Tag Archive | Việt kiều Đức

Những câu hỏi phỏng vấn diện Vợ Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu

Phỏng vấn xin visa diện vợ chồng, hôn thê, hay hôn phu giống như một cuộc thi, giám khảo là những Ông Bà Mỹ trắng, hay Cô Mỹ đen, Anh Đại Hàn, Chị Thái Lan…cùng Cô thông dịch viên sinh đẹp Việt Nam. Mà thí sinh là những người đang xin thị thực Visa để mong được đòan tụ với Người Thương sau bao ngày xa cách, cũng như những ước muốn sắp hiện thực cho một cuộc sống mới tốt đẹp hơn.

Sau một quá trình dài chờ đợi cho các thủ tục giấy tờ, không kém phần lo lắng hồi hộp, mong mỏi. Và ngày phỏng vấn cũng đã đến, cũng là ngày đem lại những thay đổi lớn cho cuộc sống những Người Vợ, Người Chồng, Fiancee. Và cũng là một chuỗi ngày u buồn, thời gian càng dài thêm cho họ không vượt qua đuợc cuộc phỏng vấn.

Các Viên Chức Lãnh Sự (VCLS) là những Người được đào tạo, am hiểu Phong Tục Tập Quán Việt Nam. Thậm chí, có Người còn nói tiếng Việt lưu lóat. Và Họ cũng rất nhạy bén, xâu sắc để có thể nhận ra những mối quan hệ mà họ gọi là “không trong sáng” trong quá trình phỏng vấn để từ chối cấp Visa.

Các Người Vợ, Người Chồng, hôn thê, hay hôn phu khi tham dự phỏng vấn, nên trang bị cho mình một kiến thức tổng quan, một sự hiểu biết thật cặn kẻ về quá trình hôn nhân của Mình. Các Viên Chức Lãnh Sự khi phỏng vấn, họ muốn biết rằng các bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi mà họ đặt ra. Thậm chí có những câu hỏi thật là phi lý, mà Người Tham Dự phỏng vấn không thể nhớ được hoặc không thể nào ngờ tơi. Và nếu trả lời không biết, thì Họ sẽ nghi ngờ và sẻ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.

Theo kinh nghiệm bản thân, và qua quan sát những Bạn đã đậu hoặc rớt phỏng vấn cùng chia sẻ lại. Kiuvii có bài viết này, để giúp các Bạn có được cái nhìn tổng quát hơn về quá trình phỏng vấn. Cũng như cách ứng xử khi phỏng vấn. để có thể giúp ích cho các Bạn. Nhằm đạt được kết quả thật tốt, sau khi phỏng vấn trong niềm vui đòan tụ.

Thông thường, các câu hỏi phỏng vấn được chia ra làm 3 phần chính. Trong 3 phần chính bao gồm các câu hỏi phụ. Những câu hỏi phụ này rất quan trọng, mà có thể Bạn sẽ không trả lời được. nhưng cũng có những cách, để Bạn vượt qua.

Phần 1: Quá trình quen biết nhau.

Thông thường quá trình quen biết nhau gồm những yếu tố sau;

  • Quen nhau do Người Thân giới thiệu.

  • Quen nhau qua mạng internet.

  • Quen nhau tình cờ.

  • Quen nhau qua làm chung nơi làm việc.

  • Quen nhau từ thời còn đi học, sống chung cùng địa phương.

Thông thường, Các VCLS khi bắt đầu vào câu hỏi chính như : Nêu lý do tại sao quen nhau? Hay quen nhau trong trường hợp nào ? thì theo sau đó là mộ số câu hỏi phụ mà các Bạn cần lưu ý.

Ví dụ: Trường hợp quen nhau do Người Thân giới thiệu có thể có những câu hỏi như: Lý do tại sao quen nhau? Ai là Người giới thiệu? Người giới thiệu có quan hệ như thế nào với (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) ? Người giới thiệu ở cùng Tiểu Bang hay khác Tiểu Bang của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu)? đã từng gặp người giới thiệu chưa? Sau khi nêu lý do quen nhau NVLS hỏi tiếp…Gặp nhau lần đầu khi nào? Gặp nhau ở đâu ? Lúc mấy giờ? Khi gặp (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo màu gì? Ai hỏi thăm truớc? hỏi thăm câu gì? Gặp nhau trong bao lâu? Có ai làm chứng? lần đầu gặp (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) có nắm tay không? Có hôn không?

Tuy mỗi tình huống gặp nhau và cách đặt câu hỏi có khác nhau. Nhưng cách phỏng vấn của các VCLS đều muốn nguời phỏng vấn trả lời được các câu hỏi. có những bạn đã bất ngờ và không trả lời được các câu hỏi như: lúc mấy giờ? khi gặp (vợ/chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo gì? Gặp nhau trong bao lâu? Các Bạn khó có thể nhớ được các thời gian và những chi tiết như vậy, mà nếu các Bạn trả lời không nhớ, không biết. thì sẻ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn. Mà nếu “bịa ra”…đây là một cách khôn khéo của từng Người. Các Bạn có thể làm những cách tốt nhất, để mình có thể những kết quả tốt. Nhưng cũng cần lưu ý: Bạn không nhớ được khi gặp nhau (vợ/chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) mặc áo màu gì, Bạn trả lời là màu đỏ chẳng hạn.. Nhưng khi VCLS hỏi Bạn có hình ảnh không? Nếu Bạn nói có và Họ yêu cầu xem hình. nhưng khi họ nhìn hình thì họ thấy màu xanh. Hoặc bạn nói là gặp nhau lúc 7 giờ tối mà trong hình trời vẫn còn sáng… Hoặc gặp lần đầu mà bạn cho nắm tay, thì nó trái với Truỳên Thống nết na của Người Con Gái Việt Nam… do vậy các Bạn nên cân nhắc và luờng trước các tình huống có thể xảy ra. Có những tình huống mà VCLS khó có thể kiểm tra được, như là khi gặp lần đầu hỏi thăm câu gì? Hay nói về vấn đề gì? Những câu hỏi như vậy Họ chỉ mục đich kiểm tra phản ứng của Bạn. Mà qua câu trả lời của Bạn, Họ sẻ đánh giá về quá trình hôn nhân của Bạn. Để xem – Bạn hiểu biết về Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) của Bạn như thế nào!

Nói về tình huống quen nhau qua mạng:

Khi các Bạn Quen nhau qua mạng, các VCLS có thể đặt những câu hỏi sau: Quen nhau trong trường hợp nào? Trang Web Tên gì? Nick name trên mạng là gì? Tại sao lại chat với nhau? Ai chat trước? nói câu gì trước? trả lời thế nào ? có biết Người(Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sống bên Mỹ không? Có hứa hẹn làm đám cưới không? Chat trong thời gian bao lâu? Lúc mấy giờ? Nói câu gì khi kết thúc? Có hẹn lần tới chat tiếp không? Sau mấy ngày thì chat tiếp? Có nói nhớ khi chat lần 2 không? Chat bao nhiêu lần tuần?

Cũng giống như tình huống ở trên, VCLS sẽ kiểm tra sự phản xạ của người phỏng vấn. Khi Bạn trả lời là quen nhau ở một trang web nào đó hay ở một chat room nào đó. Có thể các VCLS sẽ yêu cầu Bạn nói Tên, địa chỉ trang web , hay chat room đó. Và họ sẽ kiểm tra xem trang web, hay chat room đó có tồn tại không.

Ai cũng biết quá trình hôn nhân phải qua một giai đọan tìm hiểu, và sau khi tình cảm thắm thiết thì mới dẫn đến hôn nhân. Nhưng những lần gặp đầu tiên,, hoặc chỉ một thời gian rất ngắn ngủi mà đã thương yêu nhau. Mà trên một thế giới mạng ảo, rất hiếm có những tình yêu chân thật.. Cho nên các Bạn cần lưu ý, chỉ vài lần gặp nhau trên mạng. Mà chưa lần nào gặp nhau trực tiếp mà nói lời yêu thương nhau thì khó thuyết phục được các VCLS về một mối quan hệ trong sáng.

Có một trường hợp quen nhau qua mạng, khi phỏng vấn các VCLS hỏi rất nhiều câu hỏi như: Tại sao quen biết nhau? Tại sao vào website đó? Kể tên trang web? Lần nói chuyện đầu tiên nói về vấn đề gì? Lần thứ 2 là nói chuyện khi nào? Nói về vấn đề gì? Thời gian bao lâu thì quan hệ trở nên nghiêm túc.? Sau một màn dạo đầu như vậy thì các VCLS mới chuyển qua các câu hỏi khác.

Cũng có những trường hợp, tình cờ quen nhau.. Qua các chuyến đi du lịch, hoặc chỉ gặp nhau trên đường đi. Hay quen nhau từ nơi làm việc …Những tình huống quen nhau như vậy thì các VCLS sẽ đặt câu hỏi xóay vào trọng tâm lúc quen nhau các câu hỏi như: : Quen nhau trường hợp nào? Ai là người làm quen trước?, lần đầu gặp nhau ở đâu? Nói chuyện về vấn đề gì? Đây là những câu hỏi bắt đầu, tùy vào hòan cảnh trả lời mà các VCLS. Sẽ hỏi những câu hỏi phát sinh cho tình huống đó.

Về tình huống quen nhau từ khi còn đi học, sau đó Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) ra đi đòan tụ và sau này thì về lại VN để làm đám cưới. Có thể các VCLS sẽ hỏi về quá trình quen nhau từ thời còn là học sinh bằng các câu hỏi như: Quen nhau trong hòan cảnh nào? Học lớp mấy thì bắt đầu biết nhau? Ai là cô giáo chủ nhiệm năm học …? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) học giỏi môn gì? Trong lớp có bao nhiêu học sinh? Tốt nghiệp cấp 1, cấp 2, cẩp 3 năm nào? …

Phần 2: Quá trình tìm hiểu và đi đến hôn nhân

Sau những câu hỏi dạo đầu về những tình huống, hòan cảnh quen biết nhau. Các viên chức lãnh sự, sẽ tiếp tục hỏi về những diễn biến sau lần quen biết nhau bằng các chủ đề như:

  • Sau khi làm quen với nhau rồi thì thời điểm nào quen thân?

  • Thời điểm nào hai người cảm thấy yêu nhau?

  • Cầu hôn khi nào?

  • Đám hỏi khi nào?

  • Đám cưới khi nào?

Sau khi hỏi các chủ đề chính thì có thể các VCLS sẽ hỏi them các câu hỏi phụ nữa . Ví dụ như: Khi quen thân thì liên hệ với nhau bằng cách nào? Sau khi Hai Người yêu nhau thì có hay về thăm nhau không? Lúc nhớ nhau thì làm gì? Về thăm nhau được bao nhiêu lần? kể ra những lần về lần đi? Khi cầu hôn có ai làm chứng không? Có tặng nhau gì không? Các Bạn lưu ý điểm này: Theo văn hóa Mỹ khi cầu hôn Người con trai sẽ tặng người Bạn của mình nhẫn Diamond, tùy thuộc vào khả năng của người đó mà có thể tặng nhẫn giá trị ít hay nhiều? nếu không tặng nhẫn, thì dễ gây cảm giác là hôn nhân không thật. Nhưng nếu tặng nhẫn thì cần có những bằng chứng, để chứng minh như: receipt , nếu mua bằng credit card thì cần bank statement chứng mình cho việc chuyển tiền…

Đám hỏi là Phong Tục Truyền Thống của Người Việt Nam, diễn biến của một cuộc hôn nhân theo phong tục truyền thống tùy địa phương. Nhưng sẽ qua các bước chính như: Dạm Ngõ, Đính Hôn, Thành Hôn. Các VCLS rất am hiểu về tập quán Người Việt Nam, nên theo Họ diễn biến cho một cuộc hôn nhân được xem là trong sáng phải đúng theo trình tự và tập quán của Người Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên nền Văn Hóa Phương Tây cũng được áp dụng như việc Đeo Nhẫn Cưới sau Kết Hôn. Nhiều Bạn lầm tưởng ở Việt Nam thì không quan trọng lắm về việc đeo nhẫn cưới sau khi Kết Hôn. Nhưng Người Bạn đời của Bạn hiện đang sinh sống Tại Mỹ, ít nhiều thì cũng am hiểu về việc đeo nhẫn cưới. Vì ở Mỹ Người Đàn Ông Hay Phụ Nữ đi ra đường mà ngón tay có đeo nhẫn, chứng tỏ rằng Người này đã Kết Hôn. Và chiếc nhẫn thể hiện tình yêu thương gắn kết Vợ Chồng nên Họ trân trọng. Vì Vậy khi tham dự phỏng vấn các Bạn cũng nên đeo nhẫn cưới vào, việc này cũng ít nhiều tạo được niềm tin nơi Các VCLS.

Trong chủ đề đám cưới có thể sẻ có những câu hỏi sau: Đám cưới tổ chức ở đâu? Đãi bao nhiêu bàn tiệc? mời bao nhiêu khách? Có Ai ở nước ngòai về tham dự? câu hỏi này đa số các Bạn đều bị hỏi, vì tập quán khi hỏi cưới phải có đại diện Cha Mẹ hai bên. Họ sẽ tin tưởng hơn khi có mặt các người thân ở nước ngòai về dự đám cưới. Vì nếu đám cưới giả thì ít ai chịu bỏ một số tiền lớn cùng các chi phí để các thành viên trong gia đình về VN dự đám cưới. Ngòai ra có Bạn cũng bị hỏi những câu hỏi dường như Bạn không để ý tới như: MC trong bữa tiệc tên gì? Ca Sĩ nào lên hát trong đám cưới? Đám cưới kết thúc lúc mấy giờ? Hoặc là những câu hỏi về các lễ vật khi làm lễ đón dâu gồm những lễ vật gì? Ai là trao? Ai là người nhận? Ai là người làm chứng?

Các Bạn nào theo đạo công giáo thì nên nhớ các thông tin sau: Nhà thờ nơi cử hành Thánh Lễ, ngày cử hành thánh lễ, Tên Cha chủ hôn, Tên người làm chứng…Ngòai ra khi kết thúc Thánh Lễ các Bạn sẽ được cấp một cuốn sổ Gia Đình Công Giáo – Khi tham dự phỏng vấn các Bạn cũng cần mang theo để chứng minh cho hôn nhân của mình là đúng sự thực .

Hay những cuộc đi chơi sau đám cưới gọi là Honey Moon, Các Bạn nên nhớ ngày tháng , thời gian, địa điểm, Những lần đi chơi sau đám cưới mà các VCLS có thể hỏi tới.

Phần 3: Cuộc sống sau hôn nhân.

Sau đây là những câu hỏi , diễn biến sau hôn nhân:

Vợ/chồng các lần gặp nhau về và đi, liên lạc với nhau như thề nào? Nói chuyện bao nhiêu lần 1 tuần ? mỗi lần kéo dài bao lâu? Những câu hỏi này thuộc dạng trắc nghiệm tâm lý. Trong thực tế có những Bạn được ví như là “nấu cháo” điện thọai hay chat “miệt mài” hay email “như mưa”… Thực tế có thể là như vây, nhưng cuộc sống ở bên Mỹ rất khác ở Việt Nam. Cùng với việc trái ngược về thời gian … cho nên có những bạn gặp phải những câu hỏi này thì thật thà nói ra ngày nào cũng nói chuyện …câu trả lời này cũng có thể gây nghi ngời đối với các VCLS. Khi các VCLS đặt câu hỏi về các lần người (Vợ/Chồng) về thăm các Bạn cần phải trả lời chính xác ngày giờ về lần thứ nhất, ngày giờ đi lần thứ nhất …lần thứ hai …lần thứ 3…khi các Bạn trả lời thì các VCLS sẽ ghi chép lại. đối với những Bạn trong ngày phỏng vấn có (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) về Việt Nam thì khi Bạn đi phỏng vấn nên mang theo passpot và cùi vé máy bay phòng khi các VCLS yêu cầu cho xem. Điều này cũng rất có lợi cho Bạn. có những Bạn có (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) về VN theo trình tự thời gian như: lần 1 gặp làm quen , lần 2 đám hỏi, lần 3 đám cưới, lần 4 về thăm hoặc đón đi. Đó cũng là một trình tự thời gian mà các VCLS dễ chấp nhận.

Kế tiếp là những câu hỏi liên quan đến người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu), thân nhân, công việc, cuộc sống, nơi ở, sở thích.. .

Các câu hỏi như: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) qua Mỹ năm nào? Đi diện gì? Ai bảo lãnh? Qua Mỹ được bao lâu? Các câu hỏi này thì các Bạn dể dàng trả lời . nhưng phải để ý những tình huống sau: Ví Dụ Cha Mẹ của Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) trước đây qua Mỹ diện HO thì có thể có những câu hỏi như: Trước đây Ba (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) làm chức vụ gì? Đóng quân ở đâu? Giải ngũ năm nào ???

Những câu hỏi công việc của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) như là: Làm Ngành nghề gì? Thu nhập bao nhiều ..tuần/tháng/năm? Làm việc bao nhiêu giờ một tuần? có làm ngòai giờ không ? Công việc như thế nào? Làm đuợc bao lâu? Trước đây làm gì? Tại sao nghĩ việc ? Có bao nhiều người làm chung? Nơi làm có bao nhiêu nhân viên? Kể tên một vài người Bạn làm chung? Từ nhà đến nơi làm việc bao xa? Xếp tên gì? Địa chỉ nơi làm việc? Website, Số phone, Email nơi làm việc ??? Đôi lúc các Bạn không thể biết Tên Người quản lý nơi làm việc của Người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) , hay có bao nhiêu người làm chung? Hay kể tên một vài người làm chung….Những tình huống này Bạn nên tham khảo với Người(Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Bạn trước để nếu bị hỏi các Bạn có thể trả lời được. Thông thường Các VCLS khi phỏng vấn Họ có thể căn cứ vào một số chi tiết trong hồ sơ để đặt câu hỏi phỏng vấn. ví dụ như: Trong mẫu đơn bảo trợ tài chánh NVC yêu cầu Bạn phải nộp thư xác nhận việc làm và các cùi lương hàng tuần, hoặc hàng tháng. Trong Thư giới thiệu việc làm Người ký giấy sẽ là bộ phận nhân sự hoặc Người quản lý cũng như những Người ký vào check lương. Hay những thông tin như địa chỉ. Website, email, số phone đều thể hiện trong thư xác nhận việc làm. Bạn nên nhớ thông tin và tên những người này.và các chi tiết kể trên.

Về những câu hỏi về cuộc sống của (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) những câu hỏi có thể như sau: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sống với ai? Bao nhiêu người sống trong một nhà? Nhà trả tiền (Mortgage) Bao nhiêu tháng? Nhà rộng bao nhiêu square feet? Ai làm chủ căn nhà? Nhà có bao nhiêu phòng ngủ? bao nhiêu phòng tắm? Có biết địa chỉ không? Tên đường là gì? hoặc những câu hỏi về phương tiện di chuyển như? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) lái xe gì? Xe đời nào? Trả góp hay mua đứt? trả góp bao tiền một tháng? Hay những câu hỏi về đồ dùng như: Xử dụng lap top hiệu gì? Điện thọai lọai nào? Sử dụng dịch vụ điện thọai hãng nào? Trả bao nhiêu tiền một tháng? …Đi chợ ở đâu? Cách nhà bao xa? Hay Mua những gì? Các chi phí trang trãi hàng tháng???

Các câu hỏi về sở thích của (Vợ chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) như: Thích môn thể theo nào? Chuơng trình giải trí gì trên TV? Yêu thích bài hát nào, Ca Sĩ nào? Thích đọc truyện gì? Thích đi du lịch ở đâu? Bằng phương tiện gì? Thích mặc quần áo hiệu gì? Mặc size số mấy? giầy dép, măt kính, đồng hồ hiệu gì? Nước hoa, mỹ phẩm hiệu gì? Món ăn yêu thích là gi?

Có trường hợp bị hỏi như: Khi rãnh Chồng Bạn thích làm gì? Chồng Bạn uống bia lọai gì? Nhiều khi Bạn biết Chồng Bạn thích uống bia, nhưng Bạn không biết khi ở Mỹ Chồng Bạn uống lọai bia nào? Cần nói thêm – Ở Mỹ có hai lọai bia thông dụng được bán hầu hết ở các tiệm tạp hóa, cũng như ở các Super Market đó là bia Heneiken và Corona. Rất khó tìm được bia Tiger như ở VN, vì vậy nếu Bạn gặp câu hỏi này mà trả lời là bia Tiger thì không hợp lý cho lắm.

Các câu hỏi về thói quen (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Nằm ngủ phía bên nào? Sau khi dùng bữa trưa, chiều tối xong thì làm gì? Có thói quen gì đặc biệt? có hút thuốc lá không? Hút thuốc lá lọai nào?

Các câu hỏi về nơi chốn (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang sinh sống? Nơi ở của Vợ chồng có gì đặc biệt? tủy tiểu bang của người (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đang ở có thể kể ra như ví dụ: ở tiểu bang New York có tượng Nữ Thần Tự Do, hay ở Cali có Golden Gate Bridge nổi tiếng … Sau câu trả lời VCLS có thể sẽ hỏi về khỏang cách thời gian như từ nhà đến đó bao xa? Đa số các trường hợp phỏng vấn VCLS hay hỏi về câu này.

Những Bạn theo đạo công giáo thì nên quan tâm đến những câu hỏi sau? (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) đi lễ nhà thờ nào? Nhà Thờ Tên gì? Cách nhà bao xa? Đi Lễ vào ngày nào? Tên Thánh (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) là gì’? Cha Xứ tên gì? Có những trường hợp trả lời được Tên Nhà Thờ nhưng không biết Tên Cha Xứ.

Ngòai ra còn có một số câu hỏi tế nhị như: (Vợ/Chồng/Hôn Thê/Hôn Phu) Mặc đồ lót màu gì? Size mấy? trên cơ thể có gì đặc biệt như nốt ruồi hay vết sẹo? ngủ với nhau lần cuối khi nào? Vậy các Bạn tự hỏi rằng, các câu hỏi tế nhị này các VCLS có điểu tra không? Nếu mình nói sai thì làm sao Họ biết được? Rất hiếm các trường hợp VCLS gọi điện để hỏi thăm về các câu hỏi tế nhị này. Họ chỉ hỏi khi phỏng vấn để xem phản xạ lúc đó của Người phỏng vấn. Có những Bạn ngại, hay ấp a ấp úng , không trả lời dứt khóat sẽ bị nghi ngờ. Vì theo quan điểm của các VCLS nếu là Vợ Chồng thật với nhau sẽ am hiểu nhau đến từng sợi tơ kẻ tóc. Trừ khi những trường hợp phỏng vấn hai người cùng một lúc mà khác nơi. Thì Họ sẽ đem đối chiếu kết quả của câu trả lời.

Các Bạn đã từng có (Vợ/Chồng) đã ly dị thì cần biết những câu hỏi sau:

Tên người Vợ/Chồng cũ?, Thời điểm kết hôn? Nguyên nhân li dỵ? Sống với nhau được bao lâu? Có bao nhiêu người con? Ai là người nuôi con ???

Con cái bao nhiêu tuổi? Học trường nào? Cách nhà bao xa? Có hay thăm viếng Vợ/Chồng cũ không? Lần gặp cuối khi nào? Đang sinh sống ở đâu? Hơn nhau bao nhiêu tuổi? Vợ Chồng Cũ đã tái hôn chưa? Tái hôn khi nào?

Khi các Bạn đọc hết các câu hỏi trên, Các Bạn sẽ tự hỏi sao có quá nhiều câu hỏi? có những câu hỏi các Bạn nghĩ là không cần thiết!. Nhưng trong thực tế đó là những câu hỏi đã được các VCLS hỏi đến mà các Bạn khác đã chia sẻ lại, cũng như từ kinh nghiệm bản thân mà Kiuvii viết ra đây để cùng chia sẻ lại với các Bạn. Cầu chúc các Bạn sẽ vượt qua được cuộc phỏng vấn hay như các Bạn khác nói “get pink” tức màu hồng của một tương lai tốt đẹp, để có một cuộc sống mới, bên Người Mình Yêu Thương sau bao ngày xa cách. Và hãy là một thí sinh giỏi để khi kết thúc phỏng vấn các VCLS cho Bạn một “điểm 10 chất lượng” Một điểm 10 mà bao người đang mong đợi và sắp sửa mơ ước đuợc thấy.

Một Số Câu Hỏi Thường Gặp Khi Xin Visa Diện Hôn Phu, Hôn Thê

Theo điều luật 214(d) của bộ luật di trú Mỹ, có quy định rằng hai người yêu nhau phải gặp mặt nhau trong vòng hai năm trước khi tiến hành nộp đơn bảo lãnh sang mỹ theo diện hôn phu/ hôn thê.

Tiến Trình Xin Visa Bảo Lãnh Định Cư Diện Hôn Phu/Hôn Thê

Cũng như những diện định cư khác, xin visa diện hôn phu/hôn thê cũng có những câu hỏi của các viên chức Lãnh Sự Quán Mỹ liên quan đến những vấn đề:Thông tin cá nhân.Thông tin gia đình, tài chính gia đình.Bằng chứng mối quan hệ.

1/ Thông tin cá nhân:

Thường thì ở diện hôn phu, hôn thê các viên chức Lãnh Sự Quán thường đi rất sâu vào câu hỏi cá nhân từ nơi ở, tình trạng hôn nhân hay thậm chí là toàn bộ quá trình sinh sống của bạn và thường bạn phải nắm bắt được tất cả các yếu tố sau:

Họ tên chồng/vợ, tên tiếng Việt, tên tiếng Anh, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, nguyên quán của cả hai.

Hôn phu đi Mỹ năm nào, đi theo diện gì, đi với những ai?

Nếu đi vượt biên thì đi qua đảo nào ở trại tỵ nạn nào, ở đó bao lâu rồi đến Mỹ, có ai bảo lãnh qua Mỹ hay không , họ tên, tuổi người bảo lãnh.

Trước khi đi Mỹ thì ở đâu?

Kể rõ quá trình cư ngụ từ khi qua Mỹ đến nay, ở bao lâu, ở chung với những ai, tên tuổi những người ở chung, quan hệ như thế nào, làm gì?

Cần biết rõ địa chỉ số điện thoại của chồng/vợ, phân biệt tên đường thành phố tiểu bang.

Nơi cư ngụ hiện tại là một căn nhà riêng biệt hay nằm trong khu chung cư, nhà thuê hay nhà riêng. Có bao nhiêu phòng? Tên chủ nhà là gì? Thuê nhà bao nhiêu 1 tháng?

Thời gian rãnh chồng/ vợ bạn thích làm gì? Có thích xem phim hay không, thể loại phim gì thích nhất, bộ phim nào thích nhất, diễn viên nào thích nhất? Chồng/ vợ bạn có thích xem ca nhạc hay không, thể loại nhạc nào thích nhất, bài hát nào thích nhất , ca sĩ nào thích nhất.

Chồng/ vợ bạn có chơi thể thao không, môn thể thao nào thích, chơi ở đâu, thường chơi thời gian nào. Có thích xem bóng đá không, đội bóng nào thích nhất, cầu thủ nào thích nhất.

Chồng/vợ bạn có thích nấu ăn không? Món ăn chồng/vợ bạn thích là gì? Chồng vợ bạn thích mặc đồ hiệu gì, màu gì?

Bạn bè: Vợ chồng bạn có bạn thân không, liệt kê tên tuổi nghề nghiệp nơi ở, tình trạng hôn nhân, quen biết như thế nào, bao lâu?

Thành phố nơi chồng/vợ sống ở Mỹ có đặc điểm nào đăc biệt không ví dụ như bãi biển, công viên, hay khu vui chơi giải trí nào. Thành phố đó có bao nhiêu mùa? Bây giờ là mùa gì? Khí hậu ở đó như thế nào? Ở đó có khu du lịch nào không?

Anh/Chị dự định làm gì khi đến Mỹ?

Anh chị có người thân ở Mỹ không? Tên tuổi địa chỉ, đi Mỹ khi nào ,đi theo diện gì?

Có ai đồng bảo trợ cho hsơ anh/chị ko? Họ tên, tuổi , nghề nghiệp, thu nhập, quan hệ như thế nào với anh/chị và vợ/chồng anh/chị?

Chồng/vợ bạn trước đây có từng bảo lãnh cho ai chưa? Tên người được bảo lãnh? Bảo lãnh theo diện gì? Năm nào?

2/ Thông tin gia đình – Tài chính?

Gia đình có bao nhiêu anh chị em, liệt kê tên tuổi, tình trạng hôn nhân, hiện đang sống ở đâu? Còn đi học hay đi làm? Học lớp mấy, ngành gì, trường nào? Làm gì, ở đâu?

Bạn là con thứ mấy trong gia đình? Họ tên, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp địa chỉ cư ngụ của ba mẹ, ba mẹ còn sống hay đã mất, nếu mất thì mất năm nào, vì sao mất?

Tình trạng hôn nhân, chồng/vợ đã kết hôn hay sống chung như vợ chồng với ai trước đây chưa, họ tên tuổi vợ/chồng trước. Hai người quen nhau như thế nào? Kết hôn ở đâu? Khi nào? Sống với nhau được bao lâu, ly thân năm nào, ly hôn khi nào, lý do vì sao ly hôn, (nêu cụ thể). Bây giờ vợ/chồng cũ đã có gia đình mới chưa, đang ở đâu?

Có con cái chung hay không, bao nhiêu người con chung, tên tuổi của các con, hiện đang sống với ai, có gia đình hay chưa? Các con có còn đi học không? Học lóp mấy, ngành gì? Trường nào? Nếu đi làm thì làm gì, làm ở đâu? Chồng/vợ bạn có hay gặp con riêng ko? Bao lâu gặp 1 lần? Có chu cấp tiền hàng tháng cho con không? Chu cấp bao nhiêu 1 tháng?

Công việc: Chồng/vợ hiện đang làm gì, tên chỗ làm, địa chỉ, miêu tả chi tiết công việc, làm ở đó được bao lâu, thu nhập bao nhiêu 1 tháng/ tuần/ năm, làm riêng hay làm cho ai. Tên sếp/người quản lý của chồng/vợ? Có bao nhiêu người làm? Tên một vài đồng nghiệp làm chung?

Trước công việc này thì làm việc gì, kê khai công việc từ khi qua mỹ tới giờ. Công việc hiện tại bây giờ như thế nào?

Chồng/vợ bạn tốt nghiệp PTTH khi nào? Ở đâu? Có học trường Đại học/trường dạy nghề nào không, học ở đâu, tên trường, học ngành gì, từ thời gian nào? Sau khi ra trường làm gì?
Sở thích?

3/ Bằng chứng mối quan hệ của 2 bạn:

Hai bạn có hình ảnh chụp chung không?

Bạn đã qua thăm hôn phu của bạn bao giờ chưa? Nếu có bạn có hình ảnh nào không?

Hai bạn thường liên lạc với nhau qua phương tiện nào?Bạn có tin nhắn hay đoạn ghi âm nào chứng minh không?

Hai bạn có chuẩn bị gì cho tương lai tại Mỹ chưa?

Bạn sẽ làm gì khi qua Mỹ.

Tất cả những bằng chứng về mối quan hệ của bạn như hình ảnh, tin nhắn, các cuộc gọi điện thoại thư từ hay thậm chí là những người bạn quen của cả hai mà có thể làm chứng về mối quan hệ của hai bạn sẽ là những lý do thuyết phục viên chức Lãnh Sự Quán nhất.

Trả lời được tất cả những câu hỏi nêu trên và kèm theo những bằng chứng thực tế sẽ giúp bạn rất nhiều trong quá trình phỏng vấn xin visa.

Và còn rất nhiều những câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cách trả lời và khám phá thêm nhiều câu hỏi mới để có thể nắm chắc hơn phần thắng trong tay mình nhé.

Source: SG VISA

Sẽ có những đối thoại thế này:

Viên chức LSQ Mỹ: Chị có gì chứng minh mối quan hệ với chồng chị?
Đương đơn: Tôi có nhiều hình chụp.
Viên chức LSQ Mỹ: Với một máy ảnh kĩ thuật số, trong một tiếng đồng hồ, tôi có thể tạo được hàng trăm tấm hình như thế này.
Đương đơn: Tôi có nhiều bill điện thoại
Viên chức LSQ Mỹ: Có gì chứng minh hai người thật sự nói chuyện điện thoại? Nếu chị mở điện thoại rồi để đó một lúc để lấy bill có được không?
Đương đơn: Chúng tôi có hóa đơn khách sạn….
Viên chức LSQ Mỹ: Có gì chứng minh hai người thật sự ở cùng một khách sạn ngày hôm đó hay chỉ thuê phòng để lấy hóa đơn?

Hoặc là:
Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh muốn đi Mỹ ?
Đương đơn: Tôi rất thích đi du lịch để mở mang.
Viên chức LSQ Mỹ: Thế tại sao trong passport của anh lại mới đi có mỗi 2 nước?

Thế nhưng lại có:

Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh muốn đi Mỹ?
Đương đơn: Tôi thích đi du lịch, tôi đã đi rất nhiều nước trên thế giới, bạn có thể thấy điều này trong passport của tôi
Viên chức LSQ Mỹ: Tại sao anh lại đi du lịch quá nhiều như vậy? Có phải là để chuẩn bị cho lần phỏng vấn này?

Thật oái ăm phải không? Là vì chúng ta là khách, nhân viên lãnh sự là chủ, chúng ta hoàn toàn bị động với những phản ứng và tâm trạng của họ.

Câu hỏi đặt ra là, liệu có thể biến khách thành chủ, từ bị động thành chủ động?

Tôi ví dụ một trường hợp như sau:

Viên chức LSQ Mỹ: Lần đầu hai người gặp nhau là khi nào?
Đương đơn: Khoảng 2 năm trước.
Viên chức LSQ Mỹ: Gặp nhau ở đâu, có ai làm chứng không, ngày tháng nào? chính xác là mấy giờ?

Nếu như trả lời khác đi như thế này:

Viên chức LSQ Mỹ: Lần đầu hai người gặp nhau là khi nào?
Đương đơn: Chúng tôi gặp nhau vào năm 2012, hẹn nhau vào buổi tối trong quán cà phê, tôi còn nhớ anh ấy mặc áo sơ mi màu xanh, vừa nhìn tôi đã nhận ra ngay vì anh không khác hình trong profile đăng trên mạng là bao.
Viên chức LSQ Mỹ: Vậy là hai người quen nhau qua mạng?

Lẽ dĩ nhiên, câu trả lời tiếp theo đã được chuẩn bị vì người trả lời đã biết trước sẽ được hỏi như thế, từ thế bị động đã chuyển sang chủ động, từ khách đã thành chủ.

Source: Thu tuc cap VISA My

Tony xin chúc quý vị nhiều may mắng.

Có Anh Việt Kiều Mỹ, Úc, Đức Hay Canada Chịu Lấy Em Không

CHÀO MỌI NGƯỜI !!

Tình trạng bản thân giờ không ổn lắm lên đây nhờ anh em lên dây cốt dùm . tình hình là thế này …..

Em Muốn Lấy Chồng Việt Kiều

Em Muốn Lấy Chồng Việt Kiều (Hinh minh hoa)

Hiện tại e đã quá đủ kinh nghiệm quen trai việt bằng 1 mối tình 4 năm đã trãi qua . Anh rất tốt nhưng tốt dến đâu giờ em cũng ngán rồi. Em ngán người yêu ,ngán công việc và cuộc sống ở đây quá rồi ( em đang ở Đà Nẵng ) .Lại nổi lên muốn lấy chồng nước ngoài .khổ nổi em không biết tiếng anh nên quất mấy anh việt kiều là chắc nhất. chính vì thế nên mong được anh chị nào quen hay biết mấy anh việt kiều kiếm vợ thì giới thiệu giúp em.. mọi chuyện tốt đẹp em sẻ hậu tạ .

em xin giới thiệu bản thân một chút xem có được không nè :
em tên : Hương
năm nay : 23 tuổi
chiều cao : 1m66
cân nặng : 53kg 
Ngoại hình : tốt 
Mong mấy anh chị giúp đở để em mau có chồng cho ba mẹ em đở nợ ..^^ =))

Thủ tục kết hôn và bảo lãnh vợ chồng sang Đức

Thủ tục kết hôn, xuất cảnh sang Đức

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc kết hôn và xin thị thực đoàn tụ sang Đức phải qua các trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: ĐKKH tại Sở Tư pháp.

+ Phía công dân Đức, hồ sơ gồm: Tờ khai ĐKKH theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận cư trú, có ghi rõ tình trạng hôn nhân: chưa kết hôn hoặc đã kết hôn nhưng đã ly hôn hoặc vợ/ chồng đã chết (ở Đức không cấp Giấy xác nhận độc thân); Giấy khám sức khỏe về tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ chiếu; Giấy ủy quyền (cho bên Việt Nam nộp hồ sơ kết hôn, có ghi rõ lý do ủy quyền).

Các giấy tờ nói trên (trừ Tờ khai ĐKKH) phải được công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự và dịch sang tiếng Việt tại cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại Đức, sau đó gửi về Việt Nam.

+ Phía công dân Việt Nam, hồ sơ gồm: Tờ khai ĐKKH theo mẫu Sở Tư pháp; Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân; Giấy khám sức khỏe về tâm thần (chuyên khoa); Bản sao hộ khẩu, Giấy CMND.

Hồ sơ lập thành 2 bộ, nộp tại Sở Tư pháp, 30 ngày sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

Bước 2: Xin cấp thị thực đoàn tụ gia đình.

Sau khi có Giấy chứng nhận kết hôn, để được xuất cảnh sang Đức, bên Việt Nam phải làm Đơn xin cấp thị thực đoàn tụ với vợ/chồng (mẫu đơn được phát miễn phí tại Tổng lãnh sự quán CHLB Đức tại TP.HCM, số 126 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3), kèm đơn là: 3 ảnh có nền sáng, Hộ chiếu hợp lệ và phải có chữ ký, Giấy chứng nhận kết hôn bản chính kèm theo bản dịch tiếng Đức. Hồ sơ lập thành 3 bộ (nếu là bản sao thì phải được chứng thực hợp lệ) và phải do chính người làm đơn mang đến nộp tại Phòng thị thực của Tổng lãnh sự vào các buổi sáng từ thứ hai đến thứ sáu.

Đơn sẽ được Tổng lãnh sự quán tiếp nhận thẩm tra và chuyển đến Sở Ngoại kiều có chức năng ở Đức xem xét và ra quyết định chấp nhận cấp thị thực. Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ trong thời hạn khoảng 3 tháng đương đơn sẽ được cấp thị thực.

Luật sư Huỳnh Minh Vũ

Ngoài bộ hồ sơ gốc phải nộp thêm hai bộ hồ sơ phô tô. Bộ hồ sơ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ xin cấp thị thực.

Những giấy tờ nêu dưới đây cần phải nộp bản chính hoặc bản sao công chứng (3 bộ hồ sơ: 1 bộ hồ sơ gốc và 2 bộ hồ sơ phô tô). Tất cả các giấy tờ Việt Nam phải kèm theo bản dịch sang tiếng Đức. Những giấy tờ gốc sẽ được trả lại cho người xin cấp thị thực sau khi có quyết định về hồ sơ

A. Về phía người xin cấp thị thực:

1. Tờ khai xin cấp thị thực dài hạn (2 bản, lấy từ trang chủ của Đại sứ quán: www.hanoi.diplo.de), khai bằng tiếng Đức hoặc tiếng Anh.

2. 2 ảnh màu mới chụp cỡ 4×6, phông nền trắng, chụp chính diện.

3. Hộ chiếu của người xin cấp thị thực. Hộ chiếu phải còn giá trị và có chữ ký của người mang hộ chiếu.

4. Chứng minh kiến thức tiếng Đức cơ bản trình độ A1 theo „Danh mục tham khảo chung châu Âu về ngôn ngữ“ do Hội đồng châu Âu soạn thảo – Đề nghị Quý vị xem thêm bản thông tin của chúng tôi về việc này!

5. Các giấy tờ phải nộp kèm:
a) Giấy chứng nhận độc thân do Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền cấp (cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 3 tháng),
b) Nếu đã từng ly hôn thì phải nộp quyết định ly hôn,
c) Bằng chứng về việc dự định kết hôn bên Đức (Giấy xác nhận của Phòng Hộ tịch Đức)
Nếu việc thẩm tra giấy tờ trong khuôn khổ thủ tục xin miễn giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn đang được tiến hành thì phải nêu rõ sự việc này trong hồ sơ. Trong trường hợp này không phải nộp giấy chứng nhận độc thân.
Khi nộp hồ sơ xin cấp thị thực, tất cả các giấy tờ nộp kèm phải còn giá trị !

B. Về phía người vợ hoặc chồng tương lai tại Đức:

1. Giấy mời không cần theo mẫu (Ví dụ: mục đích “kết hôn“).
2. Bản sao công chứng hộ chiếu (sao tất cả các trang có thông tin, thị thực, dấu xuất nhập cảnh…).
3. Bản sao quyết định ly hôn liên quan tới các lần kết hôn trước (nếu có).
4. Giấy chứng nhận đăng ký địa chỉ thường trú do Phòng Đăng ký nhân khẩu tại Đức cấp.
5. Chứng nhận về tài chính (Giấy cam kết bảo lãnh có xác minh khả năng tài chính hoặc hợp đồng thuê nhà/ giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà kèm theo chứng nhận thu nhập của 3 tháng gần nhất).

Trong từng trường hợp cụ thể có thể phải nộp thêm các giấy tờ khác, việc này sẽ được nhân viên nhận hồ sơ của sứ quán thông báo cho Quý vị bằng văn bản.

Thời gian giải quyết hồ sơ:

Đại sứ quán sẽ chuyển hồ sơ đến Sở Ngoại kiều nơi cư trú của vị hôn phu/hôn thê tại Đức (Theo Điều 31 Luật Cư trú, khi giải quyết hồ sơ phải lấy ý kiến đồng ý của Sở Ngoại kiều). Xin lưu ý: Quá trình xét hồ sơ xin cấp thị thực có thể bị kéo dài do việc tiến hành song song thủ tục thẩm tra giấy tờ. Theo quy định Đại sứ quán chỉ có thể cấp thị thực nếu tất cả các điều kiện cần thiết cho việc đăng ký kết hôn được đáp ứng, tức là trên hết việc xác minh xem vị hôn phu/hôn thê người nước ngoài có đủ điều kiện để được phép đăng ký kết hôn không đã phải kết thúc. Người xin cấp thị thực phải chứng minh điều này với sứ quán bằng cách nộp giấy chứng nhận của Phòng Hộ tịch Đức. Đại sứ quán sẽ cấp thị thực nếu việc kết hôn được thực hiện ngay sau đó và được Sở Ngoại kiều đồng ý.

Vì lý do đó việc xét hồ sơ xin cấp thị thực có thể kéo dài trong nhiều tháng.

Source: tintucvietduc.de