Lấy Chồng Việt Kiều Được và Mất Gì? Sướng hay Khổ?
Hiện nay lấy chồng Viet Kieu không còn là cái mốt, cơn sốt của 20 năm về trước. Nhưng nó vẫn còn là sở thích, nhu cầu của nhiều phụ nữ Vietnam. Nhất là những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, lỡ thì, bà mẹ đơn thân muốn thoát ly khỏi cảnh cũ người xưa, hay phụ nữ nhàm chán hẹn hò kết hôn với đàn ông tại VN. Nếu như trước kia lấy chồng Viet Kiều là ước mơ của biết bao cô gái Vietnam thì bây giờ lấy chồng Viet Kieu có rất nhiều điều các cô còn phải suy xét lại: Được và mất gì khi làm dâu xứ người? Sướng hay khổ? Vui hay buồn? Cuộc Sống như thế nào?
Lấy chồng VK, mổi người đều có mục đích khác nhau. Có người muốn có cơ hội sang Mỹ “hy sinh đời mình” để giúp đỡ cha mẹ, anh chị em ở Việt Nam, Khi họ sang mỹ vài năm, có quốc tịch Mỹ là họ bảo lảnh cha mẹ, anh chị em sang Mỹ. hay cũng có người thật sự muốn sống và vun vén hạnh phúc cho gia đình nhỏ bé của mình. Tuy nhiên với mục đích nào cũng vậy, khi đặt chân và đối mặt với cuộc sống Mỹ thì sẽ có nhiều cái bất ngờ xảy ra trong cuộc sống, mà chủ yếu xoay quanh... đồng tiền.
Các cô dâu sau khi đoàn tụ với chồng và bắt đầu đối mặt với cuộc sống Mỹ, cảm giác đầu tiên là hụt hẫng. Dẫu biết rằng sống ở đâu cũng phải làm mới có ăn, nhưng sao ở Mỹ này, nhu cầu căn bản về cuộc sống cao quá. Mở mắt ra là hóa đơn tiền nhà, điện, nước, chợ, sữa cho con, bảo hiểm xe và y tế cho từng thành viên trong gia đình, nếu có nhà thì bảo hiểm nhà, thuế đất hàng năm, rồi thì nhà hư phải sữa chữa, . Cuộc sống ở Việt Nam chỉ lo ăn, lo mặc, lo ở (nếu ở chung gia đình chồng, thì không phải lo nghĩ nhiều về khoản này), còn mấy cái khoản bảo hiểm y tế ở VN thì quá rẻ, một tháng khoãng $3, so với ở Mỹ, mổi tháng tiền bảo hiểm một người có thể $300 đến $500, gấp 100 lần so với VN.
Cuộc sống ở xã hội Mỹ có những việc tưởng đâu rất đơn giản nhưng hóa ra lại “to lớn”. Đầu tiên phải tập lái xe, luật lệ giao thông để ý đường phố, nơi nào bán cái gì. Những máy móc trong nhà sử dụng ra sao, đi học tiếng Anh … Muốn xin đi làm sao mà khó quá, tiếng Anh không rành, không có chuyên môn, không co' kinh nghiệm làm ở Mỹ, làm công nhân thôi, sao mà thấy kho' khan( quá. Tự nhiên các cô dâu thấy mình nhỏ bé về mọi mặt kiến thức cũng như văn hóa, chỉ vì mình thua người ta về “tiếng Anh ). Mình giống như là một đứa con nít, phải học lại từ đầu. Nhiều người buồn bực và áp lực lắm
Muốn hoà nhập cuộc sống thật nhanh để đi làm đỡ đần cho chồng và có “đồng ra đồng vô” nhưng mà biết làm gì bây giờ? Đi xin vào mấy chợ Việt Nam phụ giúp, xin vào mấy nhà hàng rửa chén, hoặc làm nail (neo) … làm những việc mà truớc đây ở Việt Nam mình chưa bao giờ nghĩ tới. Nhiều người ở Việt Nam đang làm việc có địa vị, lời nói là “hét ra lửa”, hoặc là các tiểu thư nhà giàu sống trong nhung lụa có người Osin giúp việc, tiền bạc xài thoải mái, muốn mua một cái áo là mua ngay, thậm chí xài hàng hiệu, hàng độc nữa, muốn mua một đôi giầy, nữ trang, cái bóp là không phải đắn đo nhiều. Những người này tự nhiên sang Mỹ địa vị lại bị hạ thấp đến thê thảm, muốn mua một cái áo phải đợi đến khi người ta sale off (giảm giá) mà có khi giảm đến mấy lần mới dám mua. Cuộc sống tư tưởng bị đảo lộn, rất nhiều người không quen được, không chập nhận địa vị và hoàn cảnh của mình hiện tại, là phải đi rửa chén, quét dọn làm việc chân tay, và bắt buộc phải tiết kiệm trong chi tiêu?
Thưa quý vị,
Nhiều khoản chi phí bắt buộc phải có trong đời sống Mỹ, mà người đi làm chính là người chồng, vì vợ mới sang Mỹ đâu biết gì về cuộc sống Mỹ , phải cần có thời gian để hoà nhập, nếu mà có con thì người vợ phải trông con và gánh nặng lại đè lên vai người chồng. Do đó người chồng phải tính toán tiền bạc cặn kẽ (vì không thể đùa được với cuộc sống Mỹ), không thể đùa được đâu quý vị ạ . nếu không có tiền trã nợ ngân hàng, thì nhà cửa có nguy cơ bị nhà bank kéo trong vài tháng. lương thì cố định mà các khoản chi tiêu phát sinh ra nhiều, rồi phải dành dụm một ít phòng thân khi bị thất nghiệp, . Dẫu biết rằng vẫn được trợ cấp chính phủ nhưng chỉ được một thời gian, và khoản trợ cấp đó chỉ là tạm sống qua ngày thoi.
Tất nhiên đối với những người qua Mỹ , để tạo hạnh phúc cho gia đình bé nhỏ của mình thì mọi thứ sẻ ỗn sau 1 thời gian, họ chấp nhận làm những việc tay chân, dẹp bỏ tự ái bản thân lăn xả vào cuộc sống, từ những công việc thấp nhất. Vì xét cho cùng đâu có gì là xấu hổ, trình độ của mình đến đâu thì mình làm việc ở mức đó rồì từ từ đi học phấn đấu để đời “lên hương”, nghề nào cũng lương thiện cả, mình đâu có làm nghề bất hợp pháp đâu mà phải xấu hổ. Miễn sao sau giờ làm về nhà lo cho gia đình, vợ chồng con cái được ăn ngon, có chỗ ở, chia sẻ gánh nặng kinh tế với chồng được đồng nào hay đồng đó là hạnh phúc rồi, vì “đồng vợ đồng chồng tát biển Đông cũng cạn”.
Quy vi than men:
Bên cạnh những hụt hẫng về cách sống ở xã hội Mỹ, có những cô dâu hụt hẫng về người chồng của mình. Có một số Việt kiều về Việt Nam “nổ” cũng không kém, dẫn nàng đi shopping, du lịch, vì sĩ diện nên tiêu tiền như nước (chứ đâu ai hiểu rằng tiền đó có khi họ mượn nợ ở Mỹ). Rồi “nổ” là kỹ sư, có điạ vị, công việc có lương cao, có nhà ở Mỹ, ...làm giám đốc này, nọ, kia. Chính vì lý do đó nên các cô gái ở Việt Nam càng ngộ nhận về thiên đường ở Mỹ. Khi các cô dâu buớc chân qua Mỹ thì bật ngửa, giấc mơ thiên đường tiêu tan. Tôi từng chứng kiến nhiều cô dâu “ngậm bò hòn làm ngọt” và không dám giãi bày với ai, vì sang đến Mỹ nhà chồng đâu không thấy mà nơi ở là một căn phòng thuê được ngăn ra từ một gara để xe của chủ nhà, kỹ sư đâu không biết mà chỉ biết là chồng mình làm nghề cắt cỏ, ... giàu sang, của cải cũng chẳng thấy mà thấy một khoản nợ trong ngân hàng.
Thua quy vi.
Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến sự thành thật trong tình yêu cũng như trong hôn nhân. Tôi không hề có quan điểm là khinh người, điạ vị thấp hay cao, giàu hay nghèo. Nhưng chính vì sự sĩ diện và “nổ” của mot so^' anh chàng Việt kiều này, góp phần trong việc đổ vỡ hạnh phúc. Có gì đâu xấu hổ các bạn, mình cứ chân thành đi, sẻ nhận lại sự chân thành. Không lẻ Bạn sợ nói ra hoàn cảnh thật của mình sống trên nước Mỹ thì cô gái đó sẽ bỏ mình không dám lấy mình sao? Bạn muốn chọn một người vợ hiền “tam tòng tứ đức” nhưng chính bạn lại là người chọn những cô gái sống theo lối thực dụng. Vì bạn quá “nổ” nên những cô gái thực dụng sẽ thích bạn, còn những cô gái sống vì tình nghĩa thì khác nhé, họ không xem trọng sự giàu nghèo, đâu là thiên đường, đôi khi sự “nổ” của bạn làm họ khó chịu và thấy không hợp với họ đâu.
Tiep tuc ve cuoc song My?
Rồi thì những nàng dâu cũng dần tỉnh ngộ ra “giấc mộng vàng” và thích nghi dần với áp lực của cuộc sống Mỹ. Chịu khó đi làm, kiếm tiền bất kể là nghề gì miễn là lương thiện, sang hay thấp thì cũng phải làm, vun đắp cho gia đình của mình. Nhu*ng có những cô gai vẫn không chịu tỉnh giấc mộng, đứng núi này trông núi kia, ly hôn chồng để kiếm người khá giả hơn, khi có giấy tờ đầy đủ...
hoặc đến khi “đủ lông đủ cánh” thì cái tính thích hưởng thụ, quen đua đòi, cái lối sống thực dụng lại quay về và theo bản năng, họ bắt đầu “lật lọng” với người chồng từng chia ngọt sẻ bùi với mình. Cái điệp khúc ly dị, chia tài sản và người chồng ra đi gần như trắng tay, xãy ra rất nhiều ở Mỹ, và anh chồng phải hát bài ca “anh đã lầm khi đưa em sang đây”. những cô gái này đôi khi cũng lọt vào những cái bẫy săn tình của những người đàn ông tai My?, chuyên săn tìm những cô gái có chồng khá giả, dụ dỗ họ ly dị và cùng nhau hưởng một phần gia tài, nhưng khi tiền hết thì tình cũng tan.
Có một dạo các anh Việt kiều kháo nhau rằng nên về Việt Nam lặn lội xuống dưới quê mà kiếm vợ, vì gái quê hiền lành chất phát, con gái Sài Gòn bon chen, thực dụng. Nhưng tôi thiết nghĩ rằng ở đâu cũng có người xấu kẻ tốt. Khi quen các anh chàng Việt kiều phải tìm hiểu kỹ (qua người thân, hoặc cũng có nhiều cách “thăm dò” người bạn của mình) người đó lấy mình vì tình hay tiền, hay là “cái VISA để đi Mỹ” thì là do chính những chú rể biết rõ nhất, và nếu chú rể Việt kiều càng “nổ” thì sẽ có lúc ca bài “Anh đã lầm khi đưa em sang đây”.
Còn những cô dâu chọn cách sang Mỹ để “hy sinh đời mình” lo cho gia đình, khi bạn kiếm được tiền trên xứ Mỹ và bạn “thủ” hoặc là “bòn mót” tất cả cho gia đình mình ở Việt Nam thì chồng bạn cũng sẽ “thủ” lại với bạn. Vợ chồng sống với nhau chẳng khác nào theo kiểu “ăn bánh trả tiền”, rồi thì một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra rằng sống trên đời này không phải vì cái ăn cái mặc và còn có tinh thần và hạnh phúc nữa. Khi bạn sống lợi dụng và không đem lại hạnh phúc cho người khác thì làm sao bạn đòi hỏi người khác đem lại hạnh phúc cho bạn.
Tôi không công kích hoặc phản đối chuyện bạn báo hiếu hay giúp đỡ cho cha mẹ anh em ở Việt Nam, nhưng bạn đã lập gia đình thì phải có sự tôn trọng lẫn nhau, giúp trong khả năng mình hay nếu có hơn khả năng mình, thì cũng bàn với chồng. Vì khi bạn chỉ có cái suy nghĩ là “lập gia đình với Việt kiều, với mục đích để giúp đỡ gia đình” là bạn đã có ý sống lợi dụng người khác rồi,
Thua cac ban, tôi cũng đã chia sẻ khá dài, muốn chia sẻ vài thông điệp về tình yêu .tình yêu thật khó nói, tình yêu luôn có lý lẽ riêng không thể nào giải thích được. Nếu các bạn yêu ai, xa đến tận nữa vòng trái đất, thì các bạn vẫn có thể tìm thấy nhau như một định mệnh, duyên số sắp đặt. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ là các bạn sống là để dành cho nhau, có nhau.Vậy ranh giới giữa lấy chồng Viet Kieu và Vietnam không còn là định kiến hay định nghĩa nào cả.
Tôi muốn gửi 1 thông điệp đến mọi người như thế này, đế có hành trình HP trong chuyến đi dài trong cuộc đời của mình, 2 vợ chồng phải tuân thủ 8 nguyên tắt sau: tôn trọng nhau, yêu thuơng nhau, tin tưỡng nhau, giúp đở nhau, tha thứ cho nhau, nhường nhịn nhau và thấu hiểu nhau.
Hai chữ hạnh phúc theo tôi nghĩ là xuất phát từ trái tim và lý trí của mình mà ra. Cho dù mình sống ở bất cứ đâu, miền đất nào trên thế giới này, bạn là ai, giàu hay nghèo thì giá trị của cụm từ “gia đình hạnh phúc” đều có giá trị như nhau và do bạn tạo thành. Cuối cùng thiên đường HP là ở trong tim của mỗi chúng ta.
- 5 Mar, 2024
- 1365 views
- No comments