Archives

Vì Sao Con Gái Tại Việt Nam Thích Lấy Chồng Việt Kiều Mỹ

Con gái Việt Nam thích lấy chồng Việt Kiều Mỹ vì họ có thể định cư tại một quốc gia vĩ đại nhất thế giới. Hoa Kỳ là một quốc gia đầy lòng nhân đạo vì nơi đây có nhiều sắc dân, đủ màu da, từ da trắng, đen, vàng và thậm chí da đỏ. Và nước Mỹ nổi tiếng là vùng đất cơ hội cho mọi công dân phát triễn tài năng và sự nghiệp một cách bình đẵng, dù cho người đó sinh ra từ gia đình thượng lưu hay bần cố nông trong xả hội. Tất cả mọi người đều có cơ hội công bằng để cố gắng và phát triễn tài năng của mình. Điều quang trọng khác là phụ nữ VN thích lấy chồng VK vì họ có thể sống ỡ nơi sạch sẻ, thời tiết mát mẻ, thực phẫm sạch sẻ, nền giáo dục tiên tiếng, và dể kiếm tiền.

Hiện nay có vài thành phần phụ nữ Việtnam muốn lấy chồng ViệtKieu. Một phần con gái VN do hoàn cảnh nghèo khổ tại quê nhà, muốn thay đổi cuộc đời bằng cách lấy chồng đàn ông hải ngoại để họ có cơ hội làm giàu. Thành phần khác là phụ nử giàu có tại VN, trung lưu, trí thức, quan chức, đại gia, các sao, muốn tìm chồng VK để họ có thể định cư ỡ quốc gia tiên tiến, công bình, dân chủ và nhân ái. Họ cũng muốn sang Hoa Kỳ để phát triễn về thương mại, kinh doanh về bất động sãn, mỡ nhà hàng, tiệm nail, v.v. một cách an toàn. Số phụ nữ còn lại muốn lấy chồng tại Mỹ vì họ không tìm được chồng trong nước hay ghê sợ đàn ông trong nước bởi các hành động vủ phu và bạo lực (domestic violence), nên họ tìm đàn ông VK để được đối xữ lịch sự và văn minh.

Nói chung, con gái muốn rời khỏi Vietnam bỡi một số yếu tố, nổi bật nhất là những vấn đề môi trường như ô nhiễm không khí và chất lượng của nước uống và an toàn thực phẩm kém. Rất nhiều người lo lắng về giáo dục cho con cái họ và kế hoạch nghỉ hưu của mình. Hầu hết thực phẫm bán ngoài chợ hay trong nhà hàng đều sữ dụng hóa chất từ Trung Quốc để bảo quãn và làm cho ngon miệng hơn, nhưng các chất này sẻ ãnh hưỡng rất lớn đến sức khõe sau này của mọi người, khi sức đề khán trong cơ thể yếu đi, bệnh tật sẻ xuất hiện. Họ muốn sống tại Mỹ để con cái được hấp thụ nền giáo dục tiên phong nhất thế giới và học sinh không phải đóng bất cứ lệ phí nào từ lớp một đến lớp 12. Lên đại học thì sẻ được lãnh tiền trợ cấp (Financial Aid) nếu thu nhập của cha mẹ thấp.

Mặt khác, một số phụ nữ giàu có Việt Nam muốn di cư sang Mỹ, rỏ ràng vị ảnh hưỡng do môi trường chính trị. Tầng lớp trung lưu, giàu có, quan chức, doanh nhân đã phải chịu đựng sống trong luật pháp lõng lẻo của xả hội nên họ cảm thấy lo lắng cho sự lung lai và không an toàn về tài sãn của mình. Nên họ luôn tìm cách để sang Mỹ sinh sống và bảo vệ tài sãn của mình. Vào năm 2014 và 2015 hàng loạt người giàu có hay quan chức tại Trung Quốc đã sang Mỹ để kinh doanh bằng cách mua bất động sãn. Nhiều người đã tìm cách lo cho con gái sang Mỹ để giữ vững tiền bạc và mỡ kinh doanh bên Mỹ. Thông thường các phụ nữ này rất kén chọn trong việc tìm chồng tại USA vì họ là những người giàu có.

Đối với người Trung Quốc (China) và Phi Luật Tân (Philippines), Hoa Kỳ được mệnh danh là vùng đất tự do với cơ hội phát triễn không giới hạn. Do đó người Trung Hoa và Phi đã tìm cách đến Hoa Kỳ sinh sống và kinh doanh. Rất nhiều người giàu có ỡ hai quốc gia này cho con cái du học tại Mỹ và tìm cách ỡ lại đây. Một số người giàu có, quan chức, đại gia, trung lưu thì sang đây theo chương trình EB-5 (viết tắt của Employment Base Fifth). Đây là chương trình sang Mỹ nhanh nhất theo diện đầu tư. Nói kỹ hơn là số tiền mà họ có để đầu tư vào nước Mỹ là $500,000. Mỗi năm có hàng ngàn người sang đây theo chương trình này. Số còn lại là tìm đàn ông người Mỹ gốc Hoa hay Phi và ngay cả người Mỹ gốc để tiến đến hôn nhân và được bảo lãnh sang USA theo diện vợ chồng.

Theo cá nhân tôi, tất cả con gái Vietnam đều thích sống bên Mỹ vì thời tiết lạnh, sẻ làm cho làn da của mấy cô xinh đẹp hơn, trắng tự nhiên, nõn nà, và sexy. Nhất là nếu quý cô định cư tại tiểu bang California thì xem như là chúng ta trúng số độc đắt mà có thưỡng nữa. Tôi có vài người bạn gái tại Saigon và họ phải che kín mặt mổi khi ra đường để giừ cho da không bị đen, đến nổi có nhiều người bị mốc da luôn. Tại Hoa Kỳ, thì quý cô sẻ không cần bịt mặt gì hết mà làn da không bị đen mà còn trắng trẻo tự nhiên nữa. Nên quý cô thấy Việt Kiều thường nhìn trẻ hơn người trong nước khoãn 10 tuổi là vậy đó.

Nếu bạn là một phụ nữ sống tại Vietnam, có thể cho chúng tôi biết lý do nào bạn muốn tìm chồng Việt Kiều Mỹ hay không? Cám ơn và chúc an lành!

Vì sao phụ nữ Việt Kieu ly dị chồng khi sang hãi ngoại

Rất nhiều phụ nữ Việt Kieu ly dị chồng khi họ đã định cư tại hãi ngoại, như Mỹ (USA), Canada, Úc. Họ sống êm đềm hạnh phúc tại VN, nhưng khi đến hãi ngoại thì họ bắt đầu xào xáo, gây gổ, và chia tay mặc dầu con cái còn nhỏ. Tôi muốn viết bài này để trình bài một vài lý do dần đến các cặp đôi vợ chồng chia tay nhau khi ra nước ngoài sinh sống.

Văn hóa của Việt Nam và hãi ngoại khác nhau rất nhiều. Tại VN, người con gái khi bắt đầu yêu nhau thì được chiều chuộng và nâng niêu như một bó hoa. Khi lấy chồng thì hầu như cô ta không được cưng như lúc hẹn hò. Đến lúc có con cái thì hầu hết là cô ta sống theo “bỗn phận” mà thôi. Nói về ông chồng thì hầu như ai cũng đi ăn nhậu khi tan sỡ, bỏ bê vợ con, v.v. Nhưng người vợ vẫn sống cam chịu vì hầu hết gia đình đều vậy. Lâu dần trỡ thành quen. Vì hầu hết phụ nữ đều ỡ nhà khi đã có con cái, làm nội trợ và lo cho con cái. Chỉ có người chồng đi làm và là người có “quyền” nhất trong nhà. Anh ta là người có thu nhập chính nên anh ta quyết định tất cã chuyện nhõ bé trong nhà. Người vợ thì luôn lắng nghe chồng, ngay cả những chuyện không có lý, không dám cải lại.

Khi họ sang đất nước văn minh thì hoàn toàn khác về văn hóa và ngôn ngữ. Người vợ có thể học tiếng anh và tìm kiếm việc làm với số lương cao hơn chồng, là chuyện thường xãy ra. Vì ỡ Mỹ thì có câu “Equal Employment Opportunity” tạm dịch là “Bình đẵng cơ hội làm việc” bất kể bạn là nam hay nữ. Khi cô vợ nói tiếng anh giỏi hơn chồng, làm tiền nhiều hơn chồng, thì lúc này cô ấy sẻ không tôn trọng người chồng của mình nữa đâu nếu anh ta áp dụng cái ứng xữ “chồng chúa vợ tôi” như ở VN. Chĩ cần người chồng biết thay đổi để áp dụng các ứng xữ thông minh và hiện đại như người Mỹ, Úc hay Canada thì 2 vợ chồng rất hạnh phúc và đi lên. Nếu anh ta vẫn “tính nào tật nấy” thì vợ chồng sẻ chia tay, trừ khi cô vợ chấp nhận được một người chồng như thế.

Bạo lực gia đình (Domestic violence)

Dĩ nhiên bạo lực gia đình là 100% không cho phép tại các quốc gia văn mình này. Ngay cả con CHÓ mà người ta còn yêu thương, không bao giờ hành hạ nó, thì huống chi là con NGƯỜI.

Rất nhiều người VN mới sang nước ngoài vẫn còn mang trong mình tính xấu này, “chồng chúa vợ tôi” hay “tù trưỡng” trong gia đình, nên họ mắt phải xai lầm lớn. Đã quen với môi trường bên Vietnam, khi bị bà vợ nói lý lẻ và họ bị đuối lý, thì thường dùng vủ lực để thắng. Đây là chuyện hoàn toàn không hợp pháp ỡ đất nước văn minh. Tại VN nhiều lúc chồng nói cho dù đúng hay xai, người vợ thường im lặng để cho gia đình được êm thắm. Nhiều ông chồng hay lấn lướt vợ bằng cách làm tới. Khi sang xứ người, thì phụ nữ lại được tôn trọng nên họ sẵn sàng nói lý lẻ với chồng. Điều này dẫn đến kết quả là mấy ông bị đuối lý.

Niềm tin, ý chí và nghị lực

Chuyện này cũng rất quan trọng. Có nhiều ông chồng khi sang nước ngoài không có ý chí vương lên trong cuộc sống. Họ sang đây khi tuổi đã lớn, tiếng anh tiếng u thì giới hạn, chỉ đi làm công việc thấp hèn trong xả hội. Trong khi đó nhiều bà vợ thì lại chịu cố gắng, đi học thêm, có bằng cấp và đi làm việc cao sang hơn. Các cô vợ này so sánh chồng mình và chồng người khác, kết quả là họ khi dể chồng họ vì cho rằng chồng mình không chịu cố gắng vương lên, sống cam chịu, thâp hèn trong xả hội, dẫn đến gây gổ và cuối cùng chia tay.

Lơi khuyên cho đàn ông Viet Nam lấy vợ nước ngoài

Trên trang web hẹn hò trực tuyến Vietdating.us có nhiều thanh niên đàn ông VN hẹn hò với con gái hải ngoại, tôi khuyên các bạn phải hiểu rằng phụ nữ hải ngoại hoàn toàn khác với phụ nữ trong nước. Đây là các điều mà mấy ông cần hiểu về phụ nữ sống ỡ nước ngoài:

  • Phụ nử hải ngoại không chiều chuộng chồng giống như phụ nữ trong nước
  • Phụ nữ nước ngoài sãn sàng nói lý lẻ nếu mấy ông nói sai
  • Đàn bà hải ngoại rất mạnh mẻ vì họ làm có tiền
  • Con gái nước ngoài có thể tự lo cho gia đình và con cái
  • Phụ nữ Việt Kiều rất hiếm và quý tại hải ngoại
  • Không thể áp đặc vợ mình làm bất cứ điều gì họ không thích

Tôi đả nhìn thấy nhiều ông ca sỉ hay diễn viên điện ảnh khá nổi tiếng tại VN lấy vợ Viet Kieu, sau đó đà chia tay vì họ không hiểu được phụ nữ hải ngoại. Đàn ông VN luôn thích người vợ đãm đang, chiều chuộng chồng và tốt về nội trợ, nhưng các điều này không còn hợp lý và chính xác đối với phụ nử sống tại Mỹ, Úc hay Canada. Vậy thì tôi khuyên đấng mày râu nên thay đổi trong suy nghĩ khi lấy vợ nước ngoài hoặc di dân sang nước ngoài sinh sống. Xin chúc các bạn hạnh phúc và an lành.

Phụ nữ Việt Kiều hải ngoại không thiện cãm với đàn ông VK về Việt Nam

Phụ nữ Việt kiều nghi ngờ về những người đàn ông trở về Việt Nam vì nhiều lý do. Lý do chính là sự ghen tị của các cô gái xinh đẹp và trẻ với đôi chân dài ở quê hương. Nhiều phụ nữ độc thân xinh đẹp địa phương luôn thèm muốn những người đàn ông từ Mỹ trở về quê hương bởi vì sự lịch sự, ga lăng và tiền bạc.

Dich vu massage nu tai Vietnam

Dich vu massage nu tai Vietnam

Nhận được VISA từ chính phủ Việt Nam tại Hoa Kỳ là một chuyện dễ dàng, nhưng nhận được một thị thực từ người vợ của mình là một điều khó khăn nhất. Hầu hết phụ nữ người Mỹ gốc Việt đặt các quy tắc nghiêm ngặt về người chồng của họ, những người muốn trở về quê hương bởi vì họ đang ghen tị với phụ nữ dài chân ở đó. Mỗi khi họ muốn quay trở lại đó, “Visa thứ hai” từ vợ của họ là điều khó khăn nhất mà họ hầu như không được chấp thuận.

“Cô ấy luôn hỏi tôi nhiều câu hỏi khó trả lời mỗi khi tôi hỏi cô ấy để đi về Vietnam”, ông David Ng, bạn của tôi, 52 tuổi, muốn trở về Việt Nam và ghé thăm anh trai và người thân. Ông nói, “cô ấy hỏi tôi tại sao tôi cần phải đến đó, tôi sẽ làm gì ở đó, và các câu hỏi tương tự”. Ông cảm thấy mệt mỏi để xin “Visa tự bộ nội trợ” vì hầu như không được chấp thuận.

Có rất nhiều phụ nữ người Mỹ gốc Việt phàn nàn về những người đàn ông trở về quê hương. Họ đã nghe nhiều câu chuyện xấu và đau khổ về những người đàn ông Việt Kiều trở về thăm nhà và sống với phụ nữ địa phương trẻ như vợ chồng và không muốn trở về Mỹ nữa, đã xảy ra và hiện đang xảy ra rất nhiều. Kết quả là, phụ nữ người Mỹ gốc Việt luôn nhìn với sự nghi ngờ về các ông chồng VK muốn trở lại Viet Nam làm việc hoặc kinh doanh.

Viet Kieu massage o Vietnam

Viet Kieu massage o Vietnam

“Phụ nữ trẻ Việt Nam rất dạn hiện nay. Họ cao hơn và khiêu gợi hơn thế hệ trước đây nhiều. Họ không thụ động mà họ tiếp cận với bạn và tấn công bạn nếu họ thích bạn!” ông Mark Lê, một người bạn của tôi, 39 tuổi. Ông đã đi đến một câu lạc bộ địa phương một ngày và ba cô gái tiếp cận với ông ta và làm quen với anh ta. Ông nói rằng con gái VN bây giờ rất đẹp và sexy. “Nếu họ biết bạn là một người đàn ông người Mỹ gốc Việt (Việt kiều Mỹ), thì họ sẽ làm quen với bạn và kết hôn với bạn sau đó. Họ hy vọng kiếm tiền của bạn hoặc được tài trợ sang Mỹ để sinh sống.”

Phụ nữ người Mỹ gốc Việt rất lo lắng khi chồng đi về VN một mình. Nhiều người đàn ông Việt Nam ở Mỹ đi du lịch trở về nhà một mình với lý do để ghé thăm thân nhân bị bệnh nhưng trên thực tế, họ thích chơi với phụ nữ trẻ hấp dẫn ở đó. Ở khắp mọi nơi bạn đi ở Việt Nam, những phụ nữ trẻ xinh đẹp người từ 18 đến 25, sẵn sàng phục vụ “sex” cho bạn, bằng cách này hay cách khác, nếu bạn yêu cầu, bao gồm cả các cửa hàng Cafe, cửa hàng bia, nhà hàng, cửa hàng cắt tóc và v.v. Đây là một trong những lý do chính mà phụ nữ người Mỹ gốc Việt hiếm khi phê duyệt “thị thực thứ hai” cho chồng để trở về nhà một mình.

“Phụ nữ Việt Nam rất đẹp và sexy. Họ cao hơn và đẹp hơn so với thế hệ trước.” David nói. “Hầu hết các địa điểm bạn đi ăn uống, có những phụ nữ trẻ xinh đẹp mặc váy hoặc quần ngắn để khoe đôi chân dài và mịn màng của họ. Họ luôn luôn mặc đồng phục thiếu vải để khiêu gợi bộ ngực của họ. Đây là cách để làm kinh doanh tại Việt Nam. các chủ doanh nghiệp sử dụng phụ nữ trẻ và gợi cảm để thu hút khách hàng nam.”

“Có rất nhiều phụ nữ trẻ ở Việt Nam sẵn sàng kết hôn với người đàn ông Việt Kiều Mỹ, Úc, Pháp, hay Canada vì mục đích kiếm tiền hay sang nước ngoài sinh sống. Một số đàn ông người Mỹ gốc Việt trên 50 tuổi kết hôn với phụ nữ 25 tuổi, trong đó đang xảy ra.” David nói. “Hầu hết các cô gái được sinh ra trong một gia đình nghèo, cố gắng để kết hôn với một người chồng giàu có để thay đổi cuộc sống của họ hoặc đến định cư ở một quốc gia tây âu, để làm việc và kiếm tiền. Tại VN, họ làm có $10 một ngày hay ít hơn.” David nói thêm.

“Tôi tốt nghiệp với bằng Cử nhân (BS) từ một trường đại học tại Hà Nội. Tôi có một công việc trong một công ty trả tiền cho tôi $300 một tháng.” Kim Ngọc cho biết, em họ của tôi ở Việt Nam. “Những phụ nữ trẻ không cần bằng cấp, phục vụ trong nhà hàng có thể kiếm $500 một tháng”, cô ấy nói thêm. “Thật khó để tìm một công việc ở VN. Nếu bạn không có quen biết, thì rất khó khăn để tìm một công việc tốt sau khi tốt nghiệp”.

Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất ở châu Á. Hàng triệu thanh niên di chuyển vào thành phố lớn như Sài Gòn hoặc Hà Nội tìm kiếm cơ hội để làm việc và kiếm tiền. Đặc biệt là phụ nữ trẻ ViệtNam phải chấp nhận hầu hết công việc có thể làm để kiếm tiền cho bản thân và gia đình của họ, bao gồm hầu hết các công việc liên quan tới sex. Vì thiếu tiền, họ sẽ làm tất cả mọi thứ bao gồm cả phục vụ tình dục cho nam giới. Vì vậy, đàn ông người Mỹ gốc Việt (Việt kiều) được xem là “tài nguyên khai thác lý tưởng” cho họ.

Hiện có hàng ngàn người Mỹ gốc Việt độc thân đã đăng ký tại trang web hẹn hò trực tuyến Vietdating.us để tìm phụ nữ trẻ địa phương ở đó. Chắc chắn, phụ nữ người Mỹ gốc Việt không chấp nhận các “thị thực thứ hai” cho người đàn ông của mình để đi du lịch đến Việt Nam một mình.

Góc nhìn Việt Nam: “Đi Du Học ở Mỹ được rồi, về làm gì?”

Đây là những tâm sự thật của một bạn du học sinh Mỹ hiện đang ở Việt Nam hè 2014. Tôi quyết định giấu tên người chia sẻ câu chuyện này.
Du Học ở Mỹ

Du Học ở Mỹ

Góc nhìn Việt Nam: “Đi Mỹ được rồi, về làm gì?”

“Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc 4 năm Đại học, tôi muốn về Việt Nam. Nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”
Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ:
“Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 80. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên,… Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng Đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà bất cứ nơi đâu tại Việt Nam này cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Hách dịch lắm. Về làm gì hả con?”
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng, ở nơi này, tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!” Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.

Lăng kính Mỹ: “Lý do nào để quay về quê hương?”

Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”
Tôi có một cô bạn thân đang học ngành Công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học, về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau 4 năm vất vả!”
Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết. Tại Việt Nam, mình sẽ không làm được.”
Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình.
Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa apply thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.
Những thằng Mỹ thì hỏi thẳng vào mặt tôi: “Tụi mày từ Việt Nam đến đây học, thụ hưởng văn hóa của tụi tao, thụ hưởng cả những đồng tiền bố mẹ tao còng lưng đóng thuế. Học xong mày phủi tay quay về nước, thế thì có công bằng với tụi tao hay không?”
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương, cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy. Chưa bao giờ sách giáo khoa nói về những cái cúi đầu của chúng tôi trên đất Mỹ, vì nỗi tự ti quê hương thua kém hơn, mà chỉ bảo: “Nước ta rừng vàng biển bạc.”
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau mà đi xây dựng đất nước.
Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam, mà chỉ nói: “Đừng về để dẫm vào đường cụt. Trên mảnh đất này, người tài không có cơ hội. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”
Việt Nam ơi, người có cho tôi một lý do để trở về?”
Đỗ Thanh Lam

Những Người Việt Kiều Giàu Nhất Hải Ngoại

Những người Việt giàu nhất tại hải ngoại

1.Trần Đình Trường

Tài sản: trên 1 tỷ Mỹ kim.

Theo Wiki:

Trần Đình Trường (sinh năm 1932 tại Hà Tĩnh) là một doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ, là chủ nhân nhiều khách sạn tại New York và được coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim.

Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông Trường hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân những chiếc tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh.

Khach san cua ong Tran Dinh Truong

Khach san cua ong Tran Dinh Truong

Ông rời Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1975. Trong sự kiện 30 tháng 4, ông cho phép trưng dụng miễn phí những chiếc tàu của ông để chuyên chở người tị nạn và chở được hơn 8500 thuyền nhân vượt biển. Riêng chiếc tàu Trường Xuân với thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã chở gần 4000 người thuyền nhân vượt biển, trong đó có nhạc sĩ Lam Phương sau này đã sáng tác bài hát Con tàu định mệnh để ghi nhớ sự kiện này.

Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạn ở thành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter (gần Quảng trường Thời đại (New York)) ở Manhattan và khách sạn Lafayette ở Buffalo, New York.

Ngoài ra, ông bà còn là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ. Như theo lời kể của ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch cộng đồng Việt tại tiểu bang New York : “Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng Việt Nam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự…”

Trong sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân 2 triệu Mỹ kim . Trong nạn đói năm 1984 tại Ethiopia, ông cũng mua tặng các tổ chức cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 2 máy bay trực thăng.

Hiện nay ông đang cho xây dựng một trung tâm thương mại Việt Nam mới ở Philadelphia với hàng trăm cửa tiệm và văn phòng.

Trong tháng 5 năm 2004, ông đã được trao Giải Đuốc Vàng ở Washington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.

Ông kết hôn với bà Sang và có bốn người con (ba gái và một trai tên là Trần Thanh Nam).

Link:http://vi.wikipedia .org/wiki/ Tr%E1%BA% A7n_%C4%90% C3%ACnh_Tr% C6%B0%E1% BB%9Dng _______

_2. Trung Dũng (lập trình viên)

Tài sản: khoảng 1 tỉ đô la

Tiến sĩ Trung Dũng, sinh năm 1967, (thường được biết dưới tên tiếng Anh Trung Dung) là lập trình viên, tỷ phú người Mỹ gốc Việt.

Khi bước chân lên đất Mỹ năm 1985, ông chỉ có 2 USD nhưng 15 năm sau, ông đã chuyển nhượng công ty OnDisplay của ông cho Vignette Corp với giá gần 1,8 tỉ USD (nhưng có nhiều phần hùng). Câu chuyện về thành công của ông đã trở thành “huyền thoại” trong giới công nghệ cao, và được nhiều tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle… tường thuật và in trong cuốn sách The American Dream (Giấc mơ Mỹ) của biên tập viên Dan Rather của đài CBS.

Tiểu sử và thành tích

* Sinh ngày 26 tháng 3 năm 1967. Có thông tin cho rằng ông thật ra là họ Dũng, là họ của nguời dân tộc Chăm, cha của ông là người Chăm đất Phan Rí và mẹ là người Việt.
* Cha là Dũng Văn Đối, trung tá của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, thị trưởng một tỉnh lỵ tại miền Nam và sau 1975 phải đi học tập cải tạo, tài sản gia đình bị tịch thu. Gia đình túng quẫn, ông phải vừa học vừa bán hàng để phụ gia đình.
* Vượt biển đến Indonesia năm 1984, sau hai lần thất bại và đến Hoa Kỳ tị nạn từ năm 1985.
* Thời gian đầu ông cùng chị gái sống tại Louisiana, sau đó hai chị em chuyển sang Boston. Một năm sau, ông ghi tên vào học ở trường Đại học Massachusetts, Boston. Ông vừa học vừa làm đủ thứ công việc, từ rửa chén trong nhà hàng đến làm kỹ thuật viên, để nuôi sống mình và gia đình. Hàng tháng, ông vẫn gửi về Việt Nam 300-400 USD để giúp gia đình. Đến năm 1990, gia đình ông được đoàn tụ.
* Tốt nghiệp cử nhân khoa học máy tính và toán học ứng dụng tại Đại học Massachusetts, Boston năm 1988. Lấy bằng cao học (master), đang học tiến sĩ thì bỏ dở vì mẹ bệnh ung thư nặng. Sau này, năm 1992 ông lấy bằng Tiến sĩ ngành Khoa học máy tính tại trường Đại học Boston.
* Vợ của ông là bác sỹ Nam Phương tốt nghiệp Đại học Stanford về ngành ung thư.
* Làm kỹ sư trưởng (Senior Engineer) cho công ty Open Market.
* Bỏ việc làm tại Open Market, thành lập công ty On Display Inc năm 1996. Lúc đầu khó khăn nhưng sau nhờ sự hỗ trợ của Mark Pine, từng là ủy viên quản trị công ty Sybase Inc, nhiều nhà đầu tư đã giúp vốn cho ông. Công ty đặt trụ sở chính tại San Ramon, California và được xem là một trong 10 công ty IPO (công ty lần đầu lên sàn chứng khoán) thành đạt nhất Hoa Kỳ của năm 1999.
* Năm 2000, chuyển nhượng công ty OnDisplay cho Vignette Corp với giá gần 1,8 tỉ USD.
* Năm 2001, sáng lập và hiện là giám đốc điều hành công ty Fogbreak ở Walnut Creek, Bắc California. Công ty phát triển dây chuyền phân phối & hợp tác dịch vụ phần mềm (a venture-backed company developing collaborative supply chain software). Công ty được các công ty lớn như Matrix Partners, Greylock, và Sigma Partners góp vốn đầu tư.
* Tháng 5 năm 2004, được trao tặng Giải Đuốc Vàng từ Đại hội Liên hoan Người Mỹ gốc Việt Toàn quốc (VANG) .
* Năm 2005, ông thành lập và là giám đốc điều hành tập đoàn V-Home Group, gồm những doanh nhân người Mỹ gốc Việt thành đạt muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
* Năm 2006, được nhận danh hiệu Vinh Danh Nước Việt.

Ông nói tiếng Việt và Anh lưu loát, hiếu thảo và bản tính khiêm tốn, có lòng với sinh hoạt cộng đồng và thường tham gia những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

link: http://vi.wikipedia .org/wiki/ Trung_D.. .h_vi%C3% AAn%29___ _______

3. Tôi giới thiệu một người Việt, mà giới chuyên gia khoa học Mỹ cũng gọi anh là Bill Gates Việt


Trích:
He’s Bill Gates without the petulance, Craig McCaw sans enigma, Sky Dayton educated by Jesuits rather than Scientologists. And he works while most people are sleeping.
The Hope Inside the Hype

Có thể nói phát minh của anh có ảnh hưởng bao trùm đời sống hằng ngày của tất cả người dân Mỹ. Bạn hảy tìm hiểu thử sự kỳ diệu của phát minh đó.

Phát minh này đã được Bill Nguyen chuyển nhượng vào năm 2000 giá chỉ có 850 Million Dollars , năm đó anh mới có 30 tuổi!!!

2002 Young Innovator

Trích:
Bill Nguyen is a serial entrepreneur. He led business or technical development in four startups before founding Onebox.com, a company that was among the first to provide e-mail, voice mail and fax access in a single mailbox over a conventional phone. Nguyen sold Onebox for $850 million in 2000,but not before hearing from wireless subscribers that they lacked similar data retrieval services.
.
Hiện tại, cái mà Bill Nguyen đang nhắm tới, người Mỹ cũng phải chào thua, đơn giản chỉ vì nó quá lớn. Nhưng , đó mới chính là Bill – Big – Bill

Trích:
By itself, Lala poses no threat to the iTunes juggernaut. But now it’s teaming up with Google (GOOG) and Facebook, arguably the two hottest properties online. Late today Google is expected to announce a partnership with Lala that should drive massive amounts of new traffic to the service.

And just last week, Lala announced that it will team up with Facebook and its 300 million users to push a new form of music distribution: song gifting. Soon, Facebook’s legions of social networkers will be able to do more than chat, update and poke — they’ll be able to buy each other songs, right within Facebook’s payment system.

How does Nguyen do it all?
For one thing, he is notorious for sleeping only three hours a day.

4. Chinh Chu

Tài sản: chưa có tiết lộ

Giám đốc điều hành cấp cao của Private Equity Group, Nhóm Blackstone

Chinh Chu là chồng ca sĩ Hà Phương, người mà thời gian gần đây có tin đồn là mua trung tâm Thúy Nga.

Ông E. Chinh Chu là một Giám đốc điều hành cao cấp tại The Blackstone Group, Private Equity Group. Ông gia nhập công ty vào năm 1990 và có trụ sở tại văn phòng của công ty New York. Ông Chu đã dẫn đầu tư của công ty trong Celanese, Nalco, SunGard Data Systems, Nycomed, Biomet, Catalent Pharma Solutions, Alliant, và LIFFE. Ông cũng đã được tham gia vào việc đầu tư của công ty tại Stiefel Laboratories, FGIC, Graham bao bì, Sirius Satellite Radio, StorageApps, Haynes quốc tế.

Chinh Chu hiện đang ở căn Penhouse cao cấp tại Manhattan, New York, ông là người từng gây chấn động vì là người bí mật mua căn hộ này với giá 33.654.000 đô la vào năm 2007.

Nghe nói chương trình Thúy Nga sắp tới sẽ phỏng vấn nhân vật này.

Người con gái da đen có tấm lòng vàng

Kính chuyển một câu chuyện thật, rất cảm động “Người Con Lai và Chiếc Vỏ Ốc” được Hoàng Thanh viết lại.  Tác giả tên thật là Võ Ngọc Thanh, một dược sĩ thuộc lớp tuổi 30, cư dân Westminster, Orange County, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2010 với bài viết về Lễ Tạ Ơn mang tựa đề “Chỉ với một nụ cười…” 

Sau đây là bài viết mới của Hoàng Thanh, với lời đề tặng nhân vật có thật của câu chuyện “Thân tặng chị Amy – người con gái da đen có tấm lòng vàng.”


Người Con Lai và Chiếc Vỏ Ốc


Bước vào tiệm food to go, tôi thoáng thấy một phụ nữ da đen – mà tôi nghĩ ngay là người Mỹ đen hay Phi châu, đứng trước quầy thức ăn dường như đang lựa chọn. Như thường lệ, tôi đứng đợi tới phiên mình. Bỗng dưng nghe cô ta nói rất rõ ràng bằng tiếng Việt “Bán cho tui một phần cơm chiên nhỏ”, làm tôi ngạc nhiên quay lại nhìn, vì không ngờ cô ta nói tiếng Việt rành thế. Da cô này rất đen, đúng điệu là dân lai Mỹ đen chính hiệu. Khi tôi ra bàn ngồi ăn, cô gái bước đến rụt rè chỉ vào chiếc ghế bên cạnh tôi và hỏi “Tui ngồi đây được không?” Tôi gật đầu.

Trời Cali vào đông lành lạnh, ngồi gắp từng đũa mì Nam vang nóng mà nghe ấm cả lòng. Đang múc muỗng nước lèo thì chị da đen lên tiếng “Trời lạnh quá, ăn cái này ngon lắm mà không chắc bụng”. Tôi quay sang nhìn thì bắt gặp cô đen vừa đưa tay chỉ chỉ vào tô mì tôi đang ăn, vừa nói với ánh mắt có vẻ thèm thuồng. Chị đen nói với cái giọng chân chất rất nhà quê “Cơm chiên nó hổng ngon bằng nhưng nó chắc cái bụng, tui mới khiêng đồ nặng nổi”. Thấy ái ngại, tôi nói ngay “Chị ăn không, tôi kêu tặng chị một tô”. Chị đen lắc đầu “Giờ ăn hổng kịp đâu, trễ xe bus là cả tiếng nữa mới có chuyến sau”. Tôi hỏi “Chị làm gì mà phải khiêng nặng?”. Chị đáp “Tui lau chùi cầu tiêu, lau sàn nhà, chùi rửa hết tất cả phòng, sắp xếp đồ đạc lại ngay ngắn, khiêng bàn ghế, nhiều bàn ghế nặng lắm, cái gì tui cũng làm hết đó, để mười giờ người ta vô thì mọi thứ phải sạch sẽ đâu vô đó”. Rồi chị tiếp “Tui ở xa, nên 7 giờ phải dậy rồi, đi xe bus tới đây thì phải đổi xe bus khác mới tới. Nhưng đói quá nên tui phải xuống mua đồ ăn cho no bụng cái đã rồi mới lấy bus đi tiếp đến chỗ làm”. Tôi cứ nghĩ chắc chị đen này đi làm thêm overtime ngày cuối tuần, nên tôi nói “Chị làm thêm cuối tuần vậy, họ trả chị khá không?” Chị nói ngay “Tôi đâu có lãnh lương, làm cho nhà thờ mà, cái này là tui tự nguyện làm, tui làm là cho Chúa, mà tui làm nhiều năm nay rồi…”.

Vừa thấy tội nghiệp cho chị đen, tôi vừa thầm khâm phục chị đã có can đảm mà đứng chờ hai chuyến bus từ 7 giờ sáng, ngày chủ nhật – là lúc mà ai nấy đều đang ngon giấc với khí trời rất lạnh ở bên ngoài. Chị không những đã làm được điều phi thường đó, không có lương, một cách vui vẻ, mà lại từ nhiều năm qua…

Bỗng dưng tôi muốn làm quen “Chị tên gì? Mà tại sao chị lại tự nguyện làm công việc này từ bao lâu nay, nhà thờ không có người nào phụ chị sao?”. Thấy có người quan tâm, chị đen có vẻ xúc động, nỗi xúc động mà tôi linh cảm như của một con người thường bị hất hủi bỏ rơi. Chị nói nhỏ lại “Tui tên Amy, là tên Mỹ đó, còn tên Việt nam, tui không thích nó…”. Chị có tên Việt nam? “Ừa, mà tui ghét nó lắm…”. Tôi ngạc nhiên “Tại sao chị lại ghét tên mình?” Chị đen im lặng, và rồi chị kể, bằng cái giọng quê mùa một mạc ….

… ” Khi Má sinh ra tui thì mọi người ai cũng đã ghét tui rồi. Chỉ vì tui ra đời dưới ngôi sao xấu, bởi vì cái màu da đen đúa không sao che dấu được của tui. Tui đâu có quyền được chọn màu da gì để sinh ra, cả Má tui cũng không chọn được cho tui. Nhà tui nghèo lắm, ở ven bờ một con sông. Gia đình tui gồm có sáu người: Má và năm chị em, chị Hai, chị Ba, chị Tư , tui, rồi đến em trai Út. Mấy chị và em trai là da vàng, chỉ có tui là đen thui thôi. Nhà tui nghèo mạt rệp, cả căn nhà dột nát không có cả cái bàn hay cái giường, cái ghế. Một mình Má đi mò ốc cả ngày để bán lấy tiền mua đồ ăn cho sáu miệng ăn. Mới ba, bốn tuổi là tụi con nít đã ghét tui. Tui tên Tí, họ Mai là họ của Má, vì Ba bỏ Má từ khi Má mới có bầu tui. Tụi con nít cả đám cứ đi theo sau tui hát nhạo là “Cút về Mỹ đi con Tí đen”. Có đứa còn lấy que tre vít cứt chim, cứt gà rồi kêu cả bọn xúm lại đè tôi xuống, trét vô miệng tui, tới khi nào tui lạy, tui khóc thì tụi nó mới tha. Năm sáu tuổi, Má cho tui với mấy chị đi học trường làng, nhưng tụi học trò khinh ghét tui lắm. Có lần tụi nó hè hội đồng tống một đống cứt gà vô miệng, tui không chống cự được nên nuốt vô cổ họng, nghe thúi ình và chua loét. Tui oẹ ra, tụi nó bóc nhét vô lại. Tui vùng vẫy, la hét. Thấy tui khóc dữ quá, mấy chị và em trai xúm lại binh, thì tụi nó đánh mấy chị, vừa đánh tụi nó vừa chửi ” Đồ Mỹ đen không cha cút về nước đen mà sống “. Lần đó tui chạy về khóc với Má sưng cả mắt. Má cứ im lặng và rồi bà cho tui nghỉ học luôn. Nhiều lúc tui thèm được đi học, thèm được chơi chung, bất cứ trò chơi nào với chúng bạn, vậy mà đứa nào cũng chê là tui đen, tui dơ, tui thúi… hổng ai thèm chơi.

Tui tủi thân lắm nên hỏi Má. Má bảo là “Ba bỏ Má từ lúc tui chưa sinh ra nữa”. Tôi ức lắm, hỏi lại “Thế Ba tên gì? Sao Má không đi tìm?”. Má im lặng, rồi Má khóc. Tui thương Má quá, và tui ghét Ba lắm. Tui thề sẽ có một ngày tui tìm gặp Ba và hỏi Ba cho ra lẽ…”. Im lặng. Chị đen tiếp “Tại Ba mà giờ này tui vẫn chưa biết đọc, biết viết. Người ta nói là tui mù chữ. Mắt tui sáng mà, tui thấy đường, nhìn tờ báo thì tui chỉ thấy hình, chớ không biết đọc”…

Rồi từ đó tui thui thủi chơi một mình. Nhà nghèo quá làm gì có tiền mua đồ chơi, nên tui cứ quanh quẩn bên bờ biển mà lượm mấy cái vỏ ốc, hốt cát bỏ vô đó, rồi đổ đi, rồi lại hốt vào. Hễ có lượm được cái vỏ ốc nào đẹp đẹp, tui để dành vô cái thùng giấy, lâu ngày có nhiều, tui đem ra ngắm một mình , thích lắm. Tui nhớ lần nọ tui đem ra khoe con bạn, nó lại kêu mấy đứa khác tới coi. Tui khoái lắm, trong bụng chắc mẫm thế nào bọn nó cũng khen cho coi. Ai dè, tự dưng thằng Tọc giựt mạnh một cái làm rách thùng giấy, rồi nó quăng tung tóe hết cả chục cái vỏ ốc của tui ra biển. Tui hoảng hốt giơ hai tay chụp lại nhưng không kịp, thế là mất hết đống vỏ ốc ” gia tài ” mà tui gom góp gần cả năm trời. Tui đứng đó khóc ròng, cúi xuống nhìn thì chỉ còn sót lại trên cát một cái vỏ ốc to bằng nửa bàn tay, một bên màu đen còn nửa bên kia màu trắng. Tui lật đật lượm lên, dấu vào túi áo. Đám trẻ xúm quanh la to “Cút về Mỹ mà lượm vỏ ốc. Ở đây không có thứ gì cho mầy đâu, đồ da đen”. Tui tủi thân quá chạy về nhà khóc với Má. Lần đó Má cũng khóc. Hôm đó Má nói “Làm cái vỏ ốc mà còn sướng hơn Má con mình, bởi nó không biết buồn, không biết khóc, nó tự do khi thì nằm trên cát, lúc lại nhập vào biển cả bao la. Còn Má con mình, suốt đời chỉ sống nhục mãi ở đây thôi”. Tui quý cái vỏ ốc trắng đen này lắm, cứ lâu lâu đem ra nhìn. Phần nửa màu đen, sao mà đen thủi đen thui giống da của tui, còn bên kia màu trắng lại óng ánh như có pha lê. Nhớ có lần Má tui dạy “Con người ta giống cái vỏ ốc này vậy, có đen có trắng, có tốt có xấu. Da con dù có đen như bên này, nhưng con phải sống tốt, sao cho cuộc đời mình có ý nghĩa mà óng ánh như nửa bên kia”…

Một hôm bỗng dưng Má nói “Tí đen ơi, đúng là Trời thương Má con mình, mình sắp hết khổ rồi…”. Thì ra là chính phủ nước của Ba tui (chính phủ Mỹ) cho nhà tui đi theo diện con đen (con lai). Má và tui mừng hơn bắt được vàng. Lúc vô phỏng vấn, tui run quá nên cứ khóc, mà tay chân thì lạnh ngắt. Tui cứ sợ ông Bill – tên ông hỏi chuyện Má tui, mà thấy tui đen, tui xấu, tui hôi, tui dơ… ổng không cho đi thì tui phải ở đây suốt đời tui khổ lắm. Má tui cũng khóc, năn nỉ cô thông dịch xin ông Bill cho đi Mỹ. Lúc đó tui nghe ai cũng nói ở Mỹ sướng lắm, con nít được đi học, dù mình đen cũng không ai đánh mình, không ai nhét cứt vô miệng mình… Khi đó chị Hai và chị Ba có chồng rồi, còn chị Tư và em trai thì chưa. Má định nếu được đi Mỹ rồi thì Má sẽ nhờ người làm đơn xin chính phủ cho chị Tư và em tui đi sau. Đêm trước hôm phỏng vấn, Má lo quá không ngủ được, mấy mẹ con cứ ngồi ôm nhau khóc cả đêm. Với gia đình tui, thì nước Mỹ là thiên đàng, chỉ tới Mỹ thì chúng tui mới hết khổ. Khi ông Bill biết rằng chị Tư và em trai còn độc thân, ông nói “Chiến tranh đã làm cho Bà và các con cực khổ, nên nay vì nhân đạo, chúng tôi cho Bà, cô con gái lai và cả hai người con độc thân cùng đi để qua Mỹ đùm bọc nhau mà sống”. Cả nhà tui khóc, vì mừng quá, đến nỗi quên cả nói lời cám ơn ông Bill…

Đặt chân đến “thiên đàng” Virginia, bốn Má con tui không biết một chữ tiếng Anh, nói không được câu nào, mà đọc cũng rặn không ra, còn viết thì một chữ bẻ đôi cũng không biết. Một người quen cùng làng ngày xưa nhận ra Má nên giúp tìm dùm cho chúng tôi thuê một căn appartment nhỏ xíu một phòng ngủ để cả nhà ở chung.

Khu thuong mai EDEN

Khu thuong mai EDEN

Cả nhà tui đi làm đủ thứ nghề nặng nhọc đễ đắp đỗi qua ngày. Tui còn nhớ lần thi vô quốc tịch, tui lo quá chừng, cứ học thuộc lòng những câu hỏi như con vẹt, vì tui có đọc và hiểu được chữ nào đâu. Có một chị người Việt đọc cho tui nghe các câu hỏi rồi biểu tui học cho thuộc, hễ người ta hỏi câu nào thì trả lời y như đã thuộc. Vậy mà may mắn ghê, tui đậu. Khi họ hỏi tui muốn có tên Mỹ không, hay vẫn muốn giữ cái tên Việt nam là Tí Mai, thì tui khóc. Không biết nói tiếng, tui nhờ cô thông dịch nói dùm với ổng là “Tui ghét lắm cái tên Tí đen, vì nó đen như màu da tui, đen như tuổi thơ nghèo hèn của tui”. Ông Mỹ trắng hỏi tui muốn tên gì. Lúc đó tui chỉ nhớ đến đứa cháu họ xa, đi lính cho quân đội Mỹ. Có một lần về thăm Má con tui ở Virginia, nó nói lý do nó đi lính là vì nó muốn đền ơn chính phủ. Tui nhớ mang máng nó có nói quân đội Mỹ gọi là… “AMI”… gì đó thì phải. Thiệt tình khi đó tui không biết chữ “AMI” viết làm sao nữa, nên tui nói đại với cô thông dịch là “Tui muốn cám ơn chính phủ Mỹ, cám ơn ông Bill đã thương mà cho Má con tui đi, nên tui muốn có tên Mỹ là AMI, có nghĩa là quân đội”. Tui còn nhớ khi nghe tui nói vậy thì cô này cười, dễ thương lắm, và cô viết tên tôi lên tờ giấy đưa cho ông Mỹ. Thế là passport của tui có cái tên Amy Mai từ đó. Mãi sau này tui mới biết là cô đã quên chữ e rờ (R), vì quân đội viết là “army”, nhưng sao có người lại nói với tui là cô ta cố tình quên…?

Sau đó vài năm thì phát hiện ra là Má tui bị có nước trong phổi. Bác sĩ sau khi hỏi cặn kẽ thì giải thích rằng “Do Má ngâm nước lạnh hằng mấy chục năm liền khi đi mò ốc, nên giờ phổi Má yếu lắm”. Mấy chị em sợ quá, đứa nào cũng đi làm quần quật mà không sao đủ tiền mua thuốc cho Má. May mà Trời thương, nên lại có người hàng xóm ngày xưa biết chuyện, bảo chị em tui qua Cali ở đi thì khí hậu ấm sẽ tốt hơn cho sức khỏe của Má. Nhưng tiền đâu mà mua vé máy bay? Cô Anh bảo “Khi xưa lúc chồng cô mới chết, cô một mình với con nhỏ, sức khỏe yếu nên không sao ngâm nước nổi, nhờ Má cho cô bữa bịch ốc, khi mấy con tôm mà sống qua ngày, nên cô muốn đền ơn Má bằng cách mua bốn vé máy bay cho chúng tôi qua Cali, cô cũng đã thuê sẵn một appartment nhỏ (cô Anh đã trả trước một tháng tiền nhà) cho Má con tui.

Thế là cả nhà kéo nhau qua Cali. Cả tháng trời không ai xin được việc làm. Khi chỉ còn vài ngày là hết tháng, tụi tui lo lắm vì tiền đâu để trả cho tháng tới? Gọi phone cho cô Anh thì cô và gia đình đi đâu rồi nên không sao liên lạc được. Một buổi tối trước ngày Giáng sinh, mấy Má con đứng đón bus về nhà. Trời lại lạnh , bụng ai cũng đói, nên không còn sức để mà đi, cứ đứng mà run. Chúng tôi thấy nhiều người đi vào một nhà thờ nhỏ. Vì lạnh quá, nên chúng tôi cũng đi vô đại định tìm một chỗ trú cho ấm chút rồi sẽ về. Đó là buổi tối đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cuộc đời chúng tui. Trên kia, mục sư Bảo đang giảng về tình yêu của Chúa. Ông nói “Chúa luôn dang rộng vòng tay yêu thương cho mọi người”. Có lẽ lúc ấy, vì quá buồn, mỏi mệt và tủi thân, nên bốn Má con đứng khóc ròng. Một người đàn bà bước lại hỏi thăm ( sau này tui mới được biết làvợ mục sư Bảo). Má con tui thật lòng kể hết. Vợ chồng mục sư cùng một vài cô chú ở nhà thờ thấy tội nghiệp nên chở dùm mấy Má con về nhà, rồi hôm sau người ta đem đồ đến cho, bàn ghế, quần áo, tiền bạc, thức ăn. Rồi đích thân vợ chồng mục sư giúp điền đơn dùm Má con tui để xin tiền bệnh, tiền trợ cấp. Cũng chính nhờ sự động viên, nâng đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần mà má con tui mới sống nổi qua ngày…

Và từ đó chúng tui đi nhà thờ mỗi chủ nhật. Cám ơn Chúa. Cầu nguyện cho Má mau hết bệnh. Cầu nguyện cho mấy chị em có công ăn việc làm. Các cô chú trong nhà thờ đối xử rất tốt với tui, không ai nhìn màu da tui mà khinh khi hết. Tui vui lắm khi mọi người cứ kêu “Amy, đến phụ cô làm cái này đi!”, “Amy, ăn chút gì cho có sức rồi hẵng làm chứ cháu ..”. Và tui biết là ở nơi nào có Chúa, thì tui có tình thương…

Mang ơn vợ chồng mục sư Bảo và các cô chú trong nhà thờ, nên mấy chị em tui tình nguyện làm bất cứ việc gì nhà thờ cần. Tiền thì không có, nên chúng tui đóng góp bằng công sức và thời gian. Tui không bao giờ buồn vì công việc mình làm hết. Mà cầu tiêu ở Mỹ sạch sẽ lắm kìa, không có dơ, không có thúi như mấy đống cứt gà mà hồi nhỏ tui phải nuốt đâu. Tui vui lắm, dù công việc có cực nhọc cách mấy, vì tui biết mình làm là đền đáp công ơn Chúa…

Và rồi một ngày Chúa gọi Má tôi về với Ngài. Bà chết khi trong túi mấy chị em cộng lại hết vẫn chưa được một đồng. Lúc còn sống, Má cứ ước có tiền về Việt nam thăm chị Hai, chị Ba và các cháu. Vậy mà mơ ước chưa thành, Má đã ra đi. Tui còn nhớ lúc biết mình sẽ không qua khỏi, Má nói với các chị em tui “Ngày xưa Má cứ ước ao cả nhà mình qua đến được thiên đàng, nhưng nếu như Má có mất thì mấy con ráng lo cho Má về Việt nam mà chôn cất, dù gì nằm bên bờ sông ngày xưa với mấy con ốc, Má vẫn thấy ấm lòng hơn…”. Cả nhà ai cũng đều biết ước nguyện cuối cùng của Má là được chôn nơi miền quê cha đất tổ, mà đào đâu ra tiền để chở xác Má về Việt nam? Tụi tui chỉ biết khóc, vì không mua nổi một quan tài cho Má. Vợ chồng mục sư Bảo biết rõ ước nguyện của Má, nên tối nào mục sư cũng lên đài kêu gọi mọi người giúp một tay. Đêm nào mấy chị em cũng ngồi trên đài với mục sư Bảo và tụi tui cứ khóc, thương Má, mang ơn vợ chồng mục sư và tất cả những người hảo tâm. Nhiều người mang tiền đến tận nhà giúp. Cuối cùng quyên góp được 16 ngàn đồng – cả một gia tài mà mấy chị em tui không bao giờ dám mơ tới. Phải, 16 ngàn đồng – con số này suốt đời tui không thể nào quên. Đó là công ơn của hằng trăm người, mà nhiều nhất là vợ chồng mục sư Bảo và bác sĩ Nguyễn Hùng. Anh Tuấn ở nhà quàn biết hoàn cảnh nhà tui, nên anh bớt cho hai ngàn tiền chi phí chuyên chở xác Má về Việt nam. Em trai tui được mua vé đi cùng về Việt nam với Má. Rồi số tiền còn lại thì mục sư đưa cho em tui về mua đất và lo chôn cất Má. Thế là cuối cùng Má cũng được về yên nghĩ vĩnh viễn bên vùng ven biển ngày nào với những con ốc nhỏ ngày xưa. Tạ ơn Chúa. Tạ ơn những tấm lòng…

Hôm đưa em trai ra phi trường, tui đưa nó gói giấy trong đó có cái vỏ ốc trắng đen. Tui dặn nó nhớ thảy xuống huyệt khi chôn Má. Nó không chịu, hỏi lại là ” Chị quý nó lắm mà ? “. Tui gật đầu. Nhưng tui biết Má thích biển, và đặc biệt là cái vỏ ốc này, Má cũng quý nó như tui. Lời Má dạy con ghi nhớ, con không tiền, không có gì tặng Má. Thôi con gửi Má cái vỏ ốc này, Má mang theo mà về với Chúa. Mong Má nói với Ngài rằng ” Con Tí đen vẫn luôn cố gắng sống tốt, sao cho cuộc đời đẹp và có ý nghĩa nhưng nửa trắng óng ánh bên kia của vỏ ốc…

Chị Amy ngừng kể. Tôi im lặng, vì tôi biết có nói gì cũng sẽ là rất thừa thãi vào giây phút này. Bất chợt chị nói ” Tui không biết tên Ba, phải chi tui được gặp lại ông Bill năm nào phỏng vấn, có thể tui nhờ ổng tìm ra Ba tui… ”

– Chị mong gặp lại Ba chị à? Chị không giận Ba sao ?

– Ngày xưa tui ghét Ba lắm. Nhưng Chúa dạy rằng “Mình phải biết tha thứ và yêu thương. Tui chỉ mong gặp Ba, để nhìn ông và kêu một tiếng “BA” một lần trong đời”. Ngừng một chút, chị tiếp “Và tui sẽ nói rằng “Ba đã làm Má khổ và con buồn. Vậy thôi…”

Gió ngoài trời lành lạnh, báo hiệu một mùa Giáng sinh nữa lại sắp đến. Tôi hỏi “Năm nay Giáng sinh, chị sẽ làm gì?”. Chị Amy buồn buồn đáp “Tui đến nhà thờ dọn nhà cầu, khiêng bàn ghế, lau chùi các phòng, dự Thánh lễ rồi về nhà… nhớ Má. Má mới mất năm ngoái thôi, nên tui nhớ bả lắm, nhớ cả cái vỏ ốc trắng đen ngày xưa…”. Chị lại tiếp “Năm nào tui cũng đâu có tiền mà mua gì dâng tặng nhà thờ, hay tặng vợ chồng mục sư – người mà gia đình tui mang ơn cả đời, nên tui chỉ biết cầu nguyện cho mọi người. Nhiều lúc tui buồn lắm, vì không năm nào có tiền mua món quà gì dâng Chúa…”

– Những gì chị làm, chắc chắn là Ngài sẽ biết mà. Tôi tin chắc là thời gian, công sức và tấm lòng của chị, sẽ là một trong những món quà mà Ngài ưng ý nhất…

Chị Amy chỉ cười, không nói. Tự dưng chị hỏi “Khi nào cuộc đời tui đăng lên báo, chị cho tui xin ba tờ được không?”

– Được chứ. Tôi đáp ngay.

– Tui sẽ mang biếu vợ chồng mục sư Bảo một tờ, bác sĩ Nguyễn Hùng một tờ, còn một tờ tui sẽ nhờ ai đó đọc cho tui nghe, tại tui không biết chữ, rồi thì tui sẽ giữ nó mãi suốt đời. Phải chi Má còn sống, nghe đọc tờ báo này, chắc Má tui vui lắm…”.

Chị Amy nhờ tôi gửi bài viết này kính tặng vợ chồng Mục sư Nguyễn Xuân Bảo, bác sĩ Nguyễn Hùng cùng tất cả những tấm lòng nơi Thánh đường Sàigòn. Chị nói “Đây là món quà – từ trái tim, chị dâng tặng mọi người nhân mùa lễ Giáng Sinh “.

Trước khi chia tay, tôi hứa sẽ mang tặng chị Amy ba tờ báo, và sẽ đọc cho chị nghe. Chị nói “Cám ơn người đẹp”. Tôi ngượng ngùng “Chị đừng gọi tôi là người đẹp, kỳ lắm”. Amy đáp “Đẹp chứ, bởi vì chị trắng hơn tui..”…

Tôi quay đi. Chạnh cả lòng. Nhìn xuống làn da mình, tôi tự hỏi “Cuộc đời này có được bao người thật sự “trắng da” hơn chị?”

Hoàng Thanh

Điều Nên Biết Khi Bắt Đầu Học Đại Học Tại Mỹ

Sau khi bạn quyết định chọn một chuyên ngành để học và đặt chân vào bất kỳ một Community College nào, điều trước tiên bạn phải tìm hiểu là xem luật lệ cũng như cách học ở trường đó thế nào?

truong dai hoc harvard

truong dai hoc harvard

Chuyên ngành bạn chọn đòi hỏi học những lớp nào? Muốn biết những thông tin này thì lấy ở đâu?

Người giám thị của bạn (tức là người phụ trách quản lý du học sinh của trường) sẽ không có thì giờ để tiếp bạn và trả lời tất cả các thắc mắc của bạn, vì có những vấn đề về các lớp chuyên ngành họ cũng không nắm rõ. Hãy luôn “khắc cốt ghi tâm” từ “tự lập” khi bạn ở Mỹ.

Trước tiên bạn phải đi lấy một tờ giấy Requirement của chuyên ngành bạn học ở văn phòng phục vụ sinh viên. Trong tờ giấy Requirement này là một danh sách các lớp mà bắt buộc bạn phải học. Thường một lớp là 5 credits (tín chỉ), bạn thường phải lấy khoảng 90 tín chỉ (18 lớp) thì hoàn thành chương trình học của bạn ở Community College, nhưng cũng có trường đòi hỏi 95 hoặc 100 tín chỉ.

Xin nhắc lại với bạn là ở Mỹ mỗi tiểu bang hoặc mỗi trường trong tiểu bang đều có những quy định về việc học khác nhau, do đó bạn theo học trường nào thì theo luôn trường đó. Nếu bạn đổi trường thì khi sang trường mới bạn phải theo quy định của họ.

Sau khi bạn biết được các lớp phải học (căn cứ vào tờ Requirement) thì bạn sẽ gặp phải một vấn đề vô cùng nan giải là làm sao biết được học lớp nào trước, lớp nào sau, lớp nào móc xích với lớp nào? Vì trường chỉ đưa ra các lớp bạn phải học và bạn phải tự lên thời khóa biểu cho mình sao cho khóa học không nặng nề quá. Đây là một việc rất quan trọng, ảnh hưởng đến kết qủa học tập của bạn rất nhiều, bởi nếu bạn vô tình chọn học 2 hoặc 3 lớp khó cùng một lúc thì chắc chắn bạn không theo nổi. Nhưng làm sao biết được lớp nào dễ hay khó? Không ai cố vấn cho bạn được vì sức học mỗi người mỗi khác.

Cách tốt nhất là bạn tìm quyển Catalog về các lớp học của trường. Trong quyển này ghi chi tiết từng lớp học của từng chuyên ngành và những điều kiện phải có để được vào học lớp đó.

Ví dụ: trong tờ Requirement của chuyên ngành tôi chọn là Accounting (Kế Toán), có 3 phân môn chính là: các lớp về kế toán, các lớp về tin học, các lớp về xã hội học. Bạn phải thông minh và bắt đầu suy luận, các lớp kế toán là lớp chuyên ngành tất nhiên là khó đối với tôi (và tôi xếp vào loại lớp khó). Các lớp học về vi tính như Word, Excel… ở Việt Nam tôi đã biết rồi vậy thì tương đối dễ. Còn các lớp xã hội học như là toán (tôi thấy không khó lắm), lớp thuyết trình, lớp Anh văn… vừa dễ vừa khó. Khi đó, tôi đọc trong quyển Catalog về nội dung của các lớp học này và tự đánh giá trong khả năng của mình là khó hay dễ.

Tuy nhiên, tôi vẫn chưa thấy chắc ăn lắm về sự khó hay dễ này cho nên tôi vào nơi bán sách giáo khoa trong trường và tìm những quyển sách về các môn học và đọc lướt qua. Sau khi xem xét tất cả các thông tin về lớp học tôi cũng mường tượng ra được lớp nào dễ và lớp nào khó đối với tôi. Và bắt đầu tôi lên thời khóa biểu cho mình là khóa học này tôi sẽ lấy một lớp khó và một lớp dễ. Và lớp khó tôi học là lớp có ký hiệu Accounting 201, nhưng trong quyển Catalog ghi là muốn học lớp này thì phải có lớp Accounting 110 thì họ mới cho vào học. Vậy là tôi phải học lớp Accounting 110 trước (mặc dù trong tờ requirement không có đòi hỏi tôi học lớp này, nhưng bắt buộc tôi phải lấy nó thì mới học tiếp được, dẫu biết rằng điểm của lớp này không liên quan gì đến tổng số điểm để xét chuyển tiếp vào đại học của tôi sau này).

Bạn thấy không mặc dù trong tờ Requirement đòi hỏi bạn học 90 tín chỉ nhưng thực tế bạn phải học hơn 90 tín chỉ, vì có những lớp bạn phải lấy trước khi học trực tiếp vào những lớp có trong Requirement. Nếu bạn không biết những lớp phải học trước này thì khi đi đăng ký lớp, hệ thống máy tính sẽ báo cho bạn biết là bạn không học được vì chưa lấy lớp Accounting 110, bạn không học nhảy lớp được đâu. Bạn trả lời là bạn không biết thì người ta sẽ bảo bạn kiếm quyển Catalog mà đọc trước khi đến ghi danh. Và bạn phải xếp thời khóa biểu lớp lại, cứ mỗi lần phát hiện ra là phải học thêm lớp nào thì mới được học lớp kế tiếp mình muốn, danh sách lớp của bạn sẽ dài ra, đồng nghĩa với số tiến học phí và thời gian hoàn tất sẽ dài ra.

Cuối cùng bạn biết được chính xác con số tín chỉ bạn phải lấy, lớp nào khó, lớp nào dễ, bạn lại gặp khó khăn về giờ học, vì khóa này nhất định bạn phải lấy 3 lớp A, B, C, nhưng khổ nỗi có hai lớp trùng giờ học, hoặc bạn biết là giáo viên này dạy rất khó bạn muốn chọn giáo viên khác, và bạn phải chờ lớp này vào khóa tới. Rồi có những lớp một năm họ chỉ dạy có một lần và bạn phải canh để học… Tóm lại có vô vàn lý do làm cho bạn muốn điên đầu trong việc xếp lịch học.

Kèm theo đó bạn phải hiểu luật trong việc học nữa. Ví dụ như bạn là du học sinh thì bắt buộc phải lấy ít nhất 12 tín chỉ cho một khoá học thường là 12 tuần. Còn tôi là người định cư ở Mỹ không thuộc chế độ ưu đãi nào về trợ cấp của chính phủ, tôi muốn lấy bao nhiêu lớp trong một khoá là tùy ý tôi. Tôi viết vậy để bạn hiểu thêm là nếu những người định cư ở Mỹ thuộc diện khó khăn có đủ điều kiện để chính phủ nuôi họ học, thì họ phải lấy ít nhất là 15 tín chỉ cho một khóa học, vì chính phủ quy định trong 2 năm (nếu bạn học chương trình 2 năm) bạn phải tốt nghiệp, vì không ai có tiền mà nuôi họ dài lâu cả.

Khi bạn học không đủ điểm để qua một lớp nào đó thì sao? Hoặc dù bạn đủ điểm đỗ, nhưng điểm thấp (70% là C, bạn đã pass rồi, đây là điểm trung bình ở Mỹ, khác với Việt Nam là điểm 5). Bạn quyết định đóng tiền học lại, và bạn điền form repeat (tức là bỏ điểm cũ lấy điểm mới) quyết định này sẽ không có lợi cho bạn sau này. Vì khi bạn transfer, trường đại học không chịu, họ lập luận rằng so với người học một lần thì không công bằng, vì khi bạn học lại tất nhiên bạn học sẽ tốt hơn, điểm số bạn cao hơn (ví dụ như bạn được A), trong khi người học một lần ví dụ như họ được điểm B, thực ra họ giỏi hơn bạn, vì họ học một lần. Nhưng nếu bạn chọn cách tính điểm lấy hai cộng lại chia đôi thì tốt hơn.

Và nếu bạn học mà không pass lớp nhiều lần hoặc là điểm trung bình các môn bạn quá thấp thì trường sẽ không cho bạn học nữa, họ nói là bạn không đủ thực lực để học tiếp. Cho nên bạn đừng nghĩ là bạn có tiền học không nổi thì học lại, trường học không chấp nhận đâu. Ngược lại nếu bạn học tốt thì họ sẽ gửi giấy chúc mừng và khuyến khích bạn. Tóm lại để hiểu biết về luật trong ngôi trường bạn đang học thì bạn nên đọc Catalog, trong đây sẽ có tất cả cá quy định và bạn phải nắm vững để bạn hiểu mà suy tính trong việc học của mình.

Mèo Con

Đi định cư ở Mỹ có cần TOEFL để học lại đại học?

1. Resident và citizen không cần TOEFL để xin vào đại học. Bằng trung học của bạn được chấp nhận. Tiếng Anh kém thì dù ở Mỹ 20 năm hay sinh ra ở Mỹ bạn vẫn phải học lại ESL (English as a Second Language). Khi lấy bài test English, nếu điểm bạn cao, bạn sẽ được xếp lớp cao, tiết kiệm thời gian học cho bạn.

Một góc thành phố Houston

Một góc thành phố Houston

2. Vào đại học, trong trường hợp thông thường (99% người nhập cư) là vào community college, học 2 năm lấy AA certificate. Sau đó tùy theo điểm số và các activity mà bạn có thể được vào university hay không. Khi vào univerisity thì tùy theo số credit bạn đã tích luỹ được về ngành mà bạn muốn học, bạn sẽ học thêm từ 2 đến 4 năm, hoặc lâu hơn, tùy bạn, để lấy được BS, BA. Nếu có sở thích và có khả năng, bạn có thể học tiếp nhiều năm nữa để trở thành Med. D., DDS, Pharm. D., Lawyer… Nên nhớ rằng, có một số trường, đặt biệt là các graduate school, đòi hỏi bạn phải lấy lại test English khi apply vào trường, nếu bạn ở Mỹ dưới 7, 10, 15 năm, hoặc không học high school ở Mỹ, dù cho bạn đã có BA, BS ở Mỹ.

3. Bạn có thể vào thẳng university nếu:
a) bạn thi SAT và TOEFL điểm cao (cao bao nhiêu thì tùy vào từng trường mà bạn apply). Tương tự như vậy, nếu họ cho bạn apply vào grad school, thì GMAT hoặc GRE và TOEL của bạn phải ở mức top.
b) bạn có đủ khả năng tài chính để đóng học phí năm đầu tiên như một international student vì bạn chưa là state resident (thường thì sau 1 năm bạn mới được xem là state resident để được đóng học phí 1/10 – 1/5 so với international)
c) bạn rất may mắn, vì tính cạnh tranh rất cao ở các university, mà bạn thì bị xem là FOB (fresh on the boat), “hai lúa”, không biết gì hết!

Tôi có nhiều kinh nghiệm về chuyện này. Vì biết trước sẽ được nhập cư vào Mỹ, tôi đã apply vào 6 grad school ở California để học MS như là một international student. Tôi rất may mắn được chấp nhận cho tuition fee ở UCI, 90% là nhờ chú tôi là professor và bố tôi là alumni của trường, 10% là nhờ transcript, TOEFL, GRE tốt và reference letters nghe rất rổn rảng . GOD BLESS… ME. GOD BLESS AMERICA!
Tuy nhiên, khi đến Mỹ, tôi phải “năn nỉ” để được đóng tiền học như international student trong semester đầu tiên và chờ xin trường xem xét lại tính hợp lệ của mình, vì tôi đến Mỹ với passport resident chứ không còn là international student như khi apply vào trường. Mô tả để bạn thấy sự phức tạp của vấn đề nếu bạn muốn đi tắt. Vì vậy được thi lấy license mà không cần học lại là hay nhất.

4. Bạn nói rằng bạn có 2 bằng đại học ở VN, 1 bằng về accounting, 1 bằng nữa là gì? Nếu về engineering như electrical, mechanical, civil, enviromental, chemical, electronic, water resource, industrial… thì tôi có thể hướng dẫn bạn cách thi lấy certificate và license mà không cần phải đi học lại. Tuy rằng ở mỗi state có thể thêm bớt một vài yêu cầu, nhưng tôi biết chắc chắn các quy định về foreign degree evaluation, thi lấy certificate và license này được áp dụng trên toàn liên bang.

Với professional certificate bạn có thể kiếm đến 60 ngàn/năm, professional license đến 90 ngàn/năm, đương nhiên là nếu bạn đủ giỏi, kinh nghiệm về chuyên môn và may mắn kiếm được việc làm . Nếu biết trước thì chắc tôi đã không phí 2 năm lội bộ trong cái UCI mắc dịch, tức thật (nhưng mà vui. Với tôi thì không có kinh nghiệm nào lý thú như kinh nghiệm được ngồi học trong một trường đại học lớn của Mỹ, mặc dù UCI chưa lớn lắm).

Em yêu trường em, với bao bạn… blonde và cô giáo… hot… hehehhe

Tôi không biết gì về finance, eco và accounting. Khi đến Mỹ, bạn nên liên hệ với các professional board ở state mà bạn cư ngụ để hỏi xem có quy định nào cho phép bạn không cần học lại mà vẫn có thể thi lấy license hay không. (Đừng hy vọng nhiều nhá , vì bạn có bằng cấp kinh tế từ một quốc gia độc nhất vô nhị, với “nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng Xã hội chủ nghĩa” )

Chúc vui và thật nhiều may mắn trên miền đất mới.

Source: nuocnonngandam

Các Thứ Cần Chuẫn Bị Khi Mới Sang Mỹ Định Cư

Hi các chị box Mỹ !

Em mở chủ đề này ra để mong các chị qua Mỹ rồi vào đây chia sẻ với những người còn chưa qua Mỹ mà đã lo xa như em ( huhu chưa sang nhưng đã lo ở nhà ăn bám chồng ) .Các chị ơi các chị có ng thể tâm sự về những ngày tháng mới sang Mỹ định cư như thế nào ( cuộc sống mới phải học ngôn ngữ , sinh hoạt khác với ở VN … ) . Sau đó khi enjoys cuộc sống mới thì các chị có phải lo lắng tìm việc làm không? như chị em mình sang bên này thì làm được nghề gì ( hic hic bằng ĐH ở VN coi như vứt xó ) Em chưa sang Mỹ nhưng cũng đã lo lắng đến cuộc sống ở bên kia sẽ như thế nào nhưng biết chắc chắn rằng nó không phải là good dream đâu .Vào box này nghe các chị tâm sự về nỗi nhớ nhà , khó khăn trong cuộc sống phải dành dụm tiền về thăm gia đình là em đã oải không muốn sang rồi .Nhưng mà lấy chồng thì phải theo chồng nên giờ mở topic này ra để mong nhận được những lời động viên chia sẻ của các chị cũng như chị em box Mỹ có kinh nghiệm gì về việc find jobs thì share cho mọi nguời biết với .

From: jenny

Lexus Convertible

Lexus Convertible

Các câu trã lời của độc giã:

1.

Nếu có bằng ĐH rồi thì bạn nên dịch sang tiếng Anh,công chứng., kèm theo bảng điểm… biết đâu qua mỹ muốn học tiếp ngành nào đó thì còn hy vọng.
Nhiều chị ở diễn đàn học nursing, bạn vào rồi đọc xem có thích hay không?
Khi qua đây rồi, thay đổi đầu tiên… là ở nhà… ở nhà từ sáng đến khi chồng đi làm về…. thay đổi thứ 2: nếu ở VN mà không có nấu nướng gì thì nên chuẩn bị… vì qua đây.. chẳng có ai nấu cho ăn ,,, ngoài bản thân mình ra… vì ăn tiệm rất mắc.
Thứ 3: Hoc lái xe( Xin 1 cuốn sách để về nhà ngâm cứu học lý thuyết…. .) Cũng giống như ở VN. đậu lý thuyết thì sẽ được cho thi thực hành..

Ở VN đang đông đúc,.. qua mẻo rồi.. bạn sẽ thấy… sao người ít quá…( so sánh với VN)

Gặp hàng xóm … bạn sẽ thấy ai cũng 1 câu” Hello. How are you?” Nhưng không ai mong chờ mình trả lời….

Một vài cảm nhận của mình khi mới qua Mẻo 1 năm… Mấy chị khác sống ở đây lâu.. chắc sẽ cho bạn thêm thông tin làm cách nào xin việc.

2.

Bạn ơi, đừng nghĩ bằng VN mang sang vứt xó nhé, mình cũng nghĩ như bạn nên học lại bằng 4 năm luôn, uổng dễ sợ. Bạn check trường đại học gần nhà rồi chuẩn bị sẵn bảng điểm vv…vv..để nếu được thì ráng học hai năm cho có cái Master. Trong lúc đó bạn có thể xin đi làm thư ký ở văn phòng bác sĩ, nếu có văn phòng người Việt càng tốt vì họ trả ít hơn nhưng họ cần mình hơn. Đi làm dù việc gì cũng tốt vì bạn sẽ tập làm quen với cách làm việc ở bên này. Sau khi tiếng Anh tốt hơn một tí thì bạn có thể xin đi làm Teller ở nhà bank (là mấy cô đứng nhận giao dịch với khách đó). Sau khi có Master rồi, quen công việc và tiếng Anh rồi, thì bạn sẽ dễ đi lên lắm. Nói tóm lại là đừng có nản chí, nếu bạn có tiếng Anh tốt và thói quen học thì mọi việc sẽ không khó.

Chúc bạn nhiều may mắn nhé!

3.

Điều quan trọng ở Mỹ là ngôn ngữ đó bạn ..Bạn đừng lo lắng quá nhiều khi còn ở VN về cuộc sống bên đây (ban chưa đặt chân tới thì bạn cũng không hình dung ra được đâu),bạn chỉ nên học ngữ pháp tiếng Anh cho chuẩn ,còn listening and speaking skill thì qua đây bạn có thể rèn luyện khi tiếp xúc và khi đi học …..
Còn chuyện khổ hay sướng khi sang đây thì cũng là tùy người suy nghĩ thôi ….

4.

Mình chưa hình dung được cái “American Dream” là gì vì có lẽ nó to lớn quá. Nhưng mình nghĩ Mỹ đúng là “land of oppotunities”- dĩ nhiên là người ta đừng đòi hỏi quá tuyệt đối. Nếu gặp khó khăn thì mình phải control khó khăn, đừng để nó control mình là mình sẽ vựot qua hết. Ban đầu thì ai cũng bỡ ngỡ, lo lắng, nhưng ở lâu rồi mèo cũng hóa cáo hết. Hihihi… Mới qua đây chưa biết lái xe thì mình toàn đi xe bus và train thôi. Ở nhà buồn quá chả biết làm gì, mình đi lang thang ra International House tìm mấy chưong trình giao lưu tham quan này nọ của mấy “bà tám” có chồng đi học/làm trừong Uni. of Chicago như mình. Tham gia vô đó cũng vui lắm vì toàn người cùng hoàn cảnh mà. Tụi mình học nấu ăn, làm quilt, cắm hoa, vẽ… đi thư viện, museum, nhà dữong lão… Đại khái là có cớ để mở miệng nói tiếng Anh cho quen thôi. Mình cũng xin tham gia vô symphony orchestra của Uni. of Chicago để kiếm tí tiền còm cho đỡ mặc cảm với chồng. Hihihi…

Sau đó thì mình search 1 cái community college rồi tự tìm bản đồ trên internet, tìm chuyến xe rồi ra bến đợi. Leo lên xe rồi chả biết cho tiền vào cái lỗ nào :4: Đến lúc xuống xe lại chả biết chỗ nào để transfer qua xe train Đi lạc chừng vài lần ở downtown Chicago, đến mức chồng suýt kêu cảnh sát đi tìm, nhưng sau đó rành đường đi bus và train còn hơn chồng Mình tự vô trừong tìm hỏi thông tin, xin thi placement test… xong rồi đi học. Đến khi con mình được 9 tháng mình mới có bằng lái xe vì trứoc đó có bầu nên không tập được. Nhưng hổng có xe thì đi xe bus, subway… không sao cả.

Nhớ lần đầu mua cà phê bằng máy vending machine, mình suýt phỏng tay vì cà phê đang đổ ào ào thì mình cho tay vào lấy Lần khác mua kem ăn thì thò tay không biết giữ cái cửa bị trầy hết cánh tay. Đi đổ xăng thì cứ đứng đực ra, tay cầm cái noozle mà bụng rung lập cập sợ hóa thành bó đuốc sống Lê Văn Tám Phải nhờ 1 anh tóc blond mắt bồ câu sáng ngời ra giúp Xong xuôi chạy xe 1 đoạn thì nhìn vô kiếng thấy cái gì phấp phới đàng sau. Mèng ơi đổ xăng xong mà không đóng nắp bình xăng vội vàng tấp xe vô, dừng lại chạy ra đóng, may quá “nó” chưa rớt dọc đừong… Còn rất nhiều cái bỡ ngỡ thật buồn cười, nhưng thôi dài quá, để các mẹ khác kể tiếp nha. Mình là người dễ thích nghi nên mình cảm thấy enjoy cuộc sống bên này lắm. Có thể người khác sẽ có suy nghĩ khác, nhưng quan điểm của mình là mình luôn suy nghĩ tích cực cho cuộc sống vui vẻ hơn. Mình thích câu hát của Louis Amstrong trong “What a Wonderful World” :

I see friends shakin’ hands, sayin’ “How do you do?”
They’re really saying “I love you”

Chuyện bằng cấp ở VN thì bản thân mình thì quá kinh nghiệm với cái câu “bằng Đại Học VN chỉ có vứt thùng rác” rồi. Hehehe… Những người mình gặp mà nói câu đó thì toàn là người chưa từng học ĐH ở VN, hoặc là người chưa từng đi học luôn! Không biết gì nên cứ phát biểu linh tinh :4: Nếu bạn có bằng ĐH ở VN, dự định sang Mỹ sẽ tiếp tục học tiếp và đi làm đúng ngành của mình thì cứ mang bảng điểm đi công chứng rồi đem theo. Khi apply đi học master thì tùy trừong mà họ yêu cầu bạn gửi lên WES để evaluate rồi bạn có thể đi học. Nếu được thì bạn thi GRE hay GMAT ở VN luôn rồi đem qua, không thì sang đây học và thi cũng được. Đừng có tin mấy người không biết nói năng nhảm nhí rồi hoang mang lo sợ nghen.

Thi Bằng Viết (Luật) Để Học Láy Xe Tại California

Thân chào các bạn thành viên XNC, sau đây là khoảng 100 câu hỏi cho bài thi viết lấy bằng lái xe ở Cali mà Hong, Tran sưu tầm đuợc từ một người quen sống lâu năm ở San Diego, sau khi học “tủ” xong, đảm bảo thi đậu ngay, khỏi phải mất công thi lại vừa mất thời giờ, vừa tốn tiền ah (mỗi lần đăng ký thi lại mất $31 lận, chưa kể công lao người đưa đón và xăng-xe). Cố lên nhé.
Bài viết này mục đích giúp các bạn và gia đình mình an tâm hội nhập cuộc sống mới, nó cũng dành cho trang Web xuatnhapcanh.com tuyệt vời này.

Lexus Convertible

Lexus Convertible

BÀI THI LẤY BẰNG LÁI XE CỦA CALIFORNIA – CALIFORNIA DRIVER’S EXAMINATION
(From the 2010 California Driver Handbook – New)
là 2 tờ giấy A4 (4 trang) gồm 36 câu hỏi, nếu cần bạn có thể chọn đề thi bằng tiếng Việt cho khoẻ.

Chỉ dẫn: Học kỹ Tập Sách Hướng Dẫn Lái Xe của california trước khi quý vị đi thi. Mỗi câu hỏi có ba câu trả lời để chọn. Hãy chọn một câu trả lời và đánh dấu X vào đúng ô của câu trả lời. Trong lúc thi không đuợc nói chuyện, không đuợc dùng bất cứ sách vở tài liệu hay giấy ghi chép nào hoặc rời khỏi chỗ thi trước khi bài thi của quý vị đuợc chấm. Nếu làm như vậy bài thi có thể bị chấm rớt và quý vị có thể bị ngưng không cho thi hoặc lấy lại bài thi.
___________________________________________________________________
ĐIỂM ĐẬU – NHỮNG NGƯỜI XIN BẰNG LÁI LẦN ĐẦU ĐUỢC SAI 6 CÂU HOẶC ÍT HƠN
NHỮNG NGƯỜI TÁI CẤP BẰNG LÁI (RENEWAL) ĐUỢC SAI 3 CÂU HOẶC ÍT HƠN
___________________________________________________________________

1. Là phạm luật khi người lái xe 21 tuổi hoặc trên có nồng độ rượu trong máu (BAC) là _____ hoặc cao hơn:
a/ 0.08% – Chấm không tám phần trăm
b/ 0.10% – Chấm mười phần trăm
c/ 0.05% – Chấm không năm phần trăm

2. Quý vị phải báo cho DMV biết trong vòng 5 ngày nếu quý vị:
a/ Sơn xe của quý vị qua màu khác
b/ Bị phạt vì vi phạm luật giao thông
c/ Bán hay nhường xe của quý vị

3. Nếu quý vị bị kết tội lái xe khi có nồng độ rượu trong máu (BAC) quá cao, quý vị có thể bị kết án:
a/ Tù sáu tháng
b/ Tù 12 tháng
c/ Không bị tù nhưng phải đóng $500 tiền phạt

4. Quẹo chữ U tại những khu thương mại là:
a/ Luôn luôn trái luật vì nguy hiểm
b/ Đúng luật khi những xe đang chạy ngược đến không phải là nguy cơ
c/ Chỉ hợp lệ tại những giao lộ, trừ khi có để bảng cấm quẹo

5. Khi nào quý vị đuợc phép đi vòng hoặc đi bên dưới của cổng xe lửa?
a/ Không khi nào
b/ Khi quý vị có thể nhìn thấy rõ cả 2 bên
c/ Khi đèn cảnh báo không chớp

6. Vào ban đêm. Một chiếc xe chạy đến ngược hướng quý vị và mở đèn pha (high beam) làm quý vị khó nhìn thấy con đưòng phía trước. Quý vị nên:
a/ Nhìn phía trước của lề đuờng bên trái trong lằn đường quý vị
b/ Nhìn phía trước của lề đuờng bên phải trong lằn đường quý vị
c/ Nhìn thẳng phía trước trong lằn đường quý vị

7. Mở quạt nước kiếng trước và mở đèn trước của xe trong những ngày mưa, tuyết, hoặc sương mù:
a/ Để đèn pha cho sáng
b/ Để cho những người lái xe khác có thể nhìn thấy quý vị
c/ Chỉ mở khi lái xe trên xa lộ

8. Trên con đường có 2 lằn cùng chiều với quý vị. Quý vị đang lái ở lằn đuờng bên trái và có rất nhiếu xe qua mặt quý vị từ bên phải. Nếu người lái sau quý vị muốn lái nhanh hơn, quý vị nên:
a/ Ở trong lằn đường của mình vì như vậy quý vị sẽ không làm cản trở dòng xe lưu thông
b/ Lái xe vào lề đường bên trái để cho xe phía sau qua mặt
c/ Chạy qua lằn đuờng bên phải khi an toàn

9. Tại giao lộ không có đèn kiểm soát giao thông khiến quý vị không thể nhìn thấy các xe băng ngang cho đến khi chạy đến giao lộ, vận tốc giới hạn ở chỗ đó là:
a/ 15 dặm một giờ
b/ 25 dặm một giờ
c/ 20 dặm một giờ

10. Nếu xe của quý vị bắt đầu bị mất độ bám trên mặt đuờng (xe bị lướt trên mặt đường khi có nước), quý vị nên:
a/ Lái xe ở một vận tốc cố định để lấy lại độ bám
b/ Đạp mạnh vào thắng để cho xe khỏi bị trượt đi
c/ Giảm vận tốc từ từ và đừng đạp thắng

11. Bảng hiệu màu trắng (trong đó có chữ: LEFT TURN YIELD ON GREEN) có nghĩa là quý vị:
a/ Chỉ đuợc quẹo trái khi có mũi tên màu xanh
b/ Có thể quẹo trái khi đèn xanh lúc an toàn
c/ Phải chờ cho đến khi đèn xanh trước khi quẹo trái

12. Khi quý vị đậu xe xuống dốc bên cạnh lề đường, nên quay bánh xe trước theo hướng nào?
a/ Quay vào trong lế đường
b/ Quay ra ngoài lế đường
c/ Song song với lề đường

13. Khi lái xe, quý vị nên nhìn phía trước của xe quý vị từ 10 đến 15 giây:
a/ Và chú ý đến giữa con đường
b/ Bởi vì đây là điều đòi hỏi để chạy đúng luật
c/ Để sớm nhìn thấy những nguy hiểm có thể xảy ra

14. Bảng hiệu hình thoi màu cam (trong đó có chữ: SHOULDER WORK AHEAD) có nghĩa là:
a/ Phía trước đang làm đường
b/ Bởi vì đây là điều đòi hỏi để xe chạy đúng luật
c/ Phải đi đường vòng ở phía trước

15. Là trái luật để đi vào giao lộ khi:
a/ Quý vị không thể chạy qua hết hẳn con đường trước khi đèn đổi sang màu đỏ
b/ Đèn đang chớp qua vàng và quý vị không ngừng lại đuợc
c/ Đèn đang vàng và quý vị không thể ngừng an toàn

16. Khi nào quý vị chỉ cần mở đèn đậu xe trong lúc đang lái?
a/ 30 phút sau khi mặt trời lặn hoặc 30 phút trước khi mặt trời mọc
b/ Không khi nào
c/ Vào những ngày có sương mù khi nhìn không rõ

17. Quý vị không đuợc ngừng xe bất cứ lúc nào:
a/ Ở chỗ gần lề đường có sơn đỏ
b/ Ở chỗ gần lề đường có sơn vàng
c/ Phía trước trường học khi đang có trẻ em

18. Bảng hiệu hình thoi màu vàng (trong đó có hình: MŨI TÊN VUÔNG CHỈ TRÁI) có nghĩa là:
a/ Có khúc quẹo gắt bên trái
b/ Lằn đường chỉ đuợc quẹo trái
c/ Chỉ được phép quẹo trái khi có mũi tên xanh

19. Những điều sau đây là cách đúng nhất để đổi lằn đường:
a/ Bật đèn báo hiệu, nhìn vào kiếng của xe, và sau đó đổi lằn đường
b/ Bật đèn báo hiệu, nhìn vào kiếng của xe, và quay đầu nhìn qua vai trước khi quý vị đổi lằn đường
c/ Nhìn vào kiếng, quay đầu nhìn qua vai, sau đó đổi lằn đường

20. Quý vị nên tăng thêm khoảng cách giữa xe quý vị và xe trước khi quý vị:
a/ Theo sau một xe nhỏ
b/ Đang bị bám sát bởi một xe khác
c/ Lái chậm hơn vận tốc giới hạn ghi trên bảng

21. Quý vị đang lái 55 MPH trong lằn đường bên trái ngoài cùng (chạy nhanh) của xa lộ có để bảng 65 MPH. Quý vị có thể bị phạt vì lái quá chậm:
a/ Nếu tình trạng con đường hoặc thời tiết đòi hỏi phải lái chậm như vậy
b/ Nếu quý vị làm cản trở dòng xe lưu thông bình thường và hợp lý
c/ Không có lý do nào khác bởi vì lái xe chậm hơn những xe khác luôn luôn là an toàn hơn

22. Quý vị đang ngừng xe. Quý vị muốn quẹo trái, nhưng có xe đang chạy đến rất gần. Quý vị phải:
a/ Bật đèn báo hiệu và quẹo trái ngay lập tức
b/ Nhường quyền ưu tiên cho xe đang chạy đến
c/ Dành quyền ưu tiên cùa quý vị bằng cách chạy ra ngay trước đầu xe đang chạy đến

23. Câu nào sau đây là đúng về điểm bị khuất:
a/ Quý vị chỉ cần quẹo và nhìn qua vai phải khi đổi qua lằn đường qua bên phải hoặc trái
b/ Nhìn qua vai phải khi đổi qua lằn đường bên phải và nhìn qua vai trái khi đổi qua lằn đường bên trái
c/ Những xe có 2 kiếng bên ngoài sẽ không bị khuất tầm nhìn

24. Quý vị phải nộp bản báo cáo (SR 1) cho DVM khi:
a/ Xe quý vị không qua được kỳ thử khói
b/ Quý vị bị dính dáng đến tai nạn và có người bị thương
c/ Quý vị đổi hãng bảo hiểm xe

25. Khi chạy đến chỗ băng qua đường có người mù đi bộ đang chờ để qua đường, quý vị phải ngừng xe:
a/ Hơn 5 feet cách chỗ băng qua đường để người mù đi bộ không bị chia trí vì tiếng máy xe của quý vị
b/ Tại chỗ băng qua đường và chờ cho người mù đi bộ băng qua đường
c/ Tại chỗ băng qua đường và nói cho người mù đi bộ biết khi nào thì nên băng qua đường

26. Trên đường 2 chiều quý vị đang lái có một lằn đường vẽ dấu giống như trong hình (hình bên phải trang 27 – Sổ tay HDLX California 2009). Lằn đường này là dùng để:
a/ Bắt đầu hoặc kết thúc quẹo trái hay bắt đầu được phép quẹo chữ U
b/ Lằn đường bình thường cho xe chạy trong những lúc đông xe
c/ Qua mặt những xe khác đang chạy chậm

27. Quý vị có thể đuợc phép đậu xe:
a/ Ở chỗ băng qua đường không có đánh dấu
b/ Bên lề đường ngược với chiều xe cộ
c/ Lề đường của xa lộ trong trường hợp khẩn cấp

28. Trừ khi có bảng ghi khác, vận tốc giới hạn trong khu dân cư là:
a/ 35 dặm một giờ
b/ 30 dặm một giờ
c/ 25 dặm một giờ

29. Quý vị phải nhường quyền ưu tiên cho xe cấp cứu bằng cách:
a/ Lái sát vào bên phải của con đường và ngừng lại
b/ Chạy qua lằn đường bên phải và lái từ từ cho đến khi xe cấp cứu đó đã chạy qua
c/ Ngừng lại ngay lập tức, cho dù quý vị đang ở tại giao lộ

30. Câu nào sau đây là đúng về xe mô tô?
a/ Xe mô tô nhỏ bé và dễ nhìn thấy bởi người lái xe khác
b/ Xe mô tô không đuợc dùng chung lằn đường xe hơi
c/ Khi chạy theo sau xe mô tô, nên chạy một khoảng cách xa hơn

31. Câu nào sau đây là đúng về xe vận tải lớn?
a/ Xe vận tải cần một khoảng cách xa hơn để ngừng so với xe hơi thường
b/ Xe vận tải có thắng hơi sẽ giúp xe có thể ngừng lại ngay
c/ Xe vận tải dễ điều khiển hơn xe hơi thường

32. Hai đường kẻ đôi màu vàng liên tục cách nhau từ 2 feet trở lên là:
a/ Chỉ có thể băng qua khi quẹo trái hay quẹo chữ U
b/ Phải xem như đó là bức tường chắn và không đuợc băng qua
c/ Có thể đuợc dùng để bắt đầu hay chấm dứt đường quẹo trái

33. Khi đến giao lộ có đèn vàng đang chớp quý vị nên làm gì?
a/ Giữ vận tốc xe quý vị nhưng hãy để ý xe khác
b/ Ngừng lại trước khi băng qua giao lộ
c/ Giảm vận tốc và băng qua cẩn thận

34. Một người đuợc phép ngồi ở phía sau thùng xe pickup khi:
a/ Hai bên hông xe pickup cao ít nhất là 24 inch
b/ Phía sau xe pickup có mui che kín
c/ Có ghế ngồi của quý vị an toàn và có dùng dây an toàn đuợc chấp thuận

35. De xe an toàn bao gồm tất cả những điều sau đây, ngoại trừ:
a/ Nhìn qua vai phải của quý vị khi de xe
b/ Xem xét phía sau xe của quý vị trước khi vào xe
c/ Bấm còi xe trước khi de

36. Quý vị đang chờ quẹo phải ở chỗ có đèn đỏ. Chỗ đó có người đi bộ phía bên phải xe của quý vị đang chờ để băng qua con đường quý vị muốn đi vào. Ai có quyền ưu tiên khi đèn của quý vị đổi qua xanh:
a/ Người đi bộ có quyền ưu tiên
b/ Quý vị chỉ có quyền ưu tiên nếu chổ băng qua đường không có đánh dấu
c/ Quý vị có quyền ưu tiên vì đèn của quý vị đổi qua xanh

37. Trừ phi có bảng hiệu cấm, quý vị đuợc phép quẹo chữ U tại:
a/ Đèn xanh và mũi tên xanh
b/ Đèn đỏ và mũi tên xanh
c/ Đèn xanh và mũi tên đỏ

38. Quý vị nên ngừng xe ở đâu nếu không có lối băng qua đuờng hoặc đường biên?
a/ Vừa quá góc đường một chút
b/ Ngay tại góc đường
c/ Mười lăm feet trước khi tới góc đường

39. Dùng đèn pha vào ban đêm:
a/ Càng ít càng tốt
b/ Chỉ trên những con đường không có đèm đường
c/ Bất cứ khi nào hợp pháp và an toàn

40. Nếu có một xe khác “cắt” ngang vào trước đầu xe quý vị, quý vị nên:
a/ Đạp thắng bất thình lình
b/ Nhấc chân ra khỏi bàn đạp ga
c/ Tăng tốc độ để tránh bị “cắt ngang”

41. Quý vị có thể bị phạt tối đa là $1000 và 6 tháng tù nếu bị phạt vì:
a/ Vất hoặc bỏ rơi thú vật trên đường
b/ Quẹo chữ U từ làn đường quẹo trái ở giữa
c/ Đậu xe trong làn đường dành cho xe đạp

42. Quý vị đang lái xe trong làn đường sát phần ngăn đôi ở giữa trên xa lộ có 5 làn đường. Muốn ra khỏi xa lộ phía bên phải:
a/ Thận trọng băng ngang tất cả những làn đường cùng một lúc
b/ Đổi sang từng làn đường một cho đến khi vào đúng làn đường để ra khỏi xa lộ
c/ Giảm tốc độ trước mỗi lần bắt đầu đổi làn đường

43. Giảm tốc độ chỉ để xem tai nạn, công trình xây cất làm đường, hoặc xe bị hư bên cạnh đường:
a/ Làm kẹt xe
b/ Tránh tai nạn đụng xe phía sau
c/ Giúp dòng xe cộ lưu thông dễ dàng hơn vì ngừa đuợc tai nạn

44. Ba lúc quan trọng nhất cần để ý xem xe phía sau quý vị là trước khi:
a/ De xe, quẹo gắt, hoặc băng qua một giao lộ
b/ De xe, đổi làn đường, hoặc giảm tốc độ nhanh chóng
c/ Đổi làn đường, băng qua giao lộ, hoặc giảm tốc độ nhanh chóng

45. Khu vực an toàn là một khu vực có vẽ dấu đặc biệt để hành khách xuống xe buýt hoặc xe trolley. Quý vị không đuợc lái xe băng ngang khu vực an toàn:
a/ Chỉ khi nào có xe buýt hoặc xe trolley đang ở đó
b/ Chỉ khi nào xe buýt hoặc xe trolley đang để hành khách xuống xe
c/ Vào bất cứ lúc nào vì bất cứ lý do gì

46. Quý vị phải thông báo cho cơ quan công lực và gửi bản phúc trình (SR 1) cho DMV khi:
a/ Quý vị dự định nộp chứng thư không hoạt động xe của mình
b/ Xe quý vị bị kéo đi vì đậu xe bất hợp pháp
c/ Quý vị bị tai nạn và có người bị thương hoặc thiệt mạng

47. Khi nào quý vị nên nhường quyền ưu tiên của mình:
a/ Thường xuyên, ngay cả tại các giao lộ có kiểm soát giao thông
b/ Khi cần để giúp tránh tai nạn
c/ Không bao giờ, làm như vậy khiến những người lái xe khác lẫn lộn khó hiểu

48. Nhấp đèn thắng hoặc bật đèn nhấp nháy khẩn cấp nếu quý vị:
a/ Cần báo cho những người lái xe khác về tai nạn phía trước
b/ Đang tạm đậu xe trong làn đường xe chạy để giao hàng
c/ Đang de xe ra khỏi một chỗ đậu xe

49. Quý vị đang lái xe và có những xe khác đang chạy ngược lại quý vị bên trái và một hàng xe đậu bên phải của quý vị. Quý vị nên lái:
a/ Gần những xe đang chạy ngược lại quý vị hơn là những xe đang đậu
b/ Gần những xe đang đậu hơn là những xe đang chạy ngược lại quý vị
c/ Lái ở giữa khoảng cách từ những xe đang chạy ngược lại quý vị và những xe đang đậu

50. Nếu quý vị bị bắt vì lái xe trong lúc say rượu và quý vị không cho thử nồng độ rượu trong máu (BAC) của mình:
a/ Quý vị sẽ bị treo bằng ít nhất là 1 năm
b/ Quý vị sẽ không bị treo bằng hoặc thu hồi bằng lái ngay lập tức
c/ Quý vị có quyền liên lạc với luật sư trước khi cho thử

51. Quý vị sắp quẹo phải từ một làn chỉ đuợc phép quẹo phải, khi mũi tên màu vàng bật lên cho làn đó. Quý vị phải:
a/ Chuẩn bị để tôn trọng đèn kiểm soát giao thông sắp đổi
b/ Trông chừng người đi bộ rồi quẹo cẩn thận
c/ Ngừng xe chứ không quẹo trong bất cứ trường hợp nào

52. Cách nào sau đây là đúng để đổi làn đường?
a/ Báo hiệu, nhìn kính chiếu hậu, rồi đổi làn đường
b/ Báo hiệu và nhìn ra sau qua vai trước khi đổi làn đường
c/ Nhìn kính chiếu hậu rồi đổi làn đường

53. Quý vị có thể lái xe ra khỏi mặt đường để qua mặt một chiếc xe khác:
a/ Nếu xe trước đang quẹo trái
b/ Nếu có từ hai làn đường trở lên cho xe chạy theo chiều quý vị đang chạy
c/ Không bao giờ đuợc phép làm như vậy

54. Quý vị ra khỏi xa lộ trên lối ra quanh vòng xuống dốc. Quý vị nên:
a/ Giảm xuống tốc độ an toàn trước khi vào khúc quanh
b/ Giảm xuống bằng với tốc độ tối đa cho xa lộ
c/ Chờ đến khi đã vào khúc quanh mới bắt đầu đạp thắng

55. Câu nào sau đây là đúng về vận tốc lái xe:
a/ California không có luật về tốc độ tối thiểu
b/ Tốc độ càng nhanh bao nhiêu, quý vị càng khó điều khiển xe bấy nhiêu
c/ Được phép vượt quá tốc độ tối đa ghi trên bảng để qua mặt một chiếc xe khác

56. Trên xa lộ, quý vị nên nhìn phía trước xa hơn so với lúc lái xe trên đường thành phố:
a/ Để thấy sớm những gì có thể gây nguy hiểm
b/ Vì phải cần 1/4 dặm (mile) để ngừng xe hoàn toàn
c/ Vì giúp quý vị có thể theo kịp dòng xe lưu thông

57. Một người đi bộ bắt đầu băng ngang đường sau khi đèn báo hiệu “DO NOT WALK” (“Đừng Đi”) bắt đầu nhấp nháy. Người đó đang ở giữa đường thì đèn quý vị đổi sang xanh. Quý vị nên:
a/ Thận trọng lái vòng qua người đi bộ
b/ Chạy tới nếu người đó không ở trong làn đường của quý vị
c/ Chờ cho đến khi người đó băng qua đường trước khi chạy tới

58. Bờ lề sơn màu xanh dương có nghĩa gì về việc đậu xe:
a/ Được phép đậu xe trong một thời gian ngắn nếu quý vị ngồi chờ trong xe
b/ Người khuyết tật được phép đậu mà không cần dấu hiệu hoặc bảng số đặc biệt
c/ Người khuyết tật được phép đậu nếu có dấu hiệu hoặc bảng số đặc biệt

59. Quý vị đuợc phép quẹo trái khi đèn đỏ từ một:
a/ Đường một chiều vào đường hai chiều
b/ Đường một chiều vào đường một chiều
c/ Đường hai chiều vào đường một chiều

60. Nếu quý vị bị tai nạn, quý vị phải trao đổi với (những) người khác có dính dáng đến tai nạn, chi tiết bằng lái xe của quý vị và:
a/ Chỉ cần bằng chứng bảo hiểm
b/ Chỉ cần bằng chứng bảo hiểm và giấy đăng bộ xe
c/ Chỉ cần bằng chứng bảo hiểm, giấy đăng bộ xe và địa chỉ hiện tại

61. Khi quý vị đang chạy trong một làn đường dành để quẹo có mũi tên xanh kiểm soát, câu nào sau đây là đúng?
a/ Tất cả xe hoặc người đi bộ trong giao lộ phải nhường quý vị
b/ Tất cả xe và người đi bộ ngược lại quý vị đều phải ngừng vì đèn đỏ
c/ Quý vị có thể quẹo theo hướng mũi tên mà không cần để ý xe khác

62. Khi lái xe trong sương mù hoặc bụi dầy đặc thì nên làm gì?
a/ Cố đừng lái xe cho đến khi bớt sương mù hoặc bụi
b/ Đừng lái quá chậm, vì những xe khác có thể đụng quý vị
c/ Thay đổi khi thì bật đèn cốt, khi thì bật đèn pha để nhìn thấy rõ hơn

63. Câu nào sau đây là đúng về những người lái xe khác?
a/ Tài xế xe vận tải là những người lái xe chuyên nghiệp và ít gây nguy hiểm hơn
b/ Người lái xe bật đèn báo hiệu quẹo luôn luôn quẹo theo hướng đã báo hiệu
c/ Không bao giờ mặc nhiên cho rằng những người lái xe khác sẽ nhường quyền ưu tiên cho quý vị

64. Bảng hiệu màu trắng có hình mũi tên, bên trong mũi tên có chữ “ONE WAY”, có nghĩa là:
a/ Đường 1 chiều – các xe cộ đều đi bên phải
b/ Có một làn đường ở bên phải
c/ Tất cả các xe đều phải quẹo phải ở phía trước

65. Khi ngừng xe ở chỗ có nhiều đuờng rầy xe lửa băng qua, quý vị:
a/ Chỉ được băng qua khi có thể nhìn thấy rõ cả hai bên
b/ Băng qua khi xe lửa vừa qua khỏi con đường của quý vị
c/ Chỉ được băng qua khi có những xe khác bắt đầu băng qua đường rầy

66. Khi nào quý vị có thể nhập vào hàng dành cho xe đạp để quẹo phải?
a/ Không quá 200 feet trước khi quẹo
b/ Không đuợc trong bất cứ trường hợp nào
c/ Không quá 100 feet trước khi quẹo

67. Sau khi qua mặt xe khác, quý vị trở về làn (lane) cũ an toàn khi:
a/ Xe bị qua mặt ra hiệu cho quý vị trở về làn cũ
b/ Quý vị ngoái nhìn lại và thấy xe đó ở phía sau xe mình
c/ Quý vị nhìn thấy cả hai đèn trước của xe bị qua mặt trong kính chiếu hậu

68. Câu nào sau đây đúng về việc uống rượu và lái xe:
a/ Uống cà phê trước khi lái sẽ giúp cơ thể giã hết rượu
b/ Miễn là nồng độ rượu trong máu dưới mức luật định, thì khả năng lái xe của ta không bị suy giãm gì cả
c/ Rượu ảnh hưởng tới khả năng phán xét và tự chế, vốn là những khả năng cần thiết để lái xe an toàn

69. Nếu quý vị lái xe và xem chừng không có gì có thể giúp quý vị tỉnh táo, quý vị phải:
a/ Mở máy lạnh và uống cà phê
b/ Xuống cửa kính và vặn lớn radio
c/ Lái ra khỏi xa lộ và tạm nghĩ

70. Quẹo chữa U trong những khu thương mại thì:
a/ Luôn luôn trái luật vì nguy hiểm
b/ Hợp pháp nếu các nơi đó là nhà thờ, chung cư, hoặc các câu lạc bộ
c/ Hợp pháp tại các giao lộ, nếu không có bảng cấm quẹo

71. Khi lái xe trong làn đường bên phải trong cùng của xa lộ, quý vị:
a/ Nên chuẩn bị cho những xe nhập vào ở những lối vào xa lộ
b/ Phải chạy chậm hơn những xe khác
c/ Phải nhường quyền ưu tiên cho những xe nhập vào

72. Quý vị không nên qua mặt xe khác:
a/ Ở chỗ có người đi vào hoặc băng qua con đường
b/ Trên đường 1 chiều có nhiều lằn
c/ Khi đường kẻ không liên tục, màu vàng nằm ở bên trái của lằn đuờng quý vị

73. Lái xe song song bên phải phía sau của một xe khác là:
a/ Nguy hiểm vì xe của quý vị có thể nằm khuất trong tầm nhìn của người lái xe kia
b/ Cách đề phòng lái xe tốt để khỏi bị ở trong chỗ khuất tầm nhìn của người lái xe kia
c/ Là một cách tốt để giữ khoảng cách cho bên trái của xe quý vị

74. Xe vận tải lớn thường dễ bị giảm vận tốc một cách mau chóng và gây nguy hiểm:
a/ Trên khúc quanh co thoai thoải và dài
b/ Khi lên dốc dài hoặc thật cao
c/ Khi xuống dốc thoai thoải dài

75. Nếu trời bắt đầu mưa vào ngày nóng, con đường sẽ bị trơn nhất:

a/ Khoảng vài phút đầu
b/ Sau khi trời mưa được vài tiếng đồng hồ
c/ Sau khi trời hết mưa

76. Quý vị có thể quẹo phải lúc đèn đỏ:

a/ Chỉ quẹo sau khi đã giảm tốc và thấy không có xe khác
b/ Chỉ quẹo sau khi đã ngừng, trừ khi có bảng ghi khác
c/ Không đuợc quẹo vào bất cứ lúc nào

77. Câu nào sau đây là đúng về cách quý vị dùng đèn báo hiệu quẹo?

a/ Quý vị đừng bao giờ vừa báo hiệu bằng tay và bằng đèn
b/ Nếu quý vị báo hiệu để đổi lằn đường, người lái xe kia phải nhường cho quý vị vào
c/ Một thói quen tốt là luôn luôn báo hiệu khi đổi lằn đường

78. Tại California, bất cứ ai lái xe đều phải đồng ý cho thử nghiệm hoá chất để biết nồng độ rượu trong máu, trong hơi thở, hoặc nước tiểu:
a/ Nếu đuợc yêu cầu bởi nhân viên công lực
b/ Chỉ cho thử nếu quý vị có uống rượu
c/ Chỉ cho thử nếu bị xảy ra tai nạn

79. Lách qua lách lại những lằn đường trên xa lộ trong lúc đông xe là:
a/ Giúp cho dòng xe lưu thông đuợc điều hoà bằng cách tạo ra khoảng trống cho những xe khác nhập vào
b/ Gây kẹt xe thêm vì làm cho những xe khác phải chạy chậm lại
c/ Giúp cho đỡ hao xăng

80. Nhập vào con đường được an toàn nhất nếu quý vị:
a/ Lái thật chậm vào lằn đường gần nhất để người lái xe kia nhường chỗ cho xe quý vị vào
b/ Lái trên lề đường cho đến khi có chỗ vào
c/ Chờ cho đến khi có một khoảng cách đủ rộng để nhập vào dòng xe đang lưu thông trên đường

81. Trẻ em nào sau đây đòi hỏi xe phải có hệ thống cột dây an toàn cho trẻ em?
a/ Sáu tuổi nặng 60 pound
b/ Năm tuổi nặng 55 pound
c/ Năm tuổi nặng 65 pound

82. Quý vị đang bị xe cảnh sát đuổi có đèn và còi hụ đang mở. Quý vị làm ngơ không ngừng lại và bỏ chạy. Trong lúc bị đuổi bắt, có người bị thương nặng. Quý vị sẽ bị:
a/ Ở tù 5 năm trong nhà giam tiểu bang
b/ Bị phạt không dưới $1000
c/ Phải theo học lớp tập kềm chế nóng giận

83. Tai nạn thường xảy ra khi:
a/ Tất cả các xe đi gần nhau hoặc cùng một vận tốc như nhau
b/ Một lằn đường có xe chạy chậm hơn những lằn đường khác
c/ Một chiếc xe chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn dòng xe lưu thông

84. Khi thời tiết đóng băng, vùng nào dễ bị trơn trợt nhất sau trận mưa hoặc tuyết:
a/ Trên đỉnh đồi
b/ Đường xá trong khu vực có bóng mát
c/ Khu vực tráng nhựa hơn là trang xi măng

85. Khi đậu xe trên đường dốc, có 2 chiều, nhưng không có lề đường, quý vị phải:
a/ Bẻ 2 bánh trước về bên trái, quay ra phía ngoài đường
b/ Đậu xéo một chút, hai bánh xe sau sát cạng đường
c/ Bẻ 2 bánh trước về bên phải, hướng vào sát cạnh đường

86. Quý vị gần qua hẳn giao lộ thì chợt nhớ là mình cần quẹo trái thay vì đi thẳng, quý vị phải làm gì?
a/ Ngừng trong giao lộ cho tới khi an toàn để quẹo trái
b/ Tiếp tục đi tới giao lộ kế tiếp và tìm đường quay lại
c/ Lùi xe lại, coi chừng các xe khác rồi quẹo

87. Quý vị đã ngừng xe tại giao lộ, tuy nhiên quý vị không nhìn thấy đường cắt ngang vì bị nhà cửa, các bụi cây, hoặc các xe đậu che khuất. Quý vị phải:
a/ Bắt đầu chạy qua nếu thấy đường xe chiều cắt ngang cũng có bảng STOP
b/ Bắt đầu chạy qua nhưng sẵn sàng để ngừng xe nhanh chóng nếu thấy có xe chạy tới
c/ Từ từ tiến xe cho tới khi nhìn thấy các xe khác rồi mới băng qua giao lộ

88. Ba trong những thời điểm quan trọng nhất phải coi chừng xe chạy phía sau là trước khi:
a/ De xe, quẹo gấp hoặc đi qua giao lộ
b/ De xe, đổi lằn xe hoặc giảm tốc độ nhanh chóng
c/ Đổi lằn xe, qua giao lộ hoặc giảm tốc độ nhanh chóng

bởi: luckyseafood