002. Do đó, đối với một đôi tình nhân, giải pháp duy nhất là bảo lãnh diện vợ chồng. Có hai diện bảo lãnh vợ chồng : bảo lãnh vợ chồng ở nườc ngoài và bảo lãnh vợ chồng đang ở Canada.

bảo lãnh Vợ chồng ở Canada

bảo lãnh Vợ chồng ở Canada

Ở đây, tôi xin nói về diện bảo lãnh vợ chồng ở nước ngoài, cụ thể là bảo lãnh vợ chồng ở Việt Nam. Theo luật pháp Việt Nam thì người nước ngoài muốn đăng ký kết hôn ở Việt Nam phải làm đầy đủ những giấy tờ như giấy chứng nhận độc thân (do chính quyền tỉnh bang cấp), giấy cam đoan độc thân và giấy khám sức khỏe tâm thần.

Nhiều người nhờ dịch vụ làm những giấy tờ đó để cầm về Việt Nam làm đăng ký kết hôn. Tuy nhiên không hiểu vì lý do nào nhiều dịch vụ lại không dặn người ta là về Việt Nam sau khi nhận giấy đăng ký kêt hôn ở Sở tư pháp nên cùng người hôn phối điền những mẫu đơn xin di dân vào Canada gồm Application for Permanent Residence in Canada, Schedule 1 – Background, Additional Family Information, Sponsored Spouse/Partner Questionnaire và Use of a Representative. Mẫu sau cùng chỉ cần điền nếu người hôn phối của bạn muốn lựa chọn một người trung gian để liên lạc với giới thẩm quyền. Người trung gian đó không nhất thiết là luật sư. Người đó có thể là người thân trong gia đình hoặc bạn bè.

: Bạn có thể tải những mẫu đơn Application for Permanent Residence in Canada, Schedule 1 – Background, Additional Family Information, Sponsored Spouse/Partner Questionnaire và Use of a Representative ở trang Web https://cic.gc.ca của Bộ Quốc tịch và Di trú Canada (Citizenship and Immigration Canada). Bạn phải có phần mềm Acrobat Reader thì bạn mới đọc được những mẫu đơn đó. Bạn có thể tải miễn phí Acrobat Reader ở trang Web https://adobe.com. Nếu bạn biết tiếng Anh thì bạn giúp người hôn phối điền những mẫu đơn đó. Nếu bạn không biết tiếng Anh thì bạn có thể đi cùng người hôn phối đến IOM (International Organization for Migration) để nhờ nơi đây giúp điền đơn hộ. IOM hướng dẫn rất tận tình mà lệ phí lại thấp hơn ở những văn phòng tư vấn khác. IOM có hai văn phòng ở Việt Nam là :

*Tại Hà Nội:*

Khách sạn Horison
40 Cát Linh, Tầng trệt
Quận Đống Đa
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: (+84) 4 7366258
Fax:(+84) 4 7366259
Email: hanoi@iom.int

*Tại TPHCM:*

1B Phạm Ngọc Thạch
Quận 1
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Điện thoại: (+84) 8 8222057, 8222058
Fax:(+84) 8 8221780
Email: hochiminh@iom.int

Sau khi người hôn phối của bạn điền và ký tên những mẫu đơn nói ở trên, bạn cầm trở qua lại Canada cùng với những giấy tờ của người hôn phối như giấy khai sanh, giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, lý lịch tư pháp và biên nhận khám sức khỏe, hình ảnh và thư từ liên lạc giữa hai người, v.v… Ở đây, tôi chỉ nói đến những cặp vợ chồng không có con riêng đi theo. Có con riêng đi theo thì phải có thêm giấy tờ của đứa con riêng.

Muốn có biên nhân khám sức khỏe thì bạn nên liên hệ với IOM để IOM giới thiệu đi khám sức khỏe. Không có biên nhận khám sức khỏe hay lý lịch tư pháp thì Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga (Case Processing Centre – Mississauga) sẽ gởi trả lại bạn hồ sơ bảo lãnh.

Về đến bên Canada, bạn điền bộ đơn xin bảo lãnh của bạn gồm có những mẫu đơn Application to Sponsor and Undertaking, Sponsorship Agreement, Sponsor Questionnaire, Financial Evaluation, và Document Checklist Xin lưu ý là những người ở tỉnh bang Quebec không cần phải điền hai mẫu Sponsorship Agreement và Financial Evaluation. Những người sống ở tỉnh bang Quebec sẽ nhận được những mẫu đơn phải điền do Bộ Di trú và Quan hệ Cộng đồng của Quebec gửi tới khi họ nhận được bản sao hồ sơ bảo lãnh của bạn do Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga chuyển đến cho họ.

Sau khi điền xong bộ đơn xin bảo lãnh, bạn gởi tất cả (bộ đơn bảo lãnh của bạn + bộ đơn xin di dân vào Canada của người hôn phối) cho Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga theo địa chỉ:

*Case Processing Centre – Mississauga*
P.O. Box 3000, Station A
Mississauga ON L5A 4H6

Có những người đến nhờ tôi giúp họ điền đơn xin bảo lãnh, nhưng khi tôi điền xong và hỏi họ giấy tờ của người bên Việt Nam đâu để nhập vào chung và gởi đi cho Trung tâm xử lý hồ sơ ở Mississauga thì đa số cho biết là không có mang theo lúc trở lại Canada vì không thấy dịch vụ Việt Nam bên Canada nhắc đến. Những sự việc như vậy làm chậm thời gian bảo lãnh, vì người bên Canada phải chờ người hôn phối bên Việt Nam gởi giấy tờ qua mới gởi bộ hồ sơ bảo lãnh đi được.

Thông thường, khoảng một tháng trước khi người bên Canada về Việt Nam, người hôn phối bên Việt Nam có thể đi xin hộ chiếu và lý lịch tư pháp để người bên Canada ngày rời khỏi Việt Nam có mà mang theo với mình về Canada. Biên nhận khám sức khỏe thì thường phải có giấy đăng ký kết hôn thì IOM mới giới thiệu đi khám sức khỏe và cấp biên nhân khám sức khỏe.

Người bên phía Việtnam cần làm gì

Mỗi quốc gia có luật lệ riêng của nó áp dụng cho công dân của mình kết hôn với một người từ một quốc gia khác nhau. Kết hôn với một công dân Việt Nam với mục tiêu là đưa họ đến Canada để sống là một quá trình với nhiều bước. Chính phủ Việt Nam đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về người nước ngoài kết hôn với Việtnam như là một cách gián tiếp cho công dân nản lòng, không muốn di chuyển sang các nước khác. Vì hiên nay có quá nhiều người, giàu có, nghèo có đều muốn định cư các quốc gia tiên tiến để sống và lập nghiệp.

Bạn phải chứng minh cho chính phủ Việt Nam rằng người chồng hay vợ hiện không kết hôn với bất cứ ai khác hay bạn không bao giờ phạm bất kỳ tội phạm ở Việt Nam. Điều này được thực hiện bằng cách cung cấp các tài liệu khác nhau bao gồm các giấy chứng nhận, giấy độc thân, đơn tài trợ, v.v. cho chính phủ quốc gia mẹ tại Việt Nam hoặc thông qua đại sứ quán Việt Nam.

Tài liệu cần thiết của vị hôn phu của Canada

Bản gốc Affidavit of Marriage Status (tình trạng hôn nhân) (có thời hạn 3 tháng kể từ ngày ban hành) đã ban hành ở Canada hoặc do Đại sứ quán Canada tại Việt Nam.
Bản gốc hộ chiếu Canada hợp lệ
Giấy khai sinh
Bản gốc giấy chứng tử của người đã qua đời nếu góa bụa
Bản gốc giấy ly dị hoặc bãi bỏ các giấy tờ nếu ly dị
Giấy chứng nhận hôn nhân
Giấy chứng nhận y tế

Tài liệu bắt buộc của hôn phu tai Việtnam

Bộ bảo Tình trạng hôn nhân
Bản sao CMND, hộ khẩu và giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm thời
Giấy khai sinh
Giấy chứng tử gốc của người đã qua đời nếu góa
giấy tờ Nghị định / bãi bỏ ly dị nếu ly dị
Giấy chứng nhận y tế

Bạn nên kiễm tra lại bằng cách gọi nhân viên di trú tại Việtnam để biết thêm chi tiết và gỡi bằng cách nào.

——————–

Source: thoibao-online.com

Bảo lãnh con thơ không khai trong hồ sơ
TUESDAY, 20 MARCH 2012 11:16 THƯ TÍN
Hỏi:
Ontario ngày 19/01/2012
Kính hai bác Bút Bi,
Cháu hiện đang sống ở Ontario, xin hai bác giải đáp giúp cháu những thắc mắc sau:
Chồng cháu bảo lãnh cháu qua đây được ba năm. Cháu có một bé gái, giờ được 7 tuổi. Trước kia khi làm giấy tờ vì hoàn cảnh cháu không khai con cháu vào hồ sơ. Nay cháu và chồng cháu đã ly dị, cháu sống một mình nên muốn làm giấy bảo lãnh cho con cháu. Cháu phải làm những gì? Mong hai bác giúp cháu.
Cháu nghe mọi người nói bây giờ Sở Di trú tạm ngừng nhận hồ sơ bảo lãnh trong vòng 3 năm, có phải không hai bác?
Kính mong hai bác cho cháu lời khuyên. Cháu chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe hai bác.
H. Trần

Trả lời:
Trường hợp của cô lập gia đình, định cư tại Canada qua diện gia đình, bảo lãnh phối ngẫu và không khai báo con nhỏ vào đơn xin định cư tại Canada rất phổ thông trong cộng đồng Việt Nam nói riêng và di dân vào Canada nói chung vì nhiều lý do khác nhau.
Như nhiều quốc gia dân chủ, tự do và giàu mạnh trên thế giới; chính phủ Canada điều hành mọi vấn đề quốc gia liên quan đến di dân, ngoại giao, kinh tế, chính trị, bang giao thế giới…, căn cứ trên nền tảng của các đạo luật, điều lệ thông qua quốc hội liên bang, tỉnh bang. Trong những năm gần đây, luật Di Dân được thay đổi rất nhiều và chính phủ Canada nhắc nhở nhân viên hữu trách tại hải ngoại cùng như giới chức thẩm quyền tại Canada giải quyết vấn đề di dân theo sự qui định trong đạo luật Immigration and Refugee Protection Act (IRPA), các điều lệ (regulations) liên quan đến luật IRPA.
Ngoại trừ một số người xin ty nạn, di dân định cư tại Canada dưới diện bảo lãnh gia đình, đầu tư, tay nghề… đều phải đệ trình Đơn Xin Thường Trú Tại Canada (Application For Permanent Residence in Canada), IMM 0008, Generic.
Trong mục Details of Family Members (trang 02), chính phủ Canada khẳng định một cách rõ ràng là đương đơn phải liệt kê những thành viên trong gia đình như: người phối ngẫu, bạn đời sống chung, tất cả con lệ thuộc chung hay riêng không phải là thường trú nhân hay công dân Canada có ĐI THEO định cư tại Canada hay KHÔNG ĐI THEO.
Ngoài ra, trong phần chỉ dẫn điền đơn, chính phủ Canada nhắc nhở đương đơn xin định cư thường trú tại Canada phải liệt kê tất cả những thành viên trong gia đình như vợ/chồng, con lệ thuộc chung hay riêng tư, đệ trình giấy tờ cần thiết và hoàn tất thủ tục khám sức khỏe không căn cứ theo chuyện Đi Theo hay Không Đi Theo.
Phần hướng dẫn cũng nhấn mạnh: thành viên gia đình không khai báo, không được xem xét, thông qua khám sức khỏe, hoàn tất thủ tục đòi hỏi có thể không được phép bảo lãnh và định cư tại Canada trong tương lai.
Ngoài ra, Bộ Di Dân và Công Dân Vụ cảnh cáo đương đơn không khai tất cả thành viên trong gia đình và hoàn tất thủ tục đòi hỏi ĐƯA ĐẾN vấn đề đương đơn không thành thật, cung cấp các tin tức, dữ kiện chính xác VÀ đương đơn có thể không được phép định cư vào Canada hay có thể bị trục xuất trong tương lai.

Hiển nhiên, chuyện cô không khai báo con riêng tư khi làm thủ tục định cư tại Canada theo qui định của luật IRPA là một sự vi phạm luật Di Dân Canada và cuộc tình đổ vỡ, đã ly dị chỉ trong thời gian 03 năm không tạo ấn tượng tốt đẹp về sự liêm chính, chân thật trong vấn đề Lập Gia Đình với cư dân Canada.
Vấn đề bảo lãnh gia đình dưới diện vợ chồng, con lệ thuộc đi theo không có sự thay đổi trong nhiều năm qua và thời gian chờ đợi có thể từ 06 tháng đến vài năm (trung bình 01 năm) tùy theo sự may mắn, liêm chính trong mối quan hệ gia đình.

Sau đây là phần trả lời các câu hỏi của cô:

1. Bảo lãnh con riêng lệ thuộc không khai trong hồ sơ:
Thông cảm với hoàn cảnh của cô và cháu bé 07 tuổi đáng thương xa cách mẹ 03 năm qua. Tuy nhiên, cô không thể bảo lãnh cô con gái 07 tuổi dưới diện gia đình ưu tiên, bảo lãnh người phối ngẫu, con lệ thuộc vì cháu bé không có tên trong đơn xin định cư tại Canada của cô, được xem xét, thông qua thủ tục khám sức khỏe.
Nếu cô đệ đơn xin bảo lãnh cháu bé, giới hữu trách Di Dân tại Mississauga (CIC-M) sẽ từ chối đơn xin bảo lãnh của cô và đơn xin định cư của cháu bé vì không có tên trong danh sách thành viên trong gia đình không đi theo nằm trong hồ sơ xin định cư của cô theo chồng trước đây.
Ngoài ra, giới chức Di Dân sẽ gởi một lá thư cho biết đang tiến hành thủ tục TRỤC XUẤT cô với lý do khai hồ sơ không đúng, gian lận.
Một số người cùng hoàn cảnh như cô, không bảo lãnh được con riêng không khai báo và tốn kém trong việc dùng dịch vụ pháp lý chống lại quyết định trục xuất do vấn đề nhân đạo hay nhiều lý do khác.
Cô tạm quên việc bảo lãnh và cháu bé làm đơn xin định cư tại Canada cho đến khi cô trở thành công dân Canada.
Lý do đơn giản là công dân Canada là công dân Canada và hầu như không bị trục xuất khỏi Canada, và chờ đợi luật Di Dân thay đổi mới cho phép một số đặc lệ!

2. Tạm ngừng bảo lãnh 03 năm:
Giả định, cô có khai báo và hoàn tất thủ tục đòi hỏi cho cháu bé vào thời điểm cô định cư tại Canada, cô không gặp khó khăn trong vấn đề bảo lãnh cháu bé do bảo lãnh con lệ thuộc là diện gia đình ưu tiên nhất.
Kể từ 05/11/2011, cơ quan Di Dân CIC tạm ngưng nhận đơn bảo lãnh ông bà, cha mẹ, con lệ thuộc đi theo trong thời gian 24 tháng để giải quyết số hồ sơ tồn đọng tại trung tâm CIC-M và không có sự tạm ngưng nhận đơn xin bảo lãnh người phối ngẫu/bạn đời, con lệ thuộc…

3. Nhận xét:
Thành thật là phương cách tốt nhất đương đầu với vấn đề bảo lãnh, xin định cư tại Canada vì thành thật, liêm chính vẫn là chứng cớ cần thiết trong vấn đề khiếu nại các quyết định từ chối của giới hữu trách về di dân.
Chuyện bảo lãnh con thơ không khai báo trong đơn định cư tại Canada khó thành công và hệ quả cô có thể bị trục xuất nếu vẫn là thường trú nhân. Cháu bé có thể xin du học tại Canada hay di dân diện tay nghề vào thời điểm thích hợp.

Một lần nữa, nỗi buồn thăm thẳm của người Việt Nam tại Canada là cánh cửa Di Dân Canada không mở rộng cho nhiều thành viên của gia đình cư dân Canada như tại Hoa Kỳ.

Chúc cô sức khỏe và nhiều may mắn trong cuộc sống tại Canada.
Ô/Bà Bút Bi