Tag Archive | lay chong tay suong hay kho

Lấy Chồng Tây Khổ Hơn Lấy Chồng Việt Nam

Tôi thấy có bạn chia sẻ trên mục Tâm sự của Afamily rằng: Lấy chồng Tây sướng lắm. Tôi xin nói với bạn là tôi cũng là một cô dâu Tây. Tôi chẳng hề được sướng như hoàn cảnh của bạn và những người xung quanh đang nghĩ. Tôi đang rất mệt mỏi và thực sự tôi muốn quay trở về Việt Nam làm lại cuộc đời đây.

lay chong tay

lay chong tay

Mọi chuyện bắt đầu từ 3 năm trước. Tôi là cô gái Việt xinh đẹp vừa chân ướt chân ráo rời khỏi trường đại học. Tôi vào làm nhân viên đối ngoại cho một công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội. Cuộc sống của tôi trôi qua rất êm đềm.

Tôi có công việc với mức thu nhập được coi là khá cao so với lứa bạn đồng môn. Vẻ ngoài duyên dáng của tôi khiến cho bao chàng trai luôn tìm mọi cách tán tỉnh. Dẫu chẳng nói ra, nhưng thực sự, tôi không thích các chàng trai Việt cho lắm. Bởi người nào cao lắm mới ngang bằng đầu tôi. Nhiều anh chàng còn bám váy mẹ dẫu đã đi làm công sở. Và trong tư tưởng của họ còn đeo bám sự cổ hủ, cũ rích, nhàm chán trong lối sống. Các chàng trai Việt cứ ngày ngày vây quanh tôi, ngắm nhìn nụ cười tỏa sáng của tôi, đùa cợt với tôi, ca tụng tôi. Nhưng họ sẽ chẳng bao giờ có được cái tuyệt vời nhất là trái tim tôi.

Chị bạn thân nhất trong cùng phòng với tôi đã kết hôn với một anh chàng Tây gốc Đức. Ôi, tôi ghen tỵ với cuộc sống của chị quá trời. Chị được thoải mái thời gian làm mọi việc phụ nữ thích như hồi chị còn son rỗi. Chị khoác trên mình những món hàng hiệu mà nếu phải công khai giá cả, chị toàn nói bằng ngoại tệ, bởi sự quy ra tiền Việt thì mọi người phát ngất đi mất. Tôi ao ước được cuộc sống như chị, hơn chị thì càng tốt. Tôi đặt mục tiêu lấy một anh chàng Tây và sang sống hẳn bên Tây.

Cầu được ước thấy, tôi đã lọt vào mắt xanh của chàng trai Pháp có cái tên dễ thương Juraen. Sau hơn một tháng tìm hiểu, yêu đương và kết hôn, tôi đã xách va ly theo chồng tới một làng quê ở Bordeaux – quê hương của dòng rượu vang đỏ nổi tiếng thế giới.

Juraen dẫn tôi tới một chiếc nhà kho chật hẹp, luộm thuộm. Mẹ và cậu em trai Juraen vẫn sống cùng ở đây. Hàng ngày, tôi dậy lúc mờ sáng nấu ăn sáng cho cả nhà. Bà mẹ chồng toàn nhăn mặt bởi đồ ăn tôi nấu nhạt. Bà đã bỏ cả nắm ớt cay vào trong món súp cá. Các món ăn mặn khác, mỗi món bà đều cho thêm ớt vào. Nước mắt tôi chảy giàn giụa bởi hơi cay trong món thức ăn bốc lên. Tôi đành ăn bánh mỳ chấm đường mỗi bữa.

Ăn sáng xong, cả nhà đi hái nho. Từ nhỏ đến lớn, tôi chưa từng phải lao động chân tay vất vả. Sau một buổi hái nho, lòng bàn tay tôi phồng rộp lên. Nước chua từ chùm quả nho xanh thấm vào khiến tay tôi xót. Tôi ngồi nghỉ một lát để lau mồ hôi nhễ nhại đang tràn ra khắp trán và mặt. Từ đâu, bà mẹ chồng tôi tiến lại và giúi tôi ngã xuống đất. Bà vứt cái giỏ lên người tôi để tôi đi hái nho tiếp.

Buổi tối về nhà sau một ngày vắt kiệt sức lực trên cánh đồng nho, tôi lại phải vào bếp chuẩn bị bữa ăn tối cho cả nhà trong khi mẹ chồng, em chồng và chồng tôi ngồi ghế bàn tán câu chuyện đang chiếu trên tivi.

Đêm đến, tôi rất mệt, tôi cần được ngủ. Nhưng Juraen không chịu. Anh cứ bắt tôi hoàn thành nghĩa vụ của người vợ. Tôi mệt đến xỉu đi. Kệ anh ta muốn làm gì thì làm. Anh chẳng thông cảm cho việc tôi đang rất mệt, tôi cần được động viên và nghỉ ngơi. Tôi chán với người chồng như vậy.

Mỗi lúc, chồng tôi vắng nhà, cậu em chồng lại cà khịa tôi uống rượu bởi con gái ở vùng này ai uống rượu rất tài. Tôi vốn dị ứng với rượu, dù là rượu vang. Tôi chỉ cần uống hết một ly thôi là cả mặt đỏ gay, rồi cả người tôi cũng đỏ theo. Tôi sẽ choáng do chóng mặt và phải nằm cả ngày mới có thể hồi sức lại. Dầu đã giải thích, nhưng cậu em chồng tôi vẫn bảo thủ không nghe. Đến lúc không đạt được mục đích, cậu ta dùng những lời lẽ thô tục để xỉ vả tôi.

Tôi đã quá mệt mỏi, chán chường với cuộc sống này. Giờ tôi không cần gì nữa, không sợ bất cứ điều gì. Tôi không cần sự phồn hoa giả tạo. Tôi không cần được hơn bạn hơn bè. Tôi không sợ những người xung quanh nói rằng tôi xinh đẹp, trẻ trung đã gặp hôn nhân bất hạnh. Thậm chí, nếu có người nói tôi bị trả giá vì đã tham tiền, tham lấy chồng Tây, cũng không còn quan trọng với tôi nữa.

Tôi nhớ mẹ, nhớ Việt Nam nhiều lắm. Tôi nhớ hình ảnh người cha phúc hậu của mình, nhớ cậu em trai dễ mến. Nhiều lúc, tôi còn nhớ những người bạn trai đã từng tán tỉnh tôi, tôi không còn ghét họ nữa.

Tôi muốn chấm dứt cuộc sống không tình cảm hiện tại. Tôi muốn được trở về Việt Nam làm lại cuộc đời. Dẫu con đường phía trước có trải đầy gai, tôi cũng sẽ bước lên bởi đó là sự chọn lựa chín chắn của mình. Các bạn hãy cho tôi lời khuyên chân tình trong hoàn cảnh này?

Gái Việt Lấy chồng Tây Sướng Hay khổ

Tình yêu và hôn nhân không chỉ là cái nhìn đầu tiên, không chỉ là lấy nhau để có một chỗ dựa tiền bạc, hay để sinh con đẻ cái mà phải là sự hòa hợp đồng điệu của 2 con người. Lấy nhau cùng môi trường văn hóa đã vậy lấy nhau khác môi trường càng khó hơn.

Gái Việt Lấy chồng Tây

Gái Việt Lấy chồng Tây

Chị Minh Nghĩa thân mến.

Tôi người Vĩnh Yên, lấy chồng ở Los Angeles (Mỹ), hiện đang về thăm Việt Nam, tình cờ đọc được những bức thư tâm tình của các báo, trong đó có Đại Đoàn Kết, tôi cũng muốn viết thư một bức gửi chị. Thực lòng tôi muốn trao đổi ở diện rộng về những vấn đề nảy sinh khi người Việt kết hôn với người nước ngoài. Tôi rất đau xót khi thấy, gần đây một số phụ nữ Việt bị ngược đãi khi làm dâu xứ người, cũng như lấy làm buồn về những than phiền của một số người Tây lấy vợ Việt. Theo tôi đó là vấn đề 2 người trong hôn nhân đã không “hội nhập” được với nhau về văn hóa. Tình yêu và hôn nhân không chỉ là cái nhìn đầu tiên, không chỉ là lấy nhau để có một chỗ dựa tiền bạc, hay để sinh con đẻ cái mà phải là sự hòa hợp đồng điệu của 2 con người. Lấy nhau cùng môi trường văn hóa đã vậy lấy nhau khác môi trường càng khó hơn. Cả hai người phải tìm hiểu thật kỹ càng mới tiến hành hôn nhân và bước vào cuộc chia sẻ toàn diện dưới một mái nhà. Thưa chị, tôi có thể kể về hàng xóm nhà tôi, đó là T. T. lấy em họ chồng tôi, do một lần cậu ấy theo chúng tôi về thăm Việt Nam. Từ ngưỡng mộ lối sống tình cảm của người Việt đến việc mong muốn có vợ Việt, cậu đã nhờ tôi giới thiệu với T. Tôi khá lo lắng, vì cũng muốn lấy chồng nước ngoài như tôi nhưng T chỉ coi đó là phương tiện đổi đời, coi sự ngưỡng mộ của người đàn ông với mình là đủ, bản thân T không cần cố gắng gì nữa. Phải thừa nhận T. rất xinh. Nhưng vốn hiểu biết và văn hóa của T khá hạn hẹp nên mọi ứng xử của T theo tôi là khó đáp ứng thẩm mỹ người đàn ông ở các nước phát triển như Mỹ. Góp ý là rất khó. Ban đầu họ có vẻ hạnh phúc, nhưng rồi do bất đồng ngôn ngữ (T chỉ nói được rất ít tiếng Anh), do T không hiểu chồng muốn gì, và chồng T càng không hiểu những đòi hỏi của T. Người Mỹ nói riêng và người phương Tây nói chung không có khái niệm lấy vợ là hàng năm phải cho vợ và nhà vợ một khoản tiền. (Họ cho rằng, như vậy khác gì mua nô lệ.) Họ quan niệm rằng 2 con người đến với nhau là cùng nhau làm nên một tình yêu, một sự chung sống, người này bình đẳng với người kia và cùng có nghĩa vụ như nhau, với nhau v.v. Ban đầu T, rất bực bội, muốn ly hôn và đòi bồi thường, nhưng luật sư đã cho T biết những giới hạn mà T không thể vượt. Sau một thời gian cãi cọ, T đã ngầm yêu một người gốc Á biết tiếng Việt, rồi chia tay với chồng. Bỏ nhau ở Mỹ không phải là hiếm, nhưng cũng không phải là nhiều. Tuy nhiên, họ bỏ nhau vì những lý do khác hẳn, không vì những chuyện tương tự như vậy. Cậu em họ chồng tôi đã coi việc đó là việc rất xấu. May mà, những phụ nữ Việt khác mà cậu biết trong đó có chị dâu đã không giống T nên cậu thôi không nhìn nhận đó là “thuộc tính” của phụ nữ Việt. Tôi kể câu chuyện này để nói với chị rằng, trong đổ vỡ hôn nhân không nên đổ lỗi cho người ngoài, mà phải tìm nguyên nhân ở chính bản thân mỗi người. Chị Minh nghĩa thân mến. Thư này, cũng là muốn hỏi chị, ở nước ta có những văn phòng tư vấn hôn nhân hay không? Tôi nghĩ, nếu chưa có thì nên có. Tư vấn hôn nhân rất bổ ích cho giới trẻ, nhất là với những người có tình yêu đối với người nước ngoài. Nếu T. được hướng dẫn, tư vấn, chắc cuộc sống sẽ đi theo hướng tốt đẹp.

Cảm ơn chị.

Nguyễn Thị M.N Vĩnh Yên. Việt Nam.

Chào chị M.N.

Thư của chị đã đủ dài để nói về một vấn đề. Tôi đồng tình với những suy nghĩ của chị. Và hiện tại ở Việt Nam cũng đã có, dù chưa nhiều những văn phòng tư vấn hôn nhân như chị hỏi. Tuy nhiên, có thể người tìm đến văn phòng không nhằm mục đích tư vấn văn hóa như chị nêu, hoặc không ít văn phòng lại đặt mục tiêu “mai mối” hôn nhân là chính mà quên mất điều căn bản, là tư vấn cho đôi bên biết cách ứng xử với nhau trong môi trường mới, người Việt làm dâu xứ người và ngược lại. Hy vọng trong tương lai, những văn phòng đó có được những người như chị. Chúc chị vui khỏe.

Minh Nghĩa