Archives

Câu Chuyện Việt Kiều Mỹ Và Cô Yêu Tinh Ở Việt Nam

Tôi, một Việt kiều mất hết tiền của, vợ con bởi một “yêu tinh”

Chào các anh chị!

Tôi không phải người có khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt, nên nếu có điều gì ngây ngô mong các anh chị sửa giùm. Tôi tên Sơn, năm nay 35 tuổi, đã từng có vợ và ly hôn, hiện tại đang sống với một cô bạn gái ở TPHCM. Tôi muốn viết đến một câu chuyện mà tôi rất buồn. Thực sự, bây giờ tôi có nói có thể chẳng ai hiểu được và nghĩ rằng tôi nói chuyện tào lao. Nhưng thực tế mọi chuyện đã diễn ra rất kinh khủng đến mức tôi không hình dung được.

Cách đây 5 năm, tôi từ Mỹ trở về Việt Nam làm ăn. Khi đó vợ tôi đã có hai cô con gái. Thưc sự tôi nghĩ, nếu về Việt Nam làm ăn thuận lợi, chúng tôi sẽ chuyển hẳn về Việt Nam định cư. Bởi vì đó là mong mỏi lớn nhất của mẹ tôi trước khi bà nhắm mắt xuôi tay.

Việt Kiều Mỹ

Việt Kiều Mỹ

Tôi muốn kể một chút về gia đình tôi. Chúng tôi là những người may mắn còn sống sót trong chuyến vượt biên năm ấy. Mẹ tôi nói, khi đó tôi mới 3 tuổi thôi và chưa biết gì cả. Trong suốt 10 năm trời, từ lang thang tị nạn cho đến kiếm được một mái nhà nhỏ ở đất Mỹ, mẹ tôi vật lộn đủ thứ nghề. Tôi theo mẹ trên mọi nẻo đường và vì thế, tôi không thể trở thành một sinh viên xuất sắc trong các trường đại học danh tiếng. Tôi đi học nghề, rồi dành dụm mở tiệm. Tôi cũng học võ rất giỏi và cũng đã từng được tham gia các giải đấu và đóng vài bộ phim võ thuật như một người đóng thế.

Cứ như vậy và cuối cùng tôi cũng có một số vốn nhất định. Khi tôi mới hơn hai chục tuổi, mẹ tôi nói chẳng biết bà còn sống được bao lâu nên muốn tôi yên bề gia thất. Bà muốn nhìn thấy tôi yên ổn và bà có cháu nội. Chiều lòng mẹ và cũng thấy Tracy yêu mến mình nên tôi đồng ý làm đám cưới, dù khi đó Tracy không đẹp bằng những cô gái khác. Tracy cũng là người Việt, nhưng khả năng nói tiếng Anh của cô tốt hơn tiếng Việt. Và đó chính là một hạn chế sau này khi Tracy muốn về làm việc tại Việt Nam.

Cưới nhau xong thì chúng tôi sinh con ngay. Hai cô công chúa ra đời sau ba năm. Tôi cảm thấy rất vui vì dù gì đi nữa, tôi cũng muốn có được một mái ấm và có thể nói đã làm vui lòng mẹ. Nhưng từ khi có con, chúng tôi vất vả nhiều hơn bởi vì chi phí cho một gia đình không hề nhỏ. Tôi bắt đầu phải đi làm nhiều hơn, và mẹ tôi vì thương con nên vẫn cố ráng những công việc ngày thường. Cho đến một ngày mẹ tôi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về. Tôi rất thương mẹ, nhưng cũng không cứu được mẹ. Trước lúc mất, mẹ tôi nói, nếu có thể hãy cố gắng về Việt Nam sinh sống. Vì không đâu bằng quê hương mình. Ngày trước vì khó khăn quá, nên mẹ mới tìm cách bỏ đi. Nhưng rồi cũng chẳng được vui. Giờ con đưa vợ con về đó sống, gốc gác mình ở bên đó. Mẹ nói mẹ để dành cho tôi 200 cây vàng làm vốn. Đó là số tiền bà dành dụm và cất giữ trong suốt cuộc đời khốn khó nhịn ăn nhịn mặc của mình. Cầm tài sản của mẹ, tôi rơi nước mắt.

Tôi về Việt Nam tính đường làm ăn. Một người bạn của tôi mở công ty và tôi hùn vốn vào công việc vận chuyển hàng hoá từ Mỹ về Việt Nam. Và rồi tình cờ tôi gặp Mây. Cô ấy quả là có sức hút mạnh mẽ ngay từ lần gặp đầu tiên. Chúng tôi có một cuộc hợp tác làm ăn giữa hai công ty. Khi ấy Mây mới mở một công ty giải trí và cô ấy muốn tôi giúp cô ấy một phần công việc, như là một cách làm hình ảnh, đây là một công ty của Việt kiều trở về từ Mỹ. Chúng tôi có những thoả thuận nhanh chóng và rồi không biết vì sao, tôi đã đầu tư vào công ty của Mây không một chút đắn đo. Có thể nói tôi đã không ngần ngại đưa một số tiền lớn cho Mây.

Vợ tôi khi ấy cũng dẫn hai con về Việt Nam và cô ấy rất ngạc nhiên khi tôi đưa hết số tiền bán vàng của mẹ tôi cho người phụ nữ mới quen để làm ăn. Cô ấy cảm thấy tôi đang có một sai lầm nào đó. Nhưng tôi thì lại gạt đi vì cho là cô ấy đang ghen tuông. Chúng tôi làm việc với nhau rất chặt chẽ. Mây là phu nữ cá tính và cô ấy thường quyết định mọi thứ rất nhanh, muốn làm gì là làm bằng được. Người ta nói cô ấy từng là người tình của một nhạc sỹ và làm cho mọi thứ rối beng lên, gây ra những cuộc tan vỡ nảy lửa giữa những người nổi tiếng. Nhưng khi gặp tôi, Mây lại rất hiền lành, ngọt ngào, và rất dễ thương nữa. Tôi không thể trách cứ Mây bất cứ chuyện gì, bởi vì thực tế công việc kinh doanh cũng khá tốt. Tôi còn được một số tờ báo phỏng vấn như một Việt kiều về nước làm ăn và thành công.

Cho đến một năm sau, khi vợ tôi không còn cảm giác ghen tuông nữa, cô ấy trở lại Mỹ, thì mọi chuyện bắt đầu. Tôi đã không thoát khỏi Mây. Cảm giác trống vắng và thiếu thốn điều gì đó khi tôi không gặp Mây. Và chúng tôi quấn vào nhau trong căn hộ đẹp đẽ ở khu Phú Mỹ Hưng. Không rời nhau nửa bước, chúng tôi đã yêu nhau như hình với bóng. Mây có một thói quen rất lạ, mỗi sáng cô thường ngồi tụng niệm gì đó trước một chiếc bàn thờ nhỏ trong nhà rất lâu và chiếc giường của Mây có 4 góc đặt 4 đầu Phật. Tôi không biết cô theo tín ngưỡng nào, nhưng cảm thấy có điều gì huyền bí. Hỏi thì Mây nói, cô thờ Phật vậy thôi.

Nhưng tôi không ngờ vợ tôi biết chuyện. Cô ấy khuyên can tôi rất nhiều. Kể cả nổi giận nữa. Nhưng tôi vẫn không dứt được khỏi Mây. Có điều gì đó tôi không thể lý giải nổi. Và cuối năm đó, tôi và vợ tôi chia tay. Tôi ở lại Việt Nam làm việc, còn cô ấy cùng hai con sống ở Mỹ. Có thời gian, cô ấy tính về sống ở Việt Nam, nhưng công việc cho cô ấy không nhiều và quả thực chuyện tôi với Mây khiến cô ấy thất vọng đến mức không còn thiết tha quay lại. Ở Mỹ, dù sao đi nữa hai con tôi vẫn được học hành tốt hơn. Và ở Mỹ, vợ tôi vẫn còn gia đình ngoại. Thế nên chúng tôi thống nhất chia tay, dù biết các con tôi cũng vất vả.

Nhưng tôi đã dấn thân vào cuộc tình với Mây mà không nghĩ đến hậu quả. Cho đến khi tôi chợt nhận ra một sự thật đau lòng.

Mây không chỉ quen với một mình tôi. Mây cùng lúc quan hệ với 3 người đàn ông, trong đó có tôi. Cả ba chúng tôi đều biết nhau mà không hề biết mình đã quan hệ chung chạ với một người phụ nữ.

Một người giúp Mây có được một căn nhà đẹp. Người thứ hai giúp Mây duy trì hoạt động kinh doanh tốt. Còn tôi là người mang cho Mây tất cả tài sản của mẹ mà không hề toan tính điều gì. Mây như người phụ nữ có thuật thôi miên và dùng bùa ngải để yêu cùng lúc nhiều người mà mục đích để trục lợi.

Tôi hiểu điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của mình.

Có những điều trong cuộc đời này khiến chúng ta tha thứ và nguôi quên. Nhưng có những điều không thể. Hành động của Mây khiến tôi sợ hãi.

Tôi quyết định qua Mỹ 3 tháng để thăm con.

Và trong suốt ba tháng đó, tôi đã tìm mọi cách để tách ra khỏi Mây. Nhưng không dễ dàng như vậy. Thực sự là có những lúc tôi nhớ Mây khủng khiếp. Tôi không hiểu nổi bản thân mình và tôi thực sự hoang mang về tất cả những điều vừa xảy ra. Có gì đó như là một sự ràng buộc. Phải chăng m a quỷ đang buộc chúng tôi lại?

Thật may, khi ấy tôi đã tìm gặp một bác sỹ và anh ấy đã giúp tôi thoát khỏi cơn trầm cảm. Và bây giờ tôi đã có bạn gái mới. Những gì mất mát thì đã qua, tôi phải chấp nhận trả giá thôi. Nhưng cứ nghĩ đến cô ấy, là tôi lại rùng mình…

Sơn Trần

Lý do nhiều chàng Việt kiều già thích về Việt Nam cặp bồ?

WESTMINSTER (NV) – “Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn.

chàng Việt kiều già

chàng Việt kiều già

Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”

Lý do của ông Hai Lý chỉ là một trong số những lý do mà nhiều người đàn ông lớn tuổi, như ông Nghĩa Nguyễn, ông Nguyên Phạm, đưa ra để giải thích cho câu hỏi, “Tại sao nhiều ông thích về Việt Nam cặp bồ?”

Từ cảm giác ‘không có chỗ đứng ở Mỹ’…

Thấy mình “không có chỗ đứng ở Mỹ” là cảm giác của ông Nghĩa Nguyễn, người sắp mừng thọ 75 tuổi và là cư dân thành phố Orange.

Không xuất thân là một tướng tá lên xe xuống ngựa có người săn đón, nhưng hình ảnh của người chồng, người cha trụ cột trong nhà, một viên chức hành chánh của một quận trước 1975, đã khiến ông Nghĩa Nguyễn trở nên có uy quyền đối với vợ con, một lời ông nói ra là “cả nhà ai cũng sợ.”

Như một kiểu gia đình nề nếp, gia giáo, nên dù có lúc “giận nhau bầm gan tím ruột” vợ ông cũng không bao giờ bộc lộ ra ngoài cho con cái hay người ngoài biết để mà còn “giữ thể diện gia đình.”

Năm 1995, lúc ông Nghĩa về hưu cũng là lúc vợ chồng ông sang Mỹ theo diện con cái bảo lãnh. Với ông, cuộc sống ở Mỹ khi đó “giống như địa ngục.”

Bởi, ông “không biết lái xe, không biết tiếng Anh, xin đi làm thì không ai nhận.” Những đứa con đi vượt biên ngày nào giờ đã hấp thụ văn hóa Mỹ, không còn răm rắp nghe lời ông như ngày xưa. Mấy đứa cháu nội, ngoại thì chỉ toàn nói tiếng Mỹ, và dĩ nhiên chúng cũng không muốn nghe lời ông. Vợ ông cũng vậy. Bà dường như không còn thói nín nhịn như ngày xưa. Bà sẵn sàng “đốp chát” lại với ông ngay khi có thể.

Ngột ngạt và tù túng, ông Nghĩa “chỉ muốn quay trở lại ngay Việt Nam,” nhưng các con ông không cho, vì “tụi nó nói dù gì thì đời sống ở Mỹ cũng tốt hơn vạn lần ở Việt Nam.”

Thế là việc trở về Việt Nam trở thành niềm “khao khát” đối với người đàn ông có tuổi đang sống ở thành phố Orange này. Khi dành dụm đủ tiền con cái cho, ông Nghĩa mua ngay vé máy bay về Sài Gòn.

“Về đó lúc đầu thì cũng là đi tìm gặp những ông bạn già ngày trước để hàn huyên, để nhậu nhẹt cho vui thôi,” ông Nghĩa nói lý do về nước của mình. Theo ông, dù từng nghĩ “sống ở Mỹ như địa ngục,” nhưng khi về nhìn lại những người bạn cùng lứa ngày trước, ông Nghĩa lại thấy mình “ngon lành hơn.”

Tương tự như vậy là trường hợp của ông Hai Lý, một cư dân ở Midway City, người cũng đã bước qua tuổi 70, “cổ lai hy.”

Theo lời ông Hai Lý, ông sang Mỹ từ năm 1975, “Việt cộng tấn công vô là tôi đi ngay.” Sau thời gian đi làm “assembly” ở hãng, hiện tại ông Hai đã về hưu, “ly dị lâu rồi,” và “mấy đứa con cũng đều có gia đình ở riêng.”

Ông Hai không có nhà, cũng không có xe vì ông cho rằng “già rồi đi xe bus cho tiện.” Ông không nói lương hưu của ông bao nhiêu, chỉ nói mỗi tháng ông trả $300 tiền thuê phòng, và phải ra ngoài ăn uống một cách tiết kiệm vì “chủ nhà không cho nấu ăn.”

“Ở đây, người ta nhìn tình cảnh của tôi chẳng khác gì thằng cơ hàn,” ông Hai tự đưa lời nhận xét. “Nhưng khi về Việt Nam thì tôi khác à!”

Ðến ‘anh’ Việt kiều được chìu chuộng chăm sóc

“Ở đây, người ta nhìn một ông già 70 như tôi, không có xe, không có nhà chẳng khác nào như một thằng cơ hàn. Trong khi mỗi lần về Việt Nam , tôi thấy mình như ông vua, có thể hét ra lửa được, vì con gái Việt Nam rẻ như bèo, mình có tiền muốn làm gì mà chẳng được.”

Ðó là lý do mà ông Hai Lý cứ chắt mót số lương hưu, khi thấy “vừa đủ” là bay ngay về Việt Nam để được làm người “hét ra lửa.”

Người đàn ông đậm người, tóc được nhuộm đen không thể nhìn ra một sợi trắng, nói rất tự nhiên, “Về Việt Nam , tôi ít khi ở Sài Gòn, ở đó cái gì cũng mắc mỏ. Tôi còn bạn bè ở Vĩnh Long. Mỗi lần tôi về là họ dẫn tôi đi chỗ này chỗ nọ.”

“Chỗ này chỗ nọ” của ông Hai là những quán cà phê, những tiệm massage cũng “sạch sẽ tươm tất” nhưng giá cả không quá đắt. Ông Hai nói không cần che giấu, “Mình bỏ ra có ba bốn trăm ngàn, chưa đến hai chục đô, mà có người gội đầu, người ngồi cắt móng tay, móng chân, người mát-xa mặt thì còn muốn gì nữa. Ðàn ông mà.”

Ông Hai cũng nhắc đến những nơi ông thích lui tới như “cà phê vườn,” “cà phê võng” nhưng khi được hỏi ở đó có gì khiến ông thích thì ông chỉ cười không trả lời, rồi bắt qua chuyện khác.

Không nhận xét “con gái Việt Nam rẻ như bèo” như kiểu ông Hai Lý, nhưng cảm giác được “chìu chuộng chăm sóc ngọt ngào” cũng là điều ông Nghĩa Nguyễn tìm thấy trong những lần về Việt Nam sau đó.

Ông Nghĩa kể mấy lần sau về Việt Nam, nhiều bạn già, bạn nhậu của ông người thì chết, người thì bệnh bởi những chứng tiểu đường, cao máu. Buồn, thiếu người nói chuyện, ông Nghĩa “đi cắt tóc thanh nữ cho quên sầu.”

Học được cách cho tiền “tip” từ Mỹ, ông Nghĩa “bo” cho cô thợ cắt tóc một ít tiền. Thế là “cô thợ chỉ hơn 20 tuổi kêu tôi bằng anh ngọt xớt.” Ông Nghĩa kể lại mà gương mặt vẫn còn giữ nguyên nét hồ hởi, “Tôi nghe khoái quá! Bởi lâu lắm rồi người ta chỉ kêu tôi bằng chú, bằng bác, vợ tôi thì khi nói chuyện cũng kêu tôi bằng ông. Giờ nghe có người kêu mình bằng ‘anh’ thấy lạ tai và thấy mình trẻ ra.”

Cứ vậy mà ông Nghĩa mê trò “đi cắt tóc, gội đầu, mát-xa.”

Rồi ông cũng chợt nhận ra là ông chưa từng bao giờ hưởng được sự dịu ngọt, chìu chuộng như vậy từ vợ con, họ chỉ từng “sợ” ông khi ông còn là trụ cột trong nhà. Ông cảm thấy hình như đã đến lúc ông cần “phải lo cho bản thân ông nhiều hơn.”

Ông Nghĩa bắt đầu có thú vui mỗi khi về Việt Nam là đi “khám phá” những “tiệm cắt tóc gội đầu máy lạnh” và đi nhậu ngoài quán chứ không còn nhậu với mấy ông bạn già ở nhà như những lần trước.

Ông lại vui hơn nữa là mấy cô gái nơi đó đều gọi ông bằng “anh.” Mà tính ông lại “thương người” nên cứ nghe cô nào ngồi thủ thỉ chuyện gia cảnh khó khăn phải đi làm thế này là ông lại cho tiền, “mỗi lần 50 đô hay có khi cho 100 đô.”

Khi được hỏi, “Ông không nghĩ là những cô gái đó ngọt ngào với ông vì chỉ muốn tiền của ông thôi sao?” ông Nghĩa tỉnh bơ trả lời, “Sao lại không biết! Nhưng tôi cảm thấy tôi happy trong những khoảng thời gian đó thì tôi làm thôi.”

Chỉ muốn ‘ăn bánh trả tiền’ hay thực sự muốn chuyện trăm năm?

“Ăn bánh trả tiền” là điều ông Nguyên Phạm, gần 60 tuổi, chủ một business nhỏ ở Santa Ana, chọn.

Ông Nguyên xác định rất rõ, “Cuộc sống vợ chồng tôi ở đây không hạnh phúc. Nhưng cũng không ly dị vì không muốn giải quyết chuyện phân chia tài sản. Mỗi năm tôi về Việt Nam một đôi lần là để đi chơi, hưởng thụ.”

Theo lời ông Nguyên kể, mỗi lần về Việt Nam, qua lời giới thiệu của “người quen,” ông sẽ “cặp kè” với một cô. Trung bình ông sẽ trả cho cô gái $1,000 cho cuộc sống “già nhân ngãi, non vợ chồng” trong vòng một tháng. Còn những khoảng ăn ở, đi chơi nơi này nơi khác, ông Nguyên cũng là người chi trả hết.

Người đàn ông này giải thích thêm, “Mỗi lần về Việt Nam trong thời gian ngắn ngủi như vậy chỉ thấy mình được chìu chuộng, nâng niu. Không có chuyện cãi lộn, gấu ó. Không bị căng thẳng đầu óc vì công việc.”

“Cũng có lúc gặp mấy cô dễ thương, khi qua đây rồi cũng có gọi điện về nói chuyện chơi. Nhưng khi thấy cô nào bắt đầu than ‘má em bệnh, ba em đau, xe em mất’ là tôi ‘bái bai,’ cắt liên lạc luôn để khỏi phiền.” Ông Nguyên nói.

Ông Hai Lý cũng xác định chuyện muốn “hét ra lửa,” vung tay cho tiền những cô gái quê để được chăm sóc, nâng niu cũng chấm dứt khi rời khỏi Việt Nam, bởi ông không muốn có những ràng buộc, “qua đây thân tôi lo còn chưa xong nữa mà đèo bòng thêm chi.”

Riêng ông Nghĩa Nguyễn thì có hơi khác. Không chỉ có cảm giác là mình “thật sự trẻ ra” khi “bước vô quán nào người ta cũng kêu tôi bằng anh,” mà ông còn muốn nếu có ai đó chịu đứng ra bảo trợ tài chánh thì ông sẵn sàng ly dị vợ để cưới ngay một cô từ Việt Nam qua để suốt ngày nghe tiếng “anh” cho thỏa cái lỗ tai.

Ước mơ của ông Nghĩa đang lưng chừng thực hiện được “phíp-ty pờ xen” (50%) vì các con ông chia hai phe. Một phe ủng hộ, “ba già rồi hãy làm điều gì cho ba vui thì làm.” Nhưng phân nửa kia thì cật lực phản đối, “không chịu được cảnh nhìn ba tung tăng đi công viên với một đứa đáng tuổi cháu ngoại.”

Vợ ông Nghĩa đương nhiên biết chuyện “cặp bồ” của ông ở Việt Nam, nhưng bà nói, “Già từng tuổi này rồi, tui chẳng có gì để ghen tuông, mà tui chỉ thấy phát gớm!”

Theo NVonline

Vì sao giới trẻ Việt Nam thích du học Mỹ?

Nền giáo dục tiên tiến

Vụ Văn Hóa và Giáo Dục thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra số liệu hiện có 15.000 du học sinh VN đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng ở Mỹ trong năm 2011. Con số đó cho thấy mức tăng 14% so với năm trước. Và VN xếp hạng thứ 8 trong nhóm nước có du học sinh nhiều nhất ở Hoa Kỳ.

Du hoc tai My Usa

Du hoc tai My Usa

Lý do trước hết khiến Hoa Kỳ thu hút được nhiều du học sinh khắp nơi đến vì đây là nơi được đánh giá có nền giáo dục tiên tiến và ưu việt hơn so với nhiều nơi khác. Một vị phụ huynh xác nhận về điều này:

“Phần đông người ta nghĩ Mỹ là một cường quốc mạnh, có tiếng trên thế giới mà ai cũng muốn đặt chân tới. Cô cũng có tìm hiểu thông tin của những nước khác, nhưng mình thấy là nền giáo dục của Mỹ nào giờ cũng có tiếng, thành ra nếu mình có khả năng cho con đi học ở Mỹ, mình sẽ yên tâm hơn, con mình sẽ tiếp thu được tinh hoa của nền giáo dục này và con mình sẽ thành đạt hơn.

Người ta chọn Mỹ cũng khá đông, mình cũng tìm hiểu qua số đông và mình thấy là ok với điều kiện của mình, với hoàn cảnh mình, cho phép mình có thể lo cho con mình đi học bên đó được, thành ra mình và ông xã quyết định cho cháu đi học bên đó.”

Một lý do khác cũng được các bạn sinh viên đưa ra vì ở Mỹ có hơn 1 triệu việt kiều định cư. Trong số này có nhiều người là thân nhân của các du học sinh. Đó là một nguồn giúp đỡ đáng kể cho những du học sinh xa nhà.

Nhiều thanh thiếu niên trong nước thích ra nước ngoài học tập để có điều kiện trau dồi ngoại ngữ và tiếp cận dễ dàng hơn với những kỹ thuật hiện đại.

Bạn Hiền, một du học sinh đang học ở tiểu bang California chia sẻ kinh nghiệm bản thân trong việc đến với nước Mỹ như sau:

“Em chọn Hoa Kỳ. Em tìm hiểu thêm thông tin từ bạn bè học ở bên đây, rồi trên mạng nữa, rồi một phần cũng từ những trung tâm chuyên về du học. Đầu tiên em chọn Hoa Kỳ vì em muốn học ngành điện ảnh. Ngành điện ảnh ở Hoa Kỳ là mạnh nhất rồi. Học ở Mỹ thì thú vị hơn. Nói về vấn đề cơ sở vật chất thì chắc chắn hơn ở VN nhiều, với lại phương pháp giảng dạy nữa.”
Khuyến khích sáng tạo

000_Hkg4777306-250.jpg
Sinh viên Việt Nam tại Hội chợ Giáo dục Hoa Kỳ tại Hà Nội vào ngày 08/04/2011. AFP
Bạn Đình Hòa, tốt nghiệp đại học Ngoại Thương ở Việt Nam, từng du học thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đan Mạch và hiện tại đang là nghiên cứu sinh tiến sĩ về quản trị học, vừa làm vừa học ở Quận Cam, tiểu bang California trình bày về việc học tại Mỹ mà anh trải qua:

“Mình từng có kinh nghiệm học ở Châu Âu- Đan Mạch và Mỹ thì mình có thấy được nền giáo dục của Mỹ khuyến khích sáng tạo và tự tin cho sinh viên, khác hẳn với nền giáo dục Á Đông và cụ thể là Việt Nam. Giáo án thì do trường hoặc giáo sư quyết định, không có đề án mở. Và sinh viên Việt Nam khi ra nước ngoài, đa số bị động và ít phát biểu. Đó là kinh nghiệm của mình. Ngay cả sinh viên Trung Quốc cũng vậy.

Nền giáo dục của Mỹ cho những sinh viên năm đầu từ năm 18 tuổi đã tạo ra sự tự tin. Và những sáng tạo trong những bài vở kiểm tra hay bài ở nhà là động cơ cho những sinh viên tự tìm hiểu qua thư viện điện tử, hoặc là trên internet, hoặc là qua những sermina tranh luận trực tiếp với bạn bè và giáo sư. Giáo dục của Hoa Kỳ vẫn là số một thế giới.

Nếu như coi những xếp hạng những trường hàng đầu thế giới thì 10 trường hay 20 trường đầu tiên thì có đến 90% là trường của Hoa Kỳ. Bởi vậy mình ủng hộ và khuyến khích các bạn nếu có điều kiện thì nên sang Hoa Kỳ học. Vì đây là nền giáo dục để khuyến khích sự sáng tạo và tiếp thu văn minh của mọi sắc dân, mọi nhà khoa học trên thế giới. Giáo trình của Mỹ lúc nào cũng mở, và những quản lý, cũng như quan tâm đến sinh viên trường đại học là hàng đầu.”

Theo du học sinh Hiền thì còn một lý do mà Hoa Kỳ rất hấp dẫn các bạn trẻ Việt Nam hiện nay:

“Hầu hết ai cũng thích phim ảnh. Mà phim điện ảnh của Mỹ rất là hay và nhiều nữa. Cho nên hầu hết có được thông tin về nước Mỹ qua phim ảnh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Phim Mỹ thì nhiều và hay, giới trẻ ai cũng mê điện ảnh, khi xem phim rồi chắc ai cũng muốn tới Mỹ. Điện ảnh của Mỹ giống như công cụ marketing tốt ở nhiều lãnh vực khác nhau. Cho nên họ có nhiều thông tin về Mỹ hơn là mấy nước khác.”

Theo các bạn du học sinh thì kinh nghiệm sống và làm việc trong một môi trường giáo dục năng động, đa dạng, chất lượng sẽ tạo điều kiện thực hiện những ước mơ của các bạn trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Lấy chồng Việt kiều Úc sướng hay khổ?

Khác với mường tượng của nhiều người về các cô dâu lấy chồng Việt kiều, đa số họ đều là những cô gái rất giản dị, chăm chỉ, chịu khó và nhan sắc chỉ ở mức trung bình khá.

Các cô đều xuất thân từ vùng miền Tây Nam Bộ và đa phần có thân nhân đang sinh sống tại Úc.

Sang “xứ thần tiên”

Sau nhiều lần lưỡng lự, Hương mới đồng ý dẫn tôi đến làm quen với nhóm bạn của cô là những cô gái từ Việt Nam sang Úc theo dạng hôn phối. Bản thân Hương cũng kết hôn với một Việt kiều Úc được gần một năm, qua mai mối của anh trai đang định cư tại đây.

Lấy chồng Việt kiều Úc

Lấy chồng Việt kiều Úc

Phải mất nửa buổi lạ lẫm các cô mới cởi mở nói chuyện và tâm sự về đời tư của mình.

Hương là người khởi chuyện. Cô thú nhận nước Úc khác nhiều so với tưởng tượng trước đây khi còn ở VN. Cô kể: “Hồi đó thấy các anh chị của em từ Úc về chơi, sao thấy các anh chị ấy sung sướng và thoải mái thế. Mọi người tiêu xài không cần phải suy nghĩ tính toán. Không phải mỗi chuyện tiền bạc đâu. Em cảm thấy cuộc sống của các anh chị ấy có vẻ rất thoải mái, vô lo vô nghĩ… làm sao ấy… Em ngỡ rằng Úc hẳn phải là “xứ thần tiên” chị ạ… “.

Phúc cũng tán thành: “Hồi đấy anh Hải, ông xã em, về VN chơi em cũng thấy như vậy… Mà anh ấy galăng hơn đàn ông Việt Nam nhiều… À còn mấy người bà con của em cũng là Việt kiều Úc, mỗi lần về thăm quê thấy người nào người nấy đeo toàn “vàng hai mốt” đầy người… Thấy sang lắm”.

Sự thật

Khi được hỏi “vậy sang đến Úc rồi còn thấy nó “thần tiên” nữa không”, các cô đều im lặng một chút rồi mới trả lời. Các cô thấy cuộc sống ở đây ổn định nhưng ai cũng phải đi làm vất vả chứ chẳng sung sướng như tưởng tượng hồi còn ở VN.

Mai – được người nhà tìm người “làm đám cưới giả” để qua Úc – kể về ngày đầu đặt chân sang Úc: “Em xuống máy bay đến ngày thứ hai là ông anh thứ tư của em làm ở chợ cá cho em theo đi cạy hàu ngay. Họ đổ hàu ở chợ bán sỉ cho mình cạy, tính tiền cho mình theo lố… Làm một đêm như vậy đâu cũng được cả trăm bạc ấy chị ạ, nhưng mà đau tay lắm… Ông ấy nói cho em đi làm luôn để em biết ở bên đây phải lao động vất vả như thế nào, các anh chị giúp bảo lãnh em sang đây thôi chứ từ nay phải tự lo đi làm mà sống”.

Hương thêm vào: “Hồi đấy, em cứ tưởng mấy ông anh của em ở bên này giàu sang lắm nhưng sang tới nơi mới biết các anh ấy còn chưa trả xong tiền nhà, tiền xe. Mà bên này lạ nhỉ, ai cũng mua nhà trả dần 20 năm”.

Tôi giải thích cho các cô rằng nếp sống của người Úc là vậy. Họ thường làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu chứ ít khi để dành, vì vậy họ có thói quen mua trả góp hơn là ở VN. Hơn thế thì cuộc sống và thu nhập ở đây khá ổn định nên người ta không phải nghĩ đến chuyện để dành một món phòng hờ khi có chuyện như ở nhà. Con cái trưởng thành thường tự lo cho mình chứ không như ở VN là bố mẹ lo mua nhà cửa cho con khi lập gia đình, ra ở riêng. Các cô nghe đều gật gù tỏ ý tán thành.

Duyên số

Thấy các cô đã tự nhiên hơn nhiều, tôi liền hỏi thăm chuyện tình yêu của các cô, làm sao các cô gặp ông xã hiện giờ của mình và lý do dẫn đến quyết định cưới.

Phúc kể trước: “Anh Hải là con của một người bạn của gia đình em ở bên này. Anh ấy gần 30 tuổi mà chưa có ai hết nên hai nhà có ý giới thiệu hai đứa với nhau. Năm 2005 anh ấy về Việt Nam chơi một tháng và ở tại nhà em. Bọn em được tạo điều kiện cho đi chơi với nhau ở Sài Gòn và Vũng Tàu cùng bên bà con của anh ấy. Em thấy anh ấy dễ thương nên cũng chịu quen…

Sau đó anh ấy về lại Úc thì bọn em liên lạc qua email và chat, rồi ba tháng sau anh ấy về cưới em luôn. Đáng nhẽ em sang đây luôn lúc đấy nhưng lãnh sự quán từ chối visa của em vì nghi ngờ hôn nhân giả và quá nhanh”.

Cô cho chúng tôi xem ảnh cưới của hai người và ra sức thanh minh vì đợi visa lâu quá nên cô đi chỉnh mũi lại cho cao hơn nên nhìn trong ảnh và hiện giờ hơi khác.

Bình im lặng từ đầu tới giờ mới chịu lên tiếng: “Em quen ông xã lúc sang đây chơi với bà chị của em. Em thấy anh ấy chững chạc và hào hoa, với cả mấy bà chị em vun vào quá nên em cũng ưng theo…”.

Bình mới hai mươi hai tuổi, cô nom “rặt” vẻ miền Tây Nam Bộ với khuôn mặt tròn trịa, làn da nâu và dáng người khoẻ mạnh. Chồng cô đã năm mươi mấy tuổi, là chủ một cửa hàng ở khu người Việt, chia tay vợ từ mấy chục năm trước và có mỗi một cô con gái hơn Bình hai tuổi nên khá nhiều lời đồn ra đoán vào về hôn nhân của cô.

Mai là người có chuyện tình yêu thú vị nhất. Cô đáng nhẽ chỉ định làm hôn nhân giả để sang đây nhưng gặp Tín rất chân thành chăm sóc nên sau ba tháng ở bên nhà anh chị ruột, Mai dọn về ở với “ông chồng hờ”.

Mai nói: “Thấy cái cách anh ấy chăm sóc cho mình từng chút một mà mình cảm động. Mình đi đâu anh ấy cũng đưa xe đi rước chị ạ. Mà ngay từ đầu, anh ấy gặp mặt em, anh ấy cũng nói là không chịu làm giấy tờ, nếu ưng cưới thật thì anh ấy mới chịu làm… Mấy anh chị em xúi cứ ừ đại rồi sang tới nơi tính sau… Giờ thì tính gì nữa nhỉ… Có duyên số hết chị ạ”.

Mai đang có bầu được ba tháng, khuôn mặt luôn tươi cười, rạng ngời hạnh phúc.


“Mác” Việt kiều

Tôi trêu các cô là thế ở nhà có bị tiếng ham lấy Việt kiều không, thì cô nào cũng nói là lúc đi qua đây cũng bị bà con chòm xóm nói này nói nọ, nhưng bị nói cũng không sai vì nhiều người ham giàu sang nên lấy Việt kiều lắm.

Hương kể ở chỗ ông xã cô làm có ông chủ gần năm mươi mà lấy cô vợ mới 19 tuổi từ VN sang đây. Trước khi nhận ai vào làm là ông ấy cấm không được nhìn vợ ông ấy, mà cái “bà” đó thì suốt ngày ăn mặc hở hang “ưỡn ẹo” đi lại trong hãng, hỏi làm sao đàn ông trong đấy không nhìn được chứ.

Chồng Hương kể ông chủ đấy đuổi không biết bao nhiêu người làm rồi. Mọi người cũng to nhỏ không biết đến ngày hết hạn hai năm thì cô ta sẽ “đá đít” ông này luôn không. (Bảo lãnh theo dạng vợ chồng phải mất hai năm thử thách mới được Bộ Di trú cho nhập cư chính thức).

Có một điều là khi lấy Việt kiều nghĩa là mình cũng mang “mác” Việt kiều, các cô mới thấu hiểu gánh nặng của hai chữ đấy với bà con bên VN. Hương kể: “Em sợ lễ Tết lắm chị ạ, mà chẳng cứ phải có lễ bên nhà mới gọi, cứ đều mỗi tháng lại bị điểm danh… hết nhà người này hỏng cái này đến người kia bệnh…”.

Ngoài Bình ra thì đời sống của các cô cũng khá vất vả. Chồng của các cô, người làm việc trong hãng, người đi chở hàng thuê và ở nhà ăn thất nghiệp cũng có. Các cô cũng phải làm mướn ở các chợ và cửa hàng của người Việt để phụ thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên do lấy được người mình yêu thương nên các cô đều cảm thấy rất hạnh phúc và ổn định.

Mai nói: “Điều sướng nhất ở đây là họ rất chiều phụ nữ. Chồng em bảo ở Úc đứng nhất là trẻ em và phụ nữ, nhì là chó mèo và cuối cùng là đàn ông…”.

(Theo Đài Phát thanh Australia, Chương trình tiếng Việt)

Cuộc sống của người Việt Kiều ở tại Canada thế nào?

Canada có thể phù hợp với bạn có thể không. Người càng học hỏi càng suy nghĩ nhiều thì tiền sẽ càng nhiều. Đồng ý là phải có chút may mắn, nhưng quốc gia này không phát triển dựa trên sự may rủi, bạn cũng đừng than thở mình nghèo vì xui.

Đọc nhiều bài viết tôi thấy mỗi người có một cái nhìn riêng về đất nước này, nhưng những ý kiến đó không đủ để có thể nói là đấy là Canada. Có người sống một thời gian và vô cùng thích quốc gia này, nó như thiên đường với họ. Với người khác ờ cả chục năm hơn không thể thích được cái quốc gia thuế thì cao, luật thì nhiều, thu nhập thì khó khăn như Canada. Và cũng có người vừa đặt chân đúng ba tháng lập tức quay về. Với tôi Canada là đất nước:

* Về thời tiết:

Mùa đông – là mùa tôi rất thích. Bạn có thể đi lên phía bắc trượt tuyết, có thể đi đánh khúc côn cầu, có thể đi trượt băng trên những hồ bị đóng băng. Đất nước này không dành cho người dân quen xứ nóng. Đi chơi mùa đông rất vui với điều kiện là quen với nhiệt độ -10 đến -20 độ C. Buồn khi có bão tuyết, ngập cả mét là chuyện thường, đi làm còn chán huống gì đi chơi nhưng không phải ngày nào cũng bão nên mùa đông vẫn vui.
Mùa xuân – quả là hơi buồn khi tết Việt Nam đến nhưng bên này tuyết rơi dày đặc. Mùa này vợ tôi chuyên đi mua sắm. Tôi thì thích ra công viên chơi. Ngắm cây mọc chồi.
Mùa hè – mùa này chơi nhiều nhất, cắm trại, câu cá, chèo thuyền, bơi lội, du lịch, barbecue… kể không hết. Nhưng tôi không thích hè lắm, nóng những 36 độ.
Mùa thu – mùa này đi ngắm rừng lá đỏ, lên các công viên quốc gia, khối thứ để làm.

* Về thu nhập:

Theo trình dộ, làm quét dọn: lương căn bản 10,5 USD/giờ, kỹ sư 50 đến cả trăm ngàn hơn, quản lý 70 ngàn trở lên, bác sĩ: tối đa chính phủ cho phép là 250 ngàn. Luật sư: tuỳ theo danh tiếng và khả năng nữa triệu một năm không phải không thể (luật sư của tôi).

* Về nhà cửa:

Toronto nhà nhỏ xíu, khu xô bồ như Jane & Finch giá rất rẻ. Cũng căn nhà nhỏ như vậy ở trung tâm, hai triệu chưa chắc mua được. Còn bảo Canada không nhà to thì chạy thử qua Bridal Path của Toronto, căn nhà to như giá bán. Muốn to mà rẻ thì qua thành phố Mississauga hoặc Brampton. Vancouver thì còn mắc hơn, căn nhà gần sập có giá 500-600 ngàn, chẳng qua đất mắc chứ không phải nhà.

* Về thuế má, tài chính:

Mọi người đều có nghĩa vụ đóng thuế, đóng thuế thu nhập theo cấp lũy tiến, y hệt tính giá điện của Việt Nam, 40 ngàn đầu tiên 15%, 40 ngàn kế 22%, kế nữa là 26% và 29%. Kế là thuế HST, như VAT của Việt Nam, 13% mỗi món. Và rồi thuế nhà đất, thuế chuyển nhượng, khá nhiều thuế và theo cục thuế vụ cộng toàn bộ các khoản thuế má dân Canada phải chịu là 48% trên thu nhập. Rất là cao, nhưng có khác biệt lớn của người làm công và làm chủ. Người làm công, đóng đủ thuế thu nhập xong còn lại trang trải đủ thứ. Nên còn chẳng bao nhiêu. Làm chủ thì trang trải đủ thứ và khai báo các khoản đó là chi phí và giảm thuế thu nhập.
Ví dụ: người thường sau khi đóng thuế thu nhập còn lại sẽ trả nợ nhà. Làm chủ tuy có tiền mua nhà nhưng cứ mượn ngân hàng, cuối năm tiền lãi ngân hàng khai vào tiền được giảm thuế. Cách làm thì khá phức tạp, nhưng nói chung là thuế phải đóng của người giàu rất ít, thậm chí được giảm trừ gần hết, tiền thay vì đóng vào thuế thì vào căn nhà hay tài sản của bạn. Kế toán và luật sư tôi làm sao không biết nhưng đấy là cách tôi đóng thuế, và tất cả đều đúng theo luật.

* Về y tế:

So với một số các quốc gia châu Âu thì còn lâu mới bằng. Nhưng so với người láng giềng Mỹ thì là tuyệt vời. Sinh con vào viện một xu cũng không tốn. Quan điểm của sở y tế là người bệnh cho dù là thị trưởng hay thứ dân đều hưởng chế độ như nhau. Nhưng giàu hay đi bệnh viện tư, giống khách sạn hơn là bệnh viện, dĩ nhiên phải trả tiền.

* Về giáo dục:

Có nhiều trường nổi tiếng và bằng cấp khá quan trọng. Theo thống kê của sở thuế, nói chung bằng cấp càng cao thu nhập càng cao.

* Về chính trị:

Tôi là người Việt, có bầu hay không lá phiếu không ảnh hưởng các đảng tranh cử nên không quan tâm.

Đây là đất nước phát triển về mọi mặt nên trình độ người dân không theo kịp sẽ thấy rất khó sống. Muốn có tiền và thoải mái phải học. Không chỉ học về bằng cấp, phải biết về thuế, về tài chính, ngân hàng về luật pháp, về thủ tục, về quy định. Biết càng nhiều về thuế và tài chính cơ hội đồng tiền ở với bạn rất cao. Toàn bộ ở trên là về quốc gia tôi sống, còn phần sau là về bản thân, nếu không muốn các bạn có thể dừng tại đây.

Về bản thân, tôi là người có thể nói là thế hệ thứ hai bên Canada. Tôi học đại học bên Việt Nam, vào công ty nước ngoài, lương cao. Rồi qua đây định cư, cái bằng đại học xem như giấy lộn, lúc đầu không kiếm ra việc nên đi làm bán thời gian, cầm cây lau nhà, dọn vệ sinh, lương 8,5 USD/giờ. Sau chuyển qua làm contractor, đi sửa nhà, được 12 đến 15 USD/giờ. Nếu ai ra làm chủ và may mắn nhiều khách thì kiếm được 50-60 ngàn/năm hoặc hơn. Nhưng số đó ít, phần lớn người Việt làm thầu xây dựng kiếm được 30 đến 50 ngàn và thế là hết, cứ ngày này qua tháng nọ đi làm công việc như vậy. Sư phụ tôi làm 23 năm như vậy mua được căn nhà 500 ngàn với chiếc Lexus RX 350, và suốt ngày xuống Niagara Falls đánh bài.

Làm ba năm, một ngày có một khách hàng người Tây nhìn và nói: “Anh làm rất tốt, nhưng sao anh vẫn không giàu?”. Tôi trả lời tôi cũng không biết, tôi thực sự không biết vì sao tôi qua đây, chịu cái lạnh thấu xương -30 độ đón xe buýt đi làm và rồi tôi vẫn phải cày vất vả mỗi ngày. Hắn nhìn tôi và bảo: “Work smarter not harder! Mỗi người chỉ có 24 tiếng, lương 15 USD/giờ cày hết 24 tiếng là 360 USD không thể hơn được. Dùng tay kiếm tiền là thế. Dùng đầu kiếm tiền thì nhiều hơn, và nhiều nhất là dùng tiền kiếm tiền!”.

Nghe xong nghỉ làm, lấy tiền để dành đi học. Vào cao đẳng, trình độ tiếng Anh thấp quá phải đóng thêm tiền học tiếng Anh. Cày cục học ra trường, đi làm lương khá hơn. Làm được 2 năm lại nghỉ, vào đại học. Học ba năm ra trường, lại đi làm. Làm có kinh nghiệm nên đi thi bằng điện cấp 1 của Ontario. Rồi cấp 2, khó nhất là cấp 3, Master Electrician. Xong rồi thì đi làm. Thấy rằng có một số thiết bị điện chỉ có bằng của mình mới mua được, và một số công việc phải xin phép của Toronto Hydro, không có bằng đừng hòng đụng được, thế là xin nghỉ mở công ty, dù người chủ năn nỉ ở lại và sẵng sàng tăng lương ngay. Ah, giờ thì biết ai cần ai! Nhưng vẫn nghỉ và tự làm.

Làm một thời gian, một ngày có một người gọi đến thay sợi dây điện chính dẫn vào nhà, điện lực không bao giờ đồng ý cắt điện cho thay nên người thay phải có bằng như tôi, tôi tính 2.000 USD, hắn tròn mắt nhìn. Nhưng không có lựa chọn, trèo lên cột điện phải có giấy phép của điện lực, chọn tôi hoặc người tương đương, sau vài ngày khảo giá, gọi tôi làm, làm trong ba tiếng tiền vật liệu 400 USD, tôi kiếm 1600 USD trong ba tiếng. Giờ thì biết thế nào là “work smarter not harder”. Ngồi nhớ lại thời 10 USD/giờ, một bước lớn với tôi.

Cuối năm thu nhập khá cao, sở thuế gởi cho một thông báo, số tiền thuế tôi phải đóng còn hơn cả lương một năm người thường. Thế là chạy đi gặp kế toán, giảm được một số và hắn bảo năm sau gặp hắn từ đầu sổ sách cứ giao cho hắn. Lo xong sở thuế, có tiền dư ra đành đem vào ngân hàng đem cho người tư vấn đầu tư. Và lại học ra nhiều thứ, tiền lời từ chứng khoán không tính như thu nhập bình thường. Lời 100 đồng thì chỉ có 50 đồng chịu thuế. Và thế là tôi bước vào giai đoạn dùng tiền kiếm tiền. Làm nhiều thế nào cũng xảy ra rắc rối thưa kiện, sau đó thì lại phải kiếm luật sư. Thế là mỗi lần làm đều phải có hợp đồng kỹ càng, và hợp đồng giao cho luật sư viết. Rồi học được bảo hiểm, tôi mua bảo hiểm cho công việc của tôi, cho khách hàng của tôi, có chuyện gì bảo hiểm sẽ chi trả, thế là tôi bảo vệ tài sản của tôi khỏi sự may rủi.

Tôi viết có nhiều người không tin, nhưng có năm không những tôi không đóng mà sở thuế phải trả lại tiền cho tôi. Đơn giản nhất là đem chiếc xe hơi ra khỏi Canada, sở thuế sẽ phải trả lại tiền thuế 13% trên giá trị còn lại của chiếc xe hơi.

Giờ tôi chơi qua tàu, phải nói món này tốn tiền, tiền bến bãi, tiền bảo dưỡng, dầu chạy máy nhưng Canada có những hồ nước ngọt cực lớn nên khá là thú vị khi đi bằng du thuyền.
Tóm lại, Canada có thể phù hợp với bạn có thể không. Người càng học hỏi càng suy nghĩ nhiều thì tiền sẽ càng nhiều. Đồng ý là phải có chút may mắn, nhưng quốc gia này không phát triển dựa trên sự may rủi, bạn cũng đừng than thở mình nghèo vì xui. Có người bảo tôi giàu, nhưng tôi bảo tôi quen biết nhiều người Việt còn giàu hơn tôi rất nhiều. Tôi thấy hạnh phúc chứ tôi không thấy tôi giàu. Bạn có thể sống cuộc sống chúng tôi gọi là “Canadians live paycheck to paycheck”. Đi làm lĩnh lương sống hết tháng là hết tiền, lại chờ lĩnh lương. Không cần nghĩ nhiều, con cái có chính phủ lo, về già chính phủ cũng lo, bệnh tật chính phủ lo và rất đơn giản là chính phủ sẽ thu tiền của bạn để lo còn bạn thì không có tiền. Hay bạn chọn cách sống là bạn chiếm phần lo nghĩ thì bạn sẽ có tiền.

Hãy suy nghĩ, hành động và chọn cho mình cách sống riêng như tôi làm. Tôi chơi đến nỗi vợ tôi than phiền rằng một năm tôi chơi hết nửa năm. Tôi làm đúng 6 tháng còn lại tôi có tiền từ đầu tư, tiền cho thuê nhà, tiền cổ phiếu… Tôi chỉ nói về ý kiến của tôi, còn nhìn nhận tốt xấu là do bản thân mỗi người. Chúc những ai đang hành động sẽ thành công, những ai đang suy nghĩ hãy hành động, và những ai chưa từng nghĩ hãy bắt đầu suy ngẫm.

Source: Vietriduhoc

Trẻ con ở Mỹ sướng hay khổ?

Đón chào tháng 6 bước đến, tôi muốn cảm ơn cái thời tiết dịu dàng vào buổi sáng sớm của mùa xuân, khi lái xe  đi dưới những vòm cây đang nở đầy hoa jacaranda – phương tím , hay bước ra căn vườn nhỏ đằng sau nhà và tìm thấy một vài hoa Iris màu tím, nở ra một cách e lệ bên cạnh những cụm hoa cúc vàng còn đọng một ít sương mai.

Tối hôm qua, tôi nhận được email của cô bạn đang làm một tờ báo thiếu nhi ở Việt Nam, hỏi về đời sống của trẻ em Việt Nam ở Mỹ. Và nhờ thế, tôi có đề tài viết thư cho bạn tuần này.

Bạn biết rồi, cái đề tài “Đời sống của trẻ con ở Mỹ” này thật là rộng lớn và tôi sẽ xin phép chỉ viết một cách chung chung mà thôi.

Phần lớn mọi người đều cho rằng trẻ con ở Mỹ sướng hơn trẻ con ở bất cứ một dân tộc nào trên thế giới bởi vì chúng sống trong một quốc gia giàu mạnh, tiến bộ cho nên chúng có tất cả mọi thứ mà trẻ con ở những nước khác ao ước.

Nếu nói về vật chất thì từ những gia đình giàu có cho đến những gia đình có lợi tức thấp hay còn hưởng trợ cấp xã hội đi nữa, con nít cũng có được đầy đủ áo quần dùng quanh năm, chứ chưa thấy đứa trẻ nào chỉ mặc quần hay áo sờn cũ , rách rưới như ở các quốc gia nghèo mà Việt Nam là một trong số đó.

Chỉ bàn rông ra về khâu áo quần không thôi chúng ta đã thấy trẻ con ở Mỹ quá sung sướng. Những gia đình có lợi tức cao, giàu có như con bác sĩ, kỹ sư… thì  con cái họ dĩ nhiên phải mua đồ từ những cửa hàng sang trọng, có nhãn hiệu danh tiếng tương đượng với áo quần mà cha mẹ tụi nó dùng.

Các hãng sản xuất áo quần cho con nít dĩ nhiên nhắm vào người tiêu thụ là cha mẹ, chứ con nít biết gì mà “đồ hiệu” hay không. ( Tuy nhiên, tôi cho rằng nếu được tập cho thói quen xài “brandnames” từ nhỏ, khi đến tuổi vị thành niên thì đừng hòng mà cô con gái vị thành niên chịu mặc áo quần ở cửa hàng không phải là từ J.Crew hay Banana Republic trở lên …).

Riêng nhóm người còn lại là nhóm từ trung lưu đến nghèo, lợi tức thấp thì cha mẹ có thể tìm mua áo quần cho con cái ở những  cửa hàng bán hàng hạ giá, gọi là outlets như Ross, TJ Maxx hay Marshall. Nơi đây chúng ta vẫn có thể tìm những đồ hiệu nhưng chỉ còn lại nửa giá, hay đôi khi 1/3 giá ở tiệm lớn.

Phải công nhận một điều là cho dù tôi với bạn không có con nhỏ nữa, thế mà khi bước chân vào hàng áo quần dành cho trẻ con từ 3, 4 tuổi trở xuống thì chúng ta cũng cứ mê man như thường vì chúng quá ư dễ thương và ngộ nghĩnh bạn nhỉ.

Bây giờ nói đến đồ chơi của trẻ con ở Mỹ thì tôi chỉ còn biết la lên là “không tưởng tượng nỗi” bởi vì chúng hàng hà sa số, không cách gì biết đâu là đâu nữa. Thí dụ như vì đang sống trong thời đại điện tử nên đồ chơi bằng điện tử mà trong đó máy bắn games dẫn đầu với hàng trăm trò chơi khác nhau .

Dĩ nhiên, chúng ta không bao giờ nên so sánh sinh hoạt của Mỹ với Việt Nam. Thế nhưng tôi đọc báo thấy bây giờ ở Viết Nam, đồ chơi dành cho con nít sản xuất từ Trung quốc- Made in China -hiện đang bày bán  tràn ngập và trong đó những lọai đồ chơi mang tính cách bạo lực như dao kiếm, súng ống và nhất là những lọai games điện tử dành cho người lớn, mà cứ việc bán cho con nít xài, không hề được kiểm sóat và cấm đóan.

Trong khi đó ở Mỹ, ít ra trẻ con cũng được bảo vệ sự an toàn khi các nhà nghiện cứu thị trường cung cấp cho trẻ con những đồ chơi phù hợp với từng hạng tuổi. Có những thứ đồ chơi nguy hiểm và bị cha mẹ chống đối, là các cơ quan bảo vệ sự an tòan cho con nít kêu gọi tẩy chay hay thu hồi ngay. (Dĩ nhiên, ở Mỹ cũng không thiếu gì những bậc cha mẹ cứ mua bất cứ cái đồ chơi nào mà con vòi vĩnh, bất kể an tòan hay không, mà trong số đó là những games điện tử đầy hình ảnh bạo lực và lời nói thô tục)

Nếu cha mẹ chú tâm vào việc giúp trẻ con phát triễn tòan diện về cả mặt tinh thần lẫn thể chất qua viêc dạy dỗ, cho ăn uống đầy đủ, thì ngay từ tấm bé việc chọn đồ chơi cho con đã cần phải để ý kỹ lưỡng rồi.

Thật vậy, trẻ con ở Mỹ may mắn vì các nhà thương mại cũng phối hợp với các nhà giáo dục để sản xuất những loại đồ chơi nhắm vào việc “học mà chơi, chơi mà học” dành cho đủ mọi loại tuổi. Thí dụ như trẻ con có thể học làm tóan, học vẽ, học làm thủ công khi sử dụng một trò chơi nào đó.

Cứ đến một buổi tiệc sinh nhật của trẻ con hay dịp lễ Giáng sinh, bạn mới thấy con nít ở đây sung sướng vì chúng được tặng cho đủ thứ lọai đồ chơi.

Những đứa con nhà gìau thì đồ chơi chất đống trong phòng riêng của nó, trong đó có nhiều thứ đứa trẻ chưa bao giờ đụng tới. Cho nên, đây cũng là dịp cho những gia đình có lợi tức thấp mua được cho con họ những đồ chơi mới tinh với giá 1, 2 dồng bạc từ những cái garare sale của con nhà giàu.

Trẻ con ở Mỹ cũng được đi giải trí bên ngòai ở những khu giải trí lành mạnh như Disneyland, Knott Berry Farm, Sea World… Bảo tàng viện cũng dầy dẫy ở mỗi thành phố lớn để trẻ con có dịp đi tham khảo, tìm hiểu.

Nếu muốn học hỏi thì mỗi trường học hay thành phố đều có một thư viện. Còn không thì nhà ai mà chẳng có computer để trẻ con tìm tài liệu trên hệ thống internet.

Bây giờ cô giáo, học trò và cha mẹ có thể liên lạc với nhau qua hệ thống e mail. Phụ huynh có thể kiểm sóat xem bài tập ở trường gồm những gì, ngay tại sở làm hay ở nhà vào buổi tối, bằng cách mở website của cô hay thầy giáo dạy môn đó và biết được bài tập con phải hòan tất để nhắc nhở con.

Bên việc đi học chữ là một điều bắt buộc ở Mỹ khi đứa trẻ bước vào tuổi mẫu giáo (5 tuổi), trẻ con ở Mỹ còn có dịp tham gia vào những sinh hoạt làm thăng hoa đời sống tinh thần như học nhạc, học vẽ, tham gia sinh hao5t thể dục như tennis, bóng rổ, bơi lội.

Bây giờ có thể nói trong cộng đồng Việt Nam  có đến 80% phụ huynh trong thế hệ thứ hai cho con học đàn piano, violin, học đánh trống, thổi kèn…Rồi có những đứa trẻ còn được học vũ ballet, học võ thuật, học vẽ…

Tôi hy vọng là mình đã điểm qua được hầu hết những điều được cho là quá may mắn mà trẻ con ở Mỹ được hưởng. Thế nhưng những đứa trẻ này có “thật sự” vui vẻ, sung sướng không thì chúng ta còn phải xét lại.

Trong lá thư này tôi chỉ muốn trình bày với bạn một vài ghi nhận rất chủ quan của tôi, dựa trên những gì đọc được qua sách báo hay từ công việc huấn luyện người giữ trẻ trước đây, bằng sự quan sát những người chung quanh và ngay từ kinh nghiệm rất riêng tư của chính mình về đời sống vì cũng đã từng có những đứa con nhỏ ở Mỹ.

Đồng ý là đứa trẻ ở Mỹ sung sướng hơn nhiều trẻ con trên thế giới về mặt vật chất thật nhưng chúng vẫn thiếu thốn sự quan tâm, thì giờ và tình yêu thương từ cha mẹ.

Càng ngày, càng có nhiều phụ nữ đi ra ngòai làm việc hơn nên ngay từ khi còn rất nhỏ , khỏang một,  hai tháng tuổi, nhiều đứa trẻ đã phải trải qua phần lớn thời gian trong một ngày của chúng ở nhà giữ trẻ với những người xa lạ.

Mà đâu phải người giữ trẻ nào cũng yêu thương con nít và săn sóc trìu mến như người mẹ đối với chúng.Đã có những việc trẻ con bi hành hạ, bi lạm dụng tại các nhà giữ trẻ được tìm thấy hay được báo cáo.

Với chương trình học khá nặng nề từ khi còn ở bậc tiểu học và những kỳ vọng của cha mẹ, đặc biệt là phụ huynh Việt Nam, về việc con phải đạt được các điểm số cao ở trường làm cho các đứa trẻ thường hay bị căng thẳng.

Bên cạnh đó, có rất nhiều phụ huynh nghĩ con mình phải là “thần đồng”, hay phải hơn con người khác, nên muốn con là một người văn võ song tòan: hết học đàn thì đến học võ bên cạnh học chữ. Chúng phải thực tập suốt ngày đêm, nếu bê trễ thì bị cha mẹ la mắng không tiếc lời.

Một số phụ huynh muốn con họ làm việc gì cũng phải đứng thứ nhất,  bên cạnh việc học ở trường, mà không hề quan tâm đến sức khỏe hay việc tinh thần chúng có thể bị sa sút vì cố gắng quá sức, hay vì sợ cha mẹ thất vọng .

Khi có dịp tiếp xúc với một vài phụ huynh, tỏ vẻ hãnh diện và khoe việc con mình tham gia nhiều sinh hoạt như kể trên, tôi thật tình tội nghiệp cho con của họ.

Có thể có một số ít đứa trẻ thực hiện được tất cả mọi sinh hoạt này một cách tốt đẹp, nhưng không phải ai cũng có thể làm được cả vì mỗi người trời sinh cho giỏi một hai môn, chứ không thể cái gì cũng giỏi hết!

Hơn ai hết, phụ huynh cần hiểu rõ giới hạn và khả năng của con mình chứ đừng bắt chúng thực hiện tất cả những điều mình từng mơ ước nhưng đã không có được khi còn nhỏ.

Tôi hiểu rằng ai làm cha mẹ thì cũng mong cho con những điều tốt đẹp và thấy nếu mình có trong tay những cơ hội thì phải sử dụng cho bằng hết. Cũng như nhiều  phụ huynh khác, tôi đã từng bảo các con tôi là: “may mà sống ở Mỹ nên chúng mới có cơ hội và điều kiện như thế, tại sao không cố gắng hơn nữa”. Nhưng bây giờ tôi thấy mình đã quan niệm rất sai vì tôi đã làm khổ con mình mà không biết.

Bởi vì,  trên hết mọi điều, chúng ta đã đem đến cho những đứa con của chúng ta một đời sống bận rộn, đến nỗi chúng không có dịp nhận được tình yêu thương cụ thể như vòng tay ôm, lời nói dịu dàng của cha mẹ mà tòan là lời nói buồn phiền hay giận dữ mà thôi, khi thấy chúng bê trễ trong quá nhiều sinh hoạt.

Tội nghiệp thay cho các đứa trẻ vì cha mẹ chúng quên rằng cái thân thể nhận chịu bao đòi hỏi của người lớn vẫn còn nhỏ bé và tinh thần vẫn còn non nớt lắm.

Cuối cùng, tôi phải nói với cô bạn là: “đừng tưởng là trẻ con ở Mỹ sung sướng, chúng cũng có cái khổ riêng đấy chứ”.

Tôi hy vọng bạn sẽ cùng tôi nhìn ra được nhưng khó khăn của trẻ con để chúng được thực sư sung sướng hơn.

Hẹn bạn thư sau nhé. (Y.T)

Nguồn: tuanbaosongonline

Ý thức và trách nhiệm ở xã hội Mỹ

Có ý thức thì sẽ có trách nhiệm, mà trách nhiệm thì có liên quan đến pháp luật. Tôi muốn chia sẻ với quý độc giả về ý thức và trách nhiệm ở một góc cạnh liên quan tới những sinh hoạt hằng ngày của một người sống bình thường trên nước Mỹ.

Việt Kiều Mỷ

Việt Kiều Mỷ

Ấn tượng đầu tiên của tôi về người Mỹ là ý thức trong giao thông. Ngày đầu tiên đặt chân đến Mỹ, từ phi trường về nơi tôi ở, đi suốt một đoạn đường dài tôi không thấy bóng dáng các cảnh sát giao thông, nhưng ngạc nhiên hơn cả là trật tự giao thông được thiết lập do chính những người điểu khiển xe cộ rất ư là chuẩn xác. Có những đoạn kẹt xe, nhưng chẳng thấy xe nào “xé rào” vượt ẩu mặc dù có một làn đường ngoài cùng vắng xe chạy (sau này tôi biết là làn đường này dành cho xe cứu thương, cảnh sát, những trường hợp khẩn cấp, … ).

Rồi những buổi sáng sớm hay đêm khuya, đường phố lác đác xe chạy, đèn đỏ xe dừng lại dù chỉ là một chiếc xe đang chạy. Đến ngã tư có 4 bảng stop, tự động các xe dừng lại, và theo thứ tự xe nào đến trước đi trước như là một game điện tử được lập trình sẵn. Cuộc sống Mỹ dù có hối hả, “thời gian là vàng bạc”, có trễ giờ làm, nhưng khi điều khiển xe thì mọi người đều ý thức và có trách nhiệm với việc tôn trọng luật giao thông cũng như sinh mạng của mình và người khác. Lâu lâu cũng có xe cảnh sát đi tuần hay là “bắn tốc độ” với những xe chạy nhanh, hoặc có mặt ở những nơi xảy ra tai nạn.

Tôi đi học và không muốn mua sách vì có những quyển sách giá trên $100, tôi nghĩ đơn giản là mình mượn sách và đi photo lại cho tiết kiệm. Nhưng khi đứng trước máy photo ở thư viện thì gặp một bản thông báo to đùng: “Bạn không được photo quá 10% của một quyển sách” A! thì ra là luật bản quyền, và tôi hiểu là có đem sách ra tiệm photo thì cũng phải theo luật này. Đành mua một quyển sách mới vậy. Vấn đề là tôi có photo một nửa quyển sách thì cũng chẳng ai biết, nhưng khi mình mang ra đọc thì người ta thấy sẽ rất kỳ nên phải có ý thức thôi.

Tôi xin được một việc làm 4 tiếng trong căng tin của trường. Ngày đầu tiên đi làm là học cách đổ rác. Nghe thấy buồn cười quá phải không, vì một việc làm nhỏ xíu là đổ rác thôi mà cũng phải học đấy. Nhưng nó đòi hỏi con người phải có ý thức cao nữa đó. Cũng giống như đổ rác ở nhà thôi, nhưng có khác chút xíu là sau khi dùng xong một cái bình thức ăn bằng nhựa, hay thủy tinh hoặc là lon thì tôi phải xúc rửa hoặc là đẩy vào máy rửa chén rữa sạch sẽ, đậy nắp cẩn thận và vứt từng chủng loại theo từng loại thùng rác khác nhau.

Người bếp trưởng giải thích với tôi là làm như vậy không có mùi hôi, giảm bớt đi việc ảnh hưởng tới môi trường. Vì công việc của tôi là phụ bếp, cắt các loại rau củ, trái cây… nên phải học cách bỏ các loại rau củ, giấy gói, những gì còn tái chế làm phân hay không sử dụng lại được thì cho vào những thùng rác riêng biệt. Ở nhà cái ý thức của tôi chỉ dừng lại là phân loại rác hay bọc nhiều lớp những rác có nặng mùi như cá, mắm… hiếm khi tôi xúc rửa những chai lọ phế thải. Giờ đây tôi thấy được một ý thức trách nhiệm cao của người Mỹ. Nói thêm rằng ở Mỹ nếu nhà bạn không phân loại rác, hay là thùng rác luôn bốc mùi hôi thì người đổ rác sẽ nhắc nhở bạn, nếu bạn cứ “bày hầy” thì họ sẽ không thu gom rác nhà bạn nữa.

Vào mùa hè nắng ấm, tôi vẫn thường thấy từng tốp người già có, trẻ có, tay cầm bao, mang găng tay đi nhặt rác trên các con đường, họ hoàn toàn tự nguyện đấy. Những khi đi bộ tập thể dục tôi thấy có những người Mỹ họ đi dạo nhưng thấy rác là họ nhặt và không cần biết sạch hay dơ bỏ rác vào túi tự nhiên, đến nơi có thùng rác là bỏ vào.

Tôi đi mua cá Koi về nuôi, đến chỗ bán ngắm nhìn hàng ngàn con cá bơi trong bể thật thích mắt. Tôi liền ngỏ ý muốn mua, nhưng người bán cá nhất định không bán. Vì sao? Họ giải thích rằng bây giờ là tháng 3 khí hậu ở bang Washington còn lạnh, không thích hợp để thả cá, cá sẽ có khả năng chết vì lạnh rất cao. Phải đến tháng 4 xem thời tiết thế nào, họ sẽ mang cá ra thả ở hồ ngoài trời, xem phản ứng của cá với thời tiết, nếu thấy cá thích nghi được thì mới bán cho khách hàng. Còn bây giờ dứt khoát dù khách có tiền muốn mua cũng không bán, vì họ biết chắc tôi mua về cá sẽ chết. Tôi mở ngoặc nói thêm là bình thường khi mua cá bước ra khỏi tiệm mình về thả mà cá có chết thì họ sẽ không có bồi thường (vì đây phụ thuộc vào kỹ thuật người nuôi chứ không phải do cá yếu mà chết). Sau khi nghe họ giải thích tôi thấy mừng trong bụng vì học thêm được một kinh nghiệm nuôi cá, và thấy người bán có trách nhiệm với sản phẩm cũng như với khách hàng quá cao.

Chuông điện thoại nhà reo, người hàng xóm báo cho tôi biết sẽ có người làm về cầu đường xuống trước cửa nhà tôi xem xét và trát lại cái ổ gà, vì bà ta thấy nó và báo cho họ biết, vì tôi có ở nhà chiều nay, bà ta bận đi làm. Tôi vô cùng ngạc nhiên, chưa hiểu ra chuyện gì thì sau đó được người nhà giải thích là ở Mỹ nếu ai đó đi ngang qua nhà bạn mà vấp té thì họ cũng có quyền thưa kiện bạn. Trời! Sao mà vô lý vậy, đi ở ngoài đường công cộng thì có dính dáng gì đến nhà tôi đâu, nhưng người Mỹ họ lập luận rằng, họ té trước nhà tôi, tôi phải có trách nhiệm. Trách nhiệm của tôi là nếu thấy đường có ổ gà, ổ voi hay có bất cứ cái gì sẽ gây nguy hiểm cho người đi đường thì phải báo cho chính phủ biết, còn chính phủ có sửa chữa hay là sửa chữa chậm trễ và dẫn đến những sự việc đáng tiếc thì thuộc trách nhiệm của chính phủ. Người hàng xóm này họ tốt bụng nên mới báo dùm cho gia đình tôi. Nghe cũng có lý và tôi lại học được thêm một bài học về trách nhiệm.

Đó là chuyện ngoài phố, còn trong nhà thì sao. Cái điện thoại bị hư, đường dây truyền hình cáp bị hỏng, gọi nơi cung cấp họ hẹn ngày giờ và cho thợ đến sửa. Đúng hẹn có người đến sửa chữa rất tận tâm và không tốn tiền (vì theo hợp đồng là vậy), nhưng ý tôi muốn nói là không phải mất tiền bồi dưỡng cho thợ, vì ở Mỹ chẳng ai cho tiền bồi dưỡng cả, nếu trời nắng nóng thì lịch sự mời họ lon nước ngọt, thế thôi. Ở Mỹ chỉ cho tiền “tip” (bồi dưỡng) khi mình đi ăn, đi taxi, hay đi cắt tóc.

Những trường hợp như đi thi bằng lái xe, làm giấy tờ, thi quốc tịch, đến việc thử mức độ khói ô nhiễm của xe để xin giấy phép lưu hành xe, vào bệnh viện, hay bị cảnh sát phạt… tất cả những chuyện này tôi chỉ việc đóng lệ phí hay đi đóng phạt, không phải tốn bất kỳ một xu tiền bồi dưỡng gì cả, mình đủ tiêu chuẩn đậu là đậu không có sự “lót tay”. Vì nên hiểu rằng, những nhân viên khi họ làm công việc đó là phận sự và trách nhiệm của họ, lương họ đã được chủ thoả thuận, đồng ý thì làm không đồng ý thì không làm, tuyệt đối không được nhận tiền “bồi dưỡng” của khách, đó được xem như là tội nhận hối lộ. Nếu bị bắt gặp thì xem như sự nghiệp cuộc đời tiêu tan, không phải là khi bước chân ra khỏi nơi làm việc là không ai biết tội của mình, vì bạn sẽ bị ghi cái tội ấy vào hồ sơ, xem như đạo đức có một cái vết, và sẽ xin việc rất khó. Chỉ vì dăm ba đô la mà mất tất cả, nên chẳng ai dại gì nhận hối lộ, và vì cuộc sống có cái luật là thế nên cũng chẳng ai điên mà đưa hối lộ, vì cũng sẽ bị buộc tội.

Đó chỉ là một số trong rất nhiều sự việc xảy ra hằng ngày mà tôi học được những bài học về ý thức và trách nhiệm, qua đó càng hiểu thêm về luật pháp. Tôi không muốn đi sâu về các vấn đề ở các “cửa quan” cao cấp có việc nhận “lót tay” hay “quà cáp” ở mức độ tầm cỡ quốc gia hay không, vẫn biết rằng đâu đó trong xã hội Mỹ cũng có sự phân biệt chủng tộc, những mặt tiêu cực của nó, nhưng trong phạm vi bài này tôi chỉ khoanh tròn ở chủ đề là ý thức và trách nhiệm. Tôi cũng như bao nhiêu người dân bình thường sống ở Mỹ, chúng tôi không mất tiền “bồi dưỡng” khi đến các “cửa quan” cũng như các dịch vụ có tầm ảnh hưởng trực tiếp với cuộc sống của chúng tôi, cũng như việc tôi bỏ tiền ra mua một món hàng và người bán hàng đã có trách nhiệm ở mức độ cao đối với tôi.

Tôi hiểu rằng không phải ai sống ở Mỹ cũng có ý thức và trách nhiệm cao, vẫn có những khu phố bẩn thỉu, có người vượt đèn đỏ, say rượu lái xe, và không phải người bán nào cũng xem khách hàng là thượng đế. Nhưng ý tôi muốn nhấn mạnh cái số người có ý thức và trách nhiệm ở Mỹ chiếm đa số và chính cái đa số này nó mới hình thành nên phong cách của xã hội được mệnh danh là văn minh. Nước Mỹ là một đất nước đa chủng tộc, dân nhập cư ngày càng đông nhưng không vì vậy mà làm đảo lộn phá vỡ cái trật tự ở tầm cỡ bình thường của cuộc sống, người Mỹ vẫn giữ được bản sắc của họ.
Trong một bức tranh xã hội luôn có những nét đậm và nhạt, và không phải cái gì tôi cũng hiểu thấu đáo, tôi cũng phải học và nhìn, và tự đúc kết cho mình kinh nghiệm trong cuộc sống. Việc chúng ta biết về ý thức và trách nhiệm với việc mình có thực hiện được cái ý thức trách nhiệm đó hay không cũng là cả một vấn đề phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Và bản thân tôi, ý thức trách nhiệm của tôi chỉ đạt ở cái mức tôi không nhìn ra được việc “phải rửa đồ phế thải” hay tôi có thể bị kiện vì cái “ổ gà”…

Và tôi cũng có những câu hỏi rất ư là con người: Tại sao người Mỹ họ làm được như vậy, cái gì hình thành trong lòng họ ý thức trách nhiệm cao như vậy? Nếu như một người nào đó trả lời với tôi rằng vì cuộc sống xã hội của họ giàu có, họ sống trong sự sung túc nên họ có ý thức. Tôi sẽ không đồng ý với câu trả lời này, vì ai trong chúng ta cũng biết, đa số dân Mỹ ai cũng là “con nợ” thậm chí có người nợ như “chúa chổm” nữa. Họ cũng có áp lực về tiền bạc nhưng đa số họ không dám làm bậy, không phải ai nợ hay nghèo cũng phạm tội cả dù bất cứ sống ở đâu. Tôi hiểu rằng cái “nghèo”, cái “nợ”, và cái sự “không có học” không phải là cái nguyên nhân chính quyết định xô đẩy con người ta mất ý thức và trách nhiệm. Và câu hỏi trên của tôi đến giờ tôi vẫn chưa tìm được câu trả lời, xin nhường lại cho các nhà phân tích xã hội cũng như các bạn độc giả.

Nguồn: VnExpress

Việt kiều về Vietnam lấy vợ là một cách cân bằng giới tính

Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Hiện ông vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Mời nghe cuộc trò chuyện thân tình của ông.

kiều về nước lấy vợ Vietnam

kiều về nước lấy vợ Vietnam

Thái Cẩm Hưng là một trong bảy giáo sư ngành Xã hội học gốc Việt ở Mỹ. Sinh năm 1976 tại Đồng Tháp, sáu tuổi theo gia đình sang Mỹ, năm 16 tuổi, anh nhận được học bổng toàn phần ngành Xã hội học Đại học Berkeley (California) và đến năm 25 tuổi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài Việt kiều về nước kết hôn trong bối cảnh toàn cầu hóa. Một nhà xuất bản uy tín của Mỹ đã đề nghị anh viết lại luận án này thành sách và in với số lượng 300 ngàn bản. Công trình nghiên cứu thứ hai về Việt Nam mang tên Gia đình trong thời toàn cầu hóa cũng đã được anh viết lại thành sách và sẽ ra mắt vào tháng 5 tới.

Thái Cẩm Hưng hiện đang là Trưởng khoa Xã hội học kiêm Giám đốc Viện nghiên cứu Châu Á của Trường đại học Pomona (thành phố Claremont, bang California). Để thực hiện những công trình nghiên cứu trên, anh và nhóm cộng sự 12 người đã làm việc rất tích cực trong suốt hơn 10 năm qua. Bản thân anh đã về Việt Nam gần 80 lần, thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn trực tiếp với các cô dâu đang chờ bảo lãnh ở Việt Nam và chú rể ở Mỹ.

Hiện Thái Cẩm Hưng vẫn đi về đều đặn giữa Việt Nam và Mỹ để thực hiện công trình nghiên cứu thứ ba: Tiền gửi của Việt kiều có thu nhập thấp trong bối cảnh kinh tế toàn cầu mới. Trong dịp về nước lần này, anh đã dành cho Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần một cuộc trò chuyện.

Sang Mỹ khi bắt đầu đi học và năm 16 tuổi đã giành được học bổng tại một trường đại học danh tiếng, chắc anh được gia đình tạo điều kiện tập trung cho việc học hành?

Tôi là con thứ tư trong gia đình có năm anh chị em. Cha tôi và mẹ kế không mấy quan tâm đến việc học hành của các con. Gia đình tôi sống trong khu nhà mà Chính phủ Mỹ dành cho người mới nhập cư, nơi đa số là người da đen. Đây là nơi tôi có những người bạn tốt đầu tiên trong đời: các bạn gái da đen lớn tuổi hơn tôi một chút. Gia đình tôi rất phức tạp. Sự thiếu thốn và thất học dẫn đến cãi vã, bạo lực triền miên.

Do không khí gia đình luôn căng thẳng nhưng riêng tôi lại thích chuyện trò, thích chia sẻ nên có nhiều bạn thân từ rất sớm. Tôi có một người bạn da trắng con nhà khá giả, trí thức trong vùng. Gia đình người bạn này rất cởi mở và yêu mến tôi. Nhờ những lần đến nhà bạn chơi và tham gia vào các dịp lễ, các hoạt động văn hóa của tầng lớp trung lưu trong xã hội Mỹ, tôi nhận ra rằng có một thế giới tươi sáng bên ngoài gia đình. Đó là động lực đầu tiên khuyến khích tôi cố gắng vươn lên. Tôi trở thành đứa trẻ duy nhất trong nhà thích học và đọc sách.

Năm tôi 12 tuổi thì gia đình càng khó khăn hơn. Cha tôi bắt tôi phải làm việc cho ông chú họ ở chợ trời. Mỗi thứ Bảy, Chủ nhật, tôi đều phải làm việc từ 6 giờ sáng đến tận khuya. Công việc bốc dỡ hàng hóa nặng nhọc, nhàm chán, không còn thời gian vui chơi nên tôi rất ấm ức. Từ lúc đó, tôi hiểu rằng con dường duy nhất để thoát ra khỏi cuộc sống vất vả là phải cố học thật giỏi. Vậy là tôi cố gắng học hết sức mình với khao khát thoát khỏi gia đình càng sớm càng tốt.

Ngạn ngữ có câu “Gỗ tốt không mọc trên đất phì nhiêu”, xem ra điều này có vẻ đúng với trường hợp của anh?

Năm 15 tuổi, tôi rời khỏi gia đình khi tự sống được bằng ba công việc làm thêm một lúc, đó là trực điện thoại ở một tiệm bán thuốc, phụ việc tại một văn phòng quy hoạch và bán vàng tại một tiệm vàng dành cho người da đen. Công việc càng vất vả thì tôi càng cố học để sớm chấm dứt sự vất vả đó. Do hoàn cảnh thúc ép, tôi rất biết cách quản lý thời gian và có khả năng tập trung cao độ. Kết quả học tập của tôi tại trường luôn tốt và nhờ đó mà tôi luôn lạc quan về tương lai của mình. Năm 16 tuổi tôi đoạt giải nhì môn Toán, giải nhất môn hùng biện toàn bang Mississipi và giành được học bổng toàn phần tại Đại học Berkeley. Khi đó, tôi khá đắn đo, không biết nên theo ngành toán hay ngành học về xã hội. Sau khi cân nhắc, tôi nhận ra đam mê lớn nhất của mình là nghiên cứu về số phận con người, về xã hội nên quyết định chọn xã hội học.

Tôi không ngại kể về tuổi thơ và hoàn cảnh xuất thân của mình. Tôi không cảm thấy mắc cỡ, tự hào hay cay đắng, mà coi đó là một trong những điều kiện tạo nên tính cách con người tôi như ngày hôm nay. Tôi nghĩ gia đình là nền tảng quan trọng, nhưng nếu không có được nền tảng đó, người ta vẫn có thể tìm được sự bù đắp ở bên ngoài. Trong tất cả các giai đoạn của đời mình, tôi luôn được những người bạn tốt khuyến khích và động viên. Qua họ, tôi tin rằng cuộc sống công bằng, những nỗ lực tự thân sớm muộn rồi sẽ mang lại kết quả. Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục ở Mỹ cũng rất tốt, nhiều người thầy hướng dẫn tận tâm và giỏi nghề đã giúp tôi phát huy được hết năng lực của mình.

Được biết năm 19 tuổi anh đã xách balô một mình đi du lịch vòng quanh thế giới. Dường như chuỗi ngày vất vả của anh đã sớm kết thúc và khát khao về một cuộc sống tươi sáng cũng sớm thành hiện thực?

Học bổng của Trường Berkeley đủ để tôi chuyên tâm học mà không cần phải làm thêm. Năm 1996, tôi tốt nghiệp đại học và quyết định đi du lịch qua 52 nước ở năm châu lục và cả Bắc cực bằng tám ngàn USD dành dụm từ học bổng. Chuyến đi kéo dài gần tám tháng với sự tiết kiệm tối đa. Tại một số nước châu Phi như Mozambique, một ngày tôi chỉ tiêu có hai USD cho việc ăn ở. Sau chuyến đi này tôi rút ra được hai điều. Thứ nhất là có rất nhiều người vẫn sống hạnh phúc với mức vật chất tối thiểu, bằng chứng là tại châu Phi, tôi đã gặp những người chỉ được ăn một bữa mỗi ngày nhưng vẫn vui vẻ, hồn nhiên. Thứ hai, Mỹ không phải là trung tâm của thế giới vì còn có nhiều nơi khác tiến bộ hơn, có những hoạt động đậm đà màu sắc hơn.

Việt Nam là điểm cuối cùng tôi đến trong chuyến đi đó. Trong mười ngày về nước, tôi đã đi từ Sapa đến Cà Mau bằng xe buýt và rất ấn tượng trước vẻ đẹp thiên nhiên dọc đường. Cũng trong dịp về nước lần ấy, tôi được gặp lại người mẹ đã mất liên lạc từ năm bốn tuổi. Chuyến đi này còn quyết định con đường nghiên cứu của tôi về sau sẽ gắn liền với Việt Nam. Trước đó, tôi đã lấy được học bổng cao học và tiến sĩ của Đại học Berkeley và đề tài nghiên cứu về phụ nữ châu Phi cũng đã được duyệt. Khi đổi hướng nghiên cứu, tôi phải mất nhiều thời gian thuyết phục các giáo sư trong khoa vì tôi được nhắm đào tạo thành chuyên gia Xã hội học về châu Phi. Thế nhưng, sau khi nghe tôi trình bày cặn kẽ về ý tưởng đề tài ở Việt Nam, mọi người đều vui vẻ tán thành.

Chỉ sau mười ngày về nước mà anh đã quyết định thay đổi cả đề tài luận án tiến sĩ. Vậy anh chọn đề tài nghiên cứu về Việt Nam hoàn toàn là do động cơ làm khoa học hay có cả động cơ cá nhân?

Trong những ngày ở TP. Hồ Chí Minh, có lần, khi ngồi trong quán cà phê, tôi gặp một nhóm người trẻ tuổi đến làm quen. Họ hỏi tôi về Việt Nam để cưới vợ hay để tìm kiếm “one night relationship” (tình một đêm). Tôi rất ngạc nhiên vì trước đó chưa hề có ý niệm gì về xu hướng Việt kiều về nước lấy vợ hay hẹn hò. Máu nghề nghiệp trỗi dậy, tôi hỏi họ nhiều điều xung quanh chủ đề này và nhận ra đây là một hiện tượng xã hội đáng để nghiên cứu. Ngoài ra, tôi cũng có một chút động cơ cá nhân là muốn được về nước thường xuyên hơn để thăm mẹ và tìm hiểu thêm về Việt Nam. Thật sự tôi rất thích cuộc sống ở đây.

Khi đó dường như anh mới hơn 20 tuổi, tiếng Việt chưa thật trôi chảy, các mối quan hệ ở Việt Nam cũng chưa nhiều, vậy công việc nghiên cứu của anh diễn ra như thế nào?

Đề tài Việt kiều thu nhập thấp về nước lấy vợ nhanh chóng tìm được quỹ tài trợ. Tôi có một nhóm cộng sự 12 người, năm người ở Mỹ, bảy người ở Việt Nam giúp tôi thu thập thông tin, phân tích dữ liệu. Địa bàn nghiên cứu của tôi là ở Đồng bằng sông Cửu Long, đối tượng nghiên cứu là các cô dâu đang ở Việt Nam chờ bảo lãnh và chú rể đang ở Mỹ. Với sự giúp đỡ của Cục Di dân Mỹ, tôi có danh sách của hơn một trăm cặp vợ chồng đang làm thủ tục nhập cư. Việc phỏng vấn những người phụ nữ đó diễn ra khá dễ dàng. Tôi không phải gọi điện hay gửi thư trước, mà đến thẳng nhà họ, tự giới thiệu và đề nghị phỏng vấn. Hầu hết các cô dâu đều niềm nở tiếp chuyện. Ngược lại, họ cũng hỏi tôi rất nhiều về cuộc sống ở Mỹ, đời sống vợ chồng kiểu phương Tây… và nhiệt tình cung cấp cho tôi số điện thoại, địa chỉ của chồng họ ở Mỹ để tôi thực hiện phỏng vấn khi trở về Mỹ. Càng làm công việc này tôi lại càng thấy mê. Với tôi, mỗi cuộc đời đều có những câu chuyện đáng lắng nghe, dù đó là những cuộc đời rất bình thường hay nhân vật chính thuộc tầng lớp ít được chú ý trong xã hội.

Trái với câu “vạn sự khởi đầu nan”, việc nghiên cứu của anh lại có khởi đầu khá suôn sẻ?

Phần khó khăn nhất trong quá trình thu thập dữ liệu là khâu phỏng vấn các chú rể Việt kiều. Dù rằng tất cả những người này đã được vợ ở Việt Nam gọi điện giới thiệu trước về tôi nhưng cuối cùng, tôi chỉ phỏng vấn được 40% số chú rể trong danh sách mà thôi. Lý do là hầu hết những nam Việt kiều thu nhập thấp ít nhiều đều mặc cảm về vị trí xã hội của họ trên đất Mỹ nên rất ngại nói về bản thân. Với những người đồng ý trả lời phỏng vấn thì đa số đều rất đề phòng và tỏ ra không muốn chia sẻ với tôi – người làm công việc nghiên cứu mà họ cho rằng có cuộc sống quá khác biệt so với họ. Tôi thường phải kể về xuất thân của mình để tạo được sự đồng cảm, nhưng cũng có trường hợp không thành công. Một người sau khi nghe tôi tự giới thiệu về nghề nghiệp liền hỏi năm rồi tôi về Việt Nam bao nhiêu lần.

Tôi biết những Việt kiều này thường phải rất chắt bóp để mỗi năm có thể về nước được một lần nên đắn đo không biết nên trả lời thật là tôi đã về Việt Nam ba lần hay nói dối là ít hơn. Cuối cùng đứng ở góc độ một nhà khoa học, tôi quyết định mình phải trung thực để anh ta biết tôi nghiêm túc với công việc khảo sát như thế nào. Nghe xong, anh ta liền nổi nóng và lớn tiếng rằng tôi và anh ta chẳng có gì chung, chẳng có gì để nói, rồi mời tôi rời khỏi nhà ngay, không để cho tôi giải thích tiếng nào!

Dường như các cô dâu đều ít nhiều háo hức về chân trời mới trong khi đa số chú rể mà anh phỏng vấn lại không mấy tự tin về vị trí xã hội của họ ở Mỹ. Theo những gì anh quan sát được thì các cuộc hôn nhân xuyên lục địa này có mang lại hạnh phúc cho hai bên không?

Đầu tiên, xu hướng kết hôn này khắc phục được tình trạng mất cân bằng giới tính trong cả hai nhóm xã hội. Tại Việt Nam, chiến tranh và vượt biên đã làm mất đi một số lượng nam thanh niên đáng kể nên trong thập niên 1990, cứ 100 phụ nữ ở độ tuổi kết hôn thì chỉ có 92 nam giới. Trong khi đó tại cộng đồng người Việt ở Mỹ, nam giới lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nữ giới, vì vậy mà những người có thu nhập thấp có ít cơ hội tìm được bạn đời. Còn việc những cuộc hôn nhân này hạnh phúc đến mức nào là tùy thuộc vào kỳ vọng của cả hai người phối ngẫu. Một hiện tượng khá phổ biến là các cô dâu có học thức thường kỳ vọng rằng đàn ông Việt kiều sau một thời gian dài sống ở Mỹ sẽ có cách nhìn nhận về gia đình và địa vị của người phụ nữ thoáng hơn đàn ông Việt Nam.

Trong khi đó, những Việt kiều lao động với thu nhập thấp thường có phạm vi giao tiếp và học hỏi khá hẹp. Suy nghĩ của họ thường không khác lớp cha anh cách đây vài thập niên. Khi tìm vợ trong nước, họ thường nhắm đến các đối tượng có nền tảng gia đình tốt, có học thức và vẫn mong đợi một phụ nữ truyền thống mà không biết rằng cách suy nghĩ của tầng lớp phụ nữ có học hiện nay ở Việt Nam đã khác trước rất nhiều. Tất nhiên, đa số khi gặp nhau đều có tình cảm với nhau thì mới dẫn đến hôn nhân. Tuy nhiên, những đôi vợ chồng này sẽ gặp nhiều thử thách vì có những khác biệt trong kỳ vọng của từng người. Cho đến nay, tôi vẫn giữ liên lạc với 30% số cặp mà tôi đã phỏng vấn, trong số đó cũng có một số đã thích ứng được với nhau và sống hạnh phúc, một số cặp đã hoặc đang chuẩn bị ly hôn.

Đứng ở góc độ cá nhân, tôi rất thông cảm với những người đàn ông xa quê. Hầu hết những Việt kiều thu nhập thấp đều có cuộc sống cô đơn, buồn tẻ nên sau khi cưới vợ, họ dành rất nhiều tình cảm cho người phụ nữ của mình. Thế nhưng không phải tình yêu nào cũng được đền đáp. Một Việt kiều kể lại với tôi rằng trong thời gian làm thủ tục đưa vợ sang Mỹ, ngày ngày anh đều trang trí, chăm chút cho căn hộ nhỏ của mình và luôn mong đợi giây phút đoàn tụ. Ngày anh ra sân bay đón vợ, trái với sự vui mừng của anh, cô vợ tỏ vẻ khá hờ hững rồi trong lúc anh đi vệ sinh, một người đàn ông khác đã đến đưa cô đi mất!

Được biết luận văn tiến sĩ của anh đã được chính anh viết lại thành sách với tựa đề For Better or for Worse và in với số lượng 300 ngàn cuốn vào năm 2007. Anh có thể cho biết ai là độc giả của cuốn sách ấy?

Ngay từ khi bắt đầu làm luận văn, tôi đã cố gắng viết như viết một cuốn sách, sao cho vừa đảm bảo tính khoa học, vừa thực tế, sống động. Rutgers là một nhà xuất bản uy tín và có cách làm marketing rất hiệu quả. Tôi đã được nhà xuất bản này tổ chức chuyến diễn thuyết tới 26 nước tại hơn 100 thành phố để giới thiệu về cuốn sách. Hiện nay For Better or for Worse là một trong những tác phẩm phổ biến dành cho những ai muốn tìm hiểu về xã hội Việt Nam đương đại. Global Families: A Critical Assessment of the Field là cuốn sách thứ hai của tôi về đề tài các gia đình trẻ ở TP. Hồ Chí Minh, sẽ được xuất bản vào tháng 5 tới với số lượng 250 ngàn cuốn in dần trong ba năm.

Anh có nghĩ là mình có thể làm giàu nhờ viết sách không?

Ở Mỹ, một giáo sư đại học dành 75% thời gian cho việc nghiên cứu và viết sách. Tuy nhiên, một giáo sư uyên bác lắm thì cả đời cũng chỉ viết được năm cuốn sách là cùng. Mỗi đầu sách về nghiên cứu khoa học muốn được xuất bản trước hết phải được duyệt bởi một hội đồng chuyên môn với các điều kiện rất khắt khe. Thế nên một cuốn sách nghiên cứu phải mất cần ít nhất năm năm để thực hiện đủ các khâu thu thập, phỏng vấn, tổng hợp, phân tích dữ liệu…

Trong nghiên cứu anh chú trọng đến khâu thu thập thông tin là thế, vậy trong vai trò một người thầy, anh chú trọng nhất đến điều gì khi hướng dẫn cho sinh viên của mình?

Tôi chọn nghề giảng dạy một phần cũng vì muốn trả ơn cuộc sống đã cho tôi gặp nhiều người thầy giỏi và hết lòng với sinh viên. Trong vai trò người thầy, tôi cố gắng hướng dẫn sinh viên cách dùng lăng kính và kỹ năng của người làm Xã hội học để quan sát sự khác biệt, sự bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội trên thế giới. Vì nhiều sinh viên vẫn nghĩ rằng ngành Xã hội học thường dựa trên cảm tính nên tôi luôn làm việc hết mình để chứng minh cho sinh viên thấy được tầm quan trọng của dữ liệu thu thập được dựa trên quan sát và kinh nghiệm thực tế.

Trước khi chuyển về Pomona, tôi đã có bốn năm dạy tại UC Santa Barbara, một trường đại học chuyên về nghiên cứu rất có uy tín. Khi tôi ra đi, các đồng nghiệp và bạn bè đều cho rằng đó không phải là quyết định đúng. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của riêng tôi, hầu hết sinh viên tại Pomona đều là con của những gia đình khá giả, thuộc tầng lớp trên trong xã hội Mỹ.

Tôi cho rằng đây mới là những đối tượng cần nghiên cứu nghiêm túc nhất về sự khác biệt và bất bình đẳng giữa các nhóm xã hội. Cách đa số các sinh viên này tìm hiểu thế giới sẽ rất khác với cách sinh viên Trường UC Santa Barbara, cụ thể là sẽ vất vả hơn, gặp nhiều thử thách hơn vì họ chưa được trải nghiệm nhiều từ thực tế cuộc sống như những sinh viên xuất thân từ tầng lớp có thu nhập thấp hơn.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị này.

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Cuộc Sống Việt Kiều Tại Thành Phố Điện Tử San Jose

Cuộc sống người Việt tại San Jose

Ở miền bắc California, Mỹ, dọc theo vùng vịnh San Francisco, đâu đâu cũng có người Việt sinh sống. Nhưng người Việt tập trung đông nhất ở thành phố San Jose – phía nam vùng vịnh San Francisco.

Việt Kiều Mỹ

Việt Kiều Mỹ

Cuộc sống của người Việt ở San Jose khá nhộn nhịp. Và cộng đồng người Việt ở San Jose cũng được thành lập từ rất sớm với những hoạt động sinh hoạt cộng đồng diễn ra thường xuyên để làm mối giao kết giữa những người Viet Kieu xa xứ tại miền Bắc California.

Người Mỹ gọi San Jose là Thung Lũng Điện Tử vì nơi đây tập trung rất nhiều hãng điện tử nổi tiếng. Hầu như tất cả những sản phẩm điện tử mới nhất trên thế giới hiện nay đều ra đời từ đây. Còn người Việt thì gọi San Jose là Thung Lũng Hoa Vàng vì đây vừa là nơi có rất nhiều hoa dại màu vàng vào mùa xuân và cũng nhằm ngụ ý đất lành chim đậu. Sau 35 năm rời quê hương và sinh sống ở San Jose, đã không có ít người Việt thành danh nơi đây. Có những người là luật sư, bác sĩ, kỹ sư điện toán, cảnh sát trưởng, và cả nghị viên của chính quyền thành phố.

Hầu như người Việt hơn 18 tuổi khi đến Mỹ ai cũng bắt đầu cuộc đời bằng việc đăng ký đi học tiếng Anh, học lái xe và tìm cho mình một công việc lao động chân tay tạm thời trước khi bắt đầu một công việc lao động trí óc. Bên cạnh đó cũng có một số phụ nữ Việt Nam chịu an phận ở nhà làm nội trợ mặc dù ở Việt Nam họ từng có những công việc mà ai cũng thèm muốn.

San Jose có rất nhiều trung tâm dạy ngoại ngữ và nghề miễn phí gọi là Adult Education hay Vocational School, cũng có một số nơi thu học phí ở mức tượng trưng. Tại những trung tâm này anh chị em gặp nhau và những người đi trước sẽ chỉ cho những người mới đến cách xin phúc lợi xã hội (Welfare), Housing, Food Stamp hoặc bảo hiểm miễn phí. Người Mỹ tạo ra những chương trình này nhằm giúp đỡ mọi người dân có điều kiện hòa nhập xã hội. Trong ánh mắt của người Mỹ, những người thanh niên trai tráng, những người có sức khỏe mà vẫn nộp đơn xin trợ cấp từ chính phủ là những kẻ cắp, những kẻ vô dụng hơn cả những người làm trò vui bên vỉa hè để xin tiền. Ngược lại, không ít người Việt coi việc lãnh tiền của chính phủ là niềm tự hào. Một số người sau khi có công việc ổn định, sếp muốn tăng lương, tăng chức nhưng vẫn từ chối vì sợ chính phủ cắt trợ cấp. Đó chính là những kẻ hôi của giấu mặt. Có cả những trường hợp, cha mẹ sợ con cái mình đi học không được nhận tiền trợ cấp của chính phủ (Financial Aid) nên cũng chẳng dám thăng quan tiến chức để khỏi phải khai thuế nhiều, khai thu nhập cao, miễn sao con mình đi học được hưởng tiền trợ cấp. Đó là lối suy nghĩ khá “kỳ quặc” của đa số người Việt ở Mỹ dưới con mắt của những người công dân Mỹ mang chủng tộc khác.

Bằng lái xe là một thứ rất cần thiết cho mỗi người dân sống ở Mỹ vì nếu không biết lái xe sẽ rất bất tiện cho bạn trong việc đi lại và di chuyển. Học lái xe ở California rất sướng, có nhiều ngôn ngữ để cho dân nhập cư lựa chọn. Mức học phí cũng rất cạnh tranh. Nhưng không riêng gì ở California mà ngay cả các bang khác ở Mỹ, luật lái xe rất nghiêm ngặt, nếu bạn vi phạm, bị phạt tiền khá nặng tùy theo mức độ.

Trong năm đầu tiên, dân nhập cư nếu muốn đi học lên hay học lại cao đẳng/đại học thì rào cản lớn nhất là học phí. Học phí năm đầu tương đương giá dành cho du học sinh. Thôi đành kiếm một công việc lao động chân tay hay là làm bồi bàn vậy vì đó là công việc dễ kiếm nhất ở nơi đây trừ nghề làm nail.

Nghề làm nail là nghề phổ biến và được xem là nghề dễ kiếm sống nhất của người Việt ở Mỹ. Nhưng những năm gần đây, nghề nail có xu hướng “thất thời” cho nên đã không ít người Việt ở California mà cả các bang khác ở Mỹ dần dần bỏ nghề để tìm cho mình một hướng đi khác như mở nhà hàng Việt Nam. Bồi bàn cho nhà hàng Mỹ thì không được vì trình độ tiếng Anh chưa có. Bồi bàn cho nhà hàng Việt thì không biết bao nhiêu nước mắt đã phải chảy ngược trong lòng.

Chủ nhà hàng Việt mỗi tháng kiếm được từ vài ngàn đến vài chục ngàn, một phần không nhỏ là nhờ bóc lột đồng hương. Người Mỹ có thói quen cho bồi bàn tiền boa (tip). Không ít chủ nhà hàng không cho nhân viên của mình giữ phần tiền boa này và nếu nhân viên nào bị bắt gặp là giữ lấy những cái gì thuộc về mình đều bị cho là những kẻ cắp và sẽ bị đuổi việc ngay. Những người chủ vô lương tâm này đúng là vừa ăn cắp vừa la làng. Chưa từng có người Việt nào dám đứng ra kiện chủ của mình về vấn đề tiền boa như người Hoa từng kiện Starbucks, cuối cùng Starbucks phải thua kiện hơn 100 triệu đô.

Nhân viên không kiện vì một phần họ nhận tiền mặt, một phần là du học sinh chưa được phép đi làm và một phần họ sợ mất việc cũng như ngại đối mặt với tòa án. Tuy là công việc tạm thời nhưng cũng kiếm được đồng ra đồng vô, có người trò chuyện thay vì tù túng trong bốn bức tường ở nhà. Những người chủ này cuối tuần đi cúng chùa coi nhưng là một cách rửa tiền hợp pháp và giúp lương tâm bớt bị cắn rứt.

Người Việt ở San Jose thuộc nhiều thành phần, nhiều tầng lớp của xã hội Mỹ. Nhưng đa phần họ là kỹ sư trong các hãng điện tử ở vùng thung lũng Silicon này. Không biết vì người Việt cảm thấy không dễ dàng trút những cơn giận lên những dân tộc khác hay vì lý do nào khác nên họ tìm mọi cách trút cơn giận lên những người đồng hương của mình. Một anh bạn sales người Mỹ của tôi đã từng kể cho tôi nghe anh ta chứng kiến người quản lý Việt Nam nhổ lên mặt nhân viên của mình tại một công ty điện tử lớn tại San Jose. Anh ta nói anh ta sẽ không để yên nếu người quản lý đó làm việc tại công ty của anh ta và đối xử với anh ta như vậy. Anh ta cứ hỏi tôi không biết người nhân viên Việt đó có đủ dũng cảm để kiện người quản lý thiếu tình người đó hay không.

Ở Mỹ, mua bảo hiểm là một việc bắt buộc mà mỗi công dân phải làm. Có rất nhiều loại bảo hiểm trong đời sống hàng ngày mà mình phải mua như bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cộ, bảo hiểm nhà cửa… Những gia đình không thuộc diện thu nhập thấp sẽ cảm thấy đau đầu về vấn đề bảo hiểm y tế. Mỗi gia đình hằng tháng có thể tốn từ 450 USD đến 1500 USD để mua bảo hiểm y tế. Giá cả tùy thuộc vào chương trình bảo hiểm mà mình chọn và độ tuổi của người mua bảo hiểm. Thực ra, người chủ gia đình mua bảo hiểm cũng không có thời gian đi khám bệnh vì bận phải kiếm tiền trả tiền hóa đơn hằng tháng trong đó có tiền bảo hiểm. Một số công ty mua bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên mình, nhưng không phải ai cũng may mắn vì điều đó. Nếu bạn mua bảo hiểm chung với công ty, giá có thể rẻ hơn, công ty sẽ trừ tiền bảo hiểm vào paycheck của bạn.

Ở những bang khác, mùa đông cỏ trở nên héo úa, đâu đâu cũng phủ đầy tuyết trắng xóa, đặc biệt là ở miền đông bắc nước Mỹ. Ngược lại ở California – tiểu bang đông dân nhất nước Mỹ, mùa đông cỏ mọc xanh rì trên những ngọn đồi. Rồi xuân đến với hoa vàng (mustard) mọc khắp hai bên đường cao tốc (freeway). Hoa đào sau một mùa nắng nóng, được tiếp thêm nước từ những cơn mưa mùa thu hiếm hoi bắt đầu trổ bông. Bông đào yểu điệu, yếu đuối, chỉ cần một cơn gió nhẹ rụng nhiều vô kể. Hoa nhiều vô kể, đẹp mê hồn nhưng nếu cắt đem vô nhà trưng thì bị héo thật nhanh. Mùa thu, California có những cơn mưa rào thoáng qua. Mưa chỉ đủ đánh thức cỏ trên đồi trổ mầm xanh. Miền bắc California uống nước từ tuyết tan chảy. Miền nam vùng Los Angeles vì dân số đông và tập trung hơn miền bắc một phần dùng nguồn nước từ miền bắc và phụ cận, một phần dùng nguồn nước lọc tái sử dụng (from toilet to tap). Hệ thống lọc quả thật rất hiện đại. Một ly nước đen xì biến thành ly nước trong veo. Tôi cũng hơi sợ sau khi biết về cách lọc nước này, nhưng chưa có ai chết vì uống nước này mà phải không?

Sẽ không chứng kiến được lối sống của người Mỹ nếu bạn không đi đến những khu vui chơi, giải trí như rạp chiếu phim, công viên… vào dịp holiday hoặc cuối tuần như đến sân vận động để xem thể thao, xem mọi người hò hét. Năm nay, đội Giants của môn bóng chày được vào World Series, đi đâu cũng thấy mọi người nói về Giants, hầu như tất cả mọi đài truyền hình tại vùng Bay Area đều đưa tin về đội nhà trên tất cả các bản tin này kể từ chiến thắng này.

Nước Mỹ có rất nhiều trò vui, tùy theo từng mùa. Dọc theo vùng vịnh San Francisco và những thành phố phụ cận, người Việt luôn tìm thấy cho mình những nơi vui chơi, khu giải trí khá thú vị. Mùa xuân ngồi nhà ngắm hoa đào nở hay tham dự lễ hội Hoa anh đào của người Nhật Bản. Mùa hè đi biển Santa Cruz xem hòa nhạc (thứ 6), hay đi trung tâm thành phố (downtown) xem biểu diễn các chương trình hài kịch. Ở biển San Francisco, mùa hè hàng năm cũng có các cuộc đua thuyền buồm thu hút sự chú ý của nhiều người dân vùng vịnh nơi đây và cả du khách phương xa. Mùa thu được xem là mùa đẹp nhất trong năm ở xứ ôn đới này với khí hậu mát mẻ và tiết trời trong xanh. Người dân nơi đây thường tìm đến những công viên để chụp những bức ảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên, của đất trời. Và người dân nơi đây còn có cơ hội xem biểu diễn máy bay nhào lộn (air show).

Người Việt mình cuối tuần thường ở nhà để nghỉ ngơi chuẩn bị cho tuần làm việc kế tiếp, phần vì muốn lấy lại sức sau một tuần làm việc mệt mỏi. Chủ yếu dùng thời gian cuối tuần dọn dẹp nhà cửa hoặc đi chợ mua thức ăn chuẩn bị để đi làm. Ngoài ra cuộc sống nơi đây vào cuối tuần có rất nhiều hoạt động với gia đình, bạn bè như cắm trại, đi biển, thả diều đi tham quan những nơi nổi tiếng của thành phố San Francisco, Vườn quốc gia Yosemite (Yosemite National Park) – một trong những danh lam thắng cảnh hùng vĩ và nổi tiếng của nước Mỹ nằm ở biên giới tiểu bang California và Nevada , Muir Woods. Những ai có nhiều thời gian hơn có thể đi du lịch miền Nam Cali hoặc đi thăm những bang lân cận khác. Vé máy bay nhiều khi sales với giá rẻ bất ngờ.

Mỗi gia đình là một ốc đảo, trẻ con thường không được chạy nhảy ngoài đường, một phần cha mẹ sợ bị bắt cóc, một phần sợ bị xe đụng nên phần lớn hoạt động của trẻ em xoay quanh tivi. Cuối tuần thường thì nếu cha mẹ có thời gian sẽ dẫn con mình đi công viên gần nhà. Mỗi cụm dân cư thường có một công viên nhỏ với cầu trượt để trẻ có thể chơi đùa thoải mái. Trẻ em Mỹ thật đáng yêu, chúng thường đặt câu hỏi với cha mẹ, nếu cha mẹ cố tình trả lời sai thì hôm sau chúng sẽ nói với cô giáo những điều sai đó. Lúc đó cô giáo sẽ hỏi ai dạy chúng. Còn nếu không trả lời thì chúng sẽ tìm cách dạy chúng ta câu trả lời. Con nít thông minh một cách đáng sợ.

Chương trình dự báo thời tiết luôn cập nhật liên tục trong ngày với độ chính xác rất cao vì họ dùng vệ tinh để theo dõi thời tiết. Ai nói người Mỹ không mê tín? Vùng miền đông, một số nơi vẫn còn tin vào sự xuất hiện của con chuột chũi
(ground-hog) dự báo thời tiết của mùa đông (ground-hog day). Và không ít người Mỹ cũng tin vào phong thủy trong kiến trúc, họ tìm đến China Town để mua những “linh vật” để trưng bày trong nhà để được gặp may mắn trong cuộc sống. Có lẽ phong tục của những người Đông Á nhập cư ở Mỹ đã dần dần được phổ biến đến các chủng tộc của các quốc gia khác ở Mỹ.

Vào dịp Halloween, Half Moon Bay hằng năm có lễ hội Bí Đỏ (pumpkin festival) nhưng nạn kẹt vẫn không là điều trở ngại mọi người tham gia lễ hội. Tại đây sẽ trưng bày những quả bí bự không tin nổi đó là sự thật và mọi người thi thố coi quả nào bự nhất và có hình dạng lạ nhất.

Trung tâm thành phố San Jose vào những ngày tháng 12 thường có chương trình Christmas in the park. Thành phố sẽ trưng bày những mô hình tiêu biểu cho không khí giáng sinh của châu Âu vào thế kỷ trước và có máy tạo tuyết giả đang rơi cho trẻ em nô đùa. Mọi người đừng quên lái xe vòng quanh Willow Glen để xem đèn giáng sinh trong những ngày này.

Khoảng vào cuối tháng 7 hằng năm, Gilroy thường tổ chức lễ hội tỏi (Gilroy Garlic Festival). Tỏi vùng Gilroy vừa nhiều và vừa thơm. Mỗi khi mùa tỏi đến, hương tỏi theo gió bay, sáng thức dậy người dân San Jose có thể ngửi được.

California có rất nhiều loại bánh mỳ, bánh Sourdough làm tại thành phố San Francisco là một phần văn hóa của vùng vịnh này. Sau khi rời khỏi California, nếu ai đó vẫn còn thèm bánh mỳ Sourdough thì không nên mua ở những nhà hàng ở bang khác vì người ta sẽ tưởng bạn là người ngoài hành tinh hay cố tình chọc quê họ.

Nhà thờ và chùa của người Vietkieu ở San Jose khá nhiều. Không cần phải đợi đến dịp lễ Tết hay rằm tháng tư, rằm tháng Bảy mà người Việt thường đi chùa, đi nhà thờ vào cuối tuần. Với người Việt sống xa xứ, đi chùa/nhà thờ để nghe giảng kinh, để tìm một nơi tịnh tâm cho chính mình trên đất khách quê người sau những giờ làm việc mệt mỏi, để được tìm gặp những người đồng hương cùng tôn giáo, để được gia nhập sinh hoạt những hội đoàn có cùng chí hướng tâm niệm với mình. Và với một số gia đình người Việt những tổ chức tôn giáo này là nơi để con cái họ không chỉ được dạy tiếng Việt mà còn là nơi con cái họ được dạy đạo lý làm người, một phẩm chất đạo đức không thể thiếu của người Việt Nam.

Jolene & Vương Vi

Phụ Nữ Việt Nam Lấy Chồng Việt Kiều Mỷ Là Vì Sao

Những lý do lấy chồng “Việt kiều Mỷ”

Nếu như nhiều người đàn ông gốc Việt sinh sống tại Mỹ có nhu cầu trở về Việt Nam lấy vợ vì nhiều lý do, thì cũng có nhiều cô gái chấp nhận lấy chồng Việt kiều với những ước mơ khác nhau.

Việt Kiều Mỷ

Việt Kiều Mỷ

Trong các lý do này, có cái vì tình yêu, vì mong muốn một sự đổi đời; cũng có người vì muốn được cơ hội kiếm được nhiều tiền nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật chất mà nếu sống và làm một công chức bình thường ở Việt Nam thì không thể thực hiện được.

Thực tế, con đường đến được đất nước này không dễ dàng với hầu hết mọi người nên dù muốn dù không, nhiều người vẫn có trong đầu suy nghĩ rằng các cô gái được đàn ông Việt sống ở Mỹ về cưới mang sang Mỹ đều là “may mắn”, “sung sướng” hay “trúng số”. Tuy nhiên, tâm sự của chính những cô gái lấy chồng Mỹ gốc Việt với nhiều thân phận và hoàn cảnh khác nhau, đã chứng minh nhiều điều không như người ta vẫn nghĩ.

Câu chuyện của Lan Chi Phạm, Jenny Võ, và Cẩm Phạm, những người phụ nữ trong độ tuổi ngoài 20, ngoài 30, lấy chồng Mỹ gốc Việt ít nhất 4 năm, có thể xem là một vài câu chuyện tiêu biểu cho một vấn đề xã hội: Lấy chồng nước ngoài – Ước mơ và thực tại.

Theo số liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2.981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3.000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20.518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình.

Không có số liệu cụ thể xem có bao nhiêu đàn ông và bao nhiêu phụ nữ từ Mỹ bảo lãnh cho hôn phu, hôn thê mình sang đoàn tụ, nhưng từ thực tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy số đàn ông về Việt Nam cưới vợ vẫn chiếm phần đông hơn số phụ nữ về Việt Nam lấy chồng.

Lấy chồng ngoại vì muốn một nền giáo dục tốt

Phạm Lan Chi, 26 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Westminster (California.BT), làm việc tại một công ty chuyên về thiết bị y tế, là người có ý nghĩ muốn sang Mỹ vì lý do này.

Bằng giọng nói của người Nam pha chút âm hưởng Huế, Lan Chi kể: “Tôi quen với anh qua sự giới thiệu của một người anh họ ở Mỹ. Khi đó tôi đang học đại học năm thứ 4 khoa toán của trường Ðại học Sư phạm Sài Gòn, và theo học năm thứ 3 khoa ngoại ngữ của một trường đại học tại chức. Từ nhỏ tôi đã là một đứa học giỏi, ngay cả khi vào đại học tôi cũng chỉ chú tâm vào chuyện học, không hò hẹn yêu đương gì hết”.

Theo lời Lan Chi, chính vì biết cô ham học, có ước mơ sẽ học lên cao nên gia đình có ý tìm cách cho cô “kết hôn giả” với một người Mỹ gốc Việt, để cô có cơ hội sang Mỹ thực hiện ước mơ của mình.

“Lúc nghe tin đó tôi vui lắm, bởi tôi ước mơ là không phải chỉ tốt nghiệp đại học mà còn phải học lên cao học và tiến sĩ. Mà có cơ hội lấy được những tấm bằng đó ở Mỹ thì còn gì bằng”, Lan Chi kể tiếp.

Tuy nhiên, khi bắt đầu trò chuyện, tìm hiểu, Lan Chi “bị rơi vào luyến ái với anh ấy”.

“Ngoài những lần nói chuyện qua email, điện thoại, tôi gặp anh ấy được hai lần ở Việt Nam, mỗi lần được chừng 10 ngày đến nửa tháng. Không chỉ trong mắt tôi, mà với cả gia đình dòng họ tôi, anh là một người quá tuyệt vời. Anh không chỉ là người đẹp trai, cao ráo, mà anh lại còn sẵn sàng giúp lau nhà, rửa chén, ẵm cháu trong những ngày về quê thăm tôi. Ai cũng bảo tôi có phước” – Lan Chi hồi tưởng.

“Thế là thay vì làm hôn thú giả để sang Mỹ đi học, thì chúng tôi lấy nhau thật”. Lan Chi sang Mỹ theo diện hôn thê vào tháng tư, 2005.

Lấy chồng ngoại vì muốn được tôn trọng

Thu Võ, đang làm việc tại một hãng điện tử ở Austin, chấp nhận lời giới thiệu và muốn lấy chồng Mỹ gốc Việt vì hình ảnh người em rể Việt kiều của cô mang lại.

Thu Võ, 40 tuổi, làm việc cho một công ty nước ngoài tại Sài Gòn trước khi theo chồng sang định cư tại Texas.

Xuất thân từ vùng quê Trà Vinh, Thu Võ cùng em gái mình được gia đình cho lên Sài Gòn ăn học đến nơi đến chốn. Cả hai chị em đều có bằng cao học kinh tế. Với nền học vấn đó, chuyện trở về quê lấy chồng trở thành một điều gì “không chấp nhận” được đối với cả hai chị em.

“Em tôi lấy chồng là một người Canada gốc Việt, cùng làm việc trong công ty đa quốc gia. Tôi nhìn thấy được ở em rể tôi hình ảnh của một người đàn ông có trách nhiệm, không cố tình tìm cách “control” (kiểm soát.BT) vợ mình, giữa hai vợ chồng họ có sự tương thân tương kính, chồng giúp vợ nhiều công việc trong gia đình từ dọn dẹp nhà cửa, chăm con, đến đi chợ. Khác rất nhiều với hình ảnh những gia đình dưới quê tôi”, Thu tâm sự.

“Thêm vào đó, sau bao năm ở Sài Gòn, quen với nếp sống đó, quen với cách làm việc hiện đại đó, tôi thấy mình khó có thể kết hôn được với một người đàn ông nơi quê nhà. Vả lại, chắc cũng chẳng ông nào chịu cưới một người vợ có học vị bằng cấp cao hơn mình, mà lại quá lứa như tôi nữa”.

Thế là theo sự giới thiệu của người em rể, Thu làm quen và chấp nhận lời cầu hôn của một Việt kiều Mỹ, là bạn của em rể Thu, cũng có những tư chất của một người đàn ông trưởng thành tại đất nước mà cô tưởng tượng.

Lấy chồng ngoại vì muốn đi Mỹ

Ðây là trường hợp Thoa Ðặng, 38 tuổi, đang làm thợ nail (làm móng tay, móng chân.BT) tại Irvine (California.BT).

Nếu như Thoa Ðặng, từ Ðà Lạt, được ba mẹ cho vào Sài Gòn học hành từ năm 18 tuổi với ước mơ con cái thành danh thì cô lại mang trong đầu suy nghĩ: “Ở Việt Nam, không có nhiều cơ hội cho những người học cao, mà cái chính là nhờ vào sự may mắn, nếu như không có quan hệ kiểu “con ông cháu cha”. Mặc dù cố gắng tốt nghiệp khoa Marketing tại một trường đại học, Thoa cho rằng cô học chỉ để ba cô “vui thôi”.

Thêm vào đó, chuyện cố gắng để Thoa vào Sài Gòn ăn học là còn vì “ba mẹ tôi muốn tôi sẽ kiếm được một người chồng thuộc gia đình giàu có”. Tư tưởng “phải là người có tiền bạc thì mới được người ta trọng vọng” được gieo vào đầu Thoa từ chính ba mẹ cô.

Tốt nghiệp đại học, Thoa làm công việc kinh doanh riêng bằng nghề buôn bán mỹ phẩm. Thoa tự hào là mình có thể kiếm được tiền nhiều hơn đám bạn cùng học đại học. “Mỗi tháng tôi kiếm được khoảng 500USD, trong khi bạn bè tôi làm văn phòng tiền lương chỉ khoảng 150USD-200USD”.

Nhưng với tiền lương đó, Thoa cho rằng cô không thể có xe hơi hay nhà đẹp như nhiều người. “Có những người quen nói với tôi rằng ở Mỹ họ đi làm nail, mỗi tháng kiếm được không dưới 2.500USD, nếu chịu đi qua những tiểu bang miền Ðông thì tiền kiếm được còn nhiều hơn”, Thoa kể.

Chính từ suy nghĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho những nhu cầu về vật chất mà Thoa không ngần ngại đồng ý khi có một người Mỹ gốc Việt lớn hơn cô 13 tuổi về hỏi cô làm vợ.

Thoa Ðặng sang Mỹ vào đầu năm 2006, và bắt tay vào việc đi học và làm nail kiếm tiền chỉ nửa năm sau đó, cho đến tận bây giờ.

Lấy chồng ngoại vì duyên số

Ðây là trường hợp của Jenny Võ, 35 tuổi, cư dân Garden Grove, và Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley (đều ở tiểu bang California.BT).

“Duyên số” là câu trả lời ngay lập tức của Jenny khi được hỏi “Lý do vì sao lại chọn lấy chồng Việt kiều?”.

Sang Mỹ giữa năm 2007, Jenny vừa học xong chương trình hai năm của trường Golden West College, hiện đang theo học những lớp chuyên về thuế, trong lúc chờ vào trường Ðại Học Fullerton năm tới.

Jenny nhớ lại: “Tôi biết anh từ năm 19 tuổi, anh hơn tôi sáu tuổi, học cùng trường đại học, nhưng không cùng lớp. Thoạt đầu cũng chỉ là bạn bè quen biết qua bạn bè thôi. Sau gần ba năm biết nhau như vậy, đến một hôm, anh đến nhà tôi vào buổi tối để nói cho biết là sáng hôm sau anh… đi Mỹ”.

Khi đó là năm 1997. Theo lời Jenny, hai người vẫn email thư từ qua lại như những người bạn. “Ðến năm 2003 lần đầu tiên trở về Việt Nam, anh hỏi tôi có chịu làm vợ ảnh không. Hỏi vậy nhưng ảnh cũng nói thêm là phải chờ ảnh học xong đại học, có công việc làm rồi thì mới cưới”, Jenny kể. Cô đồng ý làm vợ, đồng ý chờ, nhưng kèm theo một điều kiện “không làm dâu” sau khi cưới.

Với Cẩm Phạm, suy nghĩ sẽ lấy chồng nước ngoài hay đi nước ngoài không hề có trong suy nghĩ của cô, bởi “không hiểu sao hồi trước tôi không có ấn tượng tốt về những anh Việt kiều vì thấy mấy anh về Việt Nam thì hay tỏ vẻ ăn chơi, khoe khoang, nhìn thấy không có thiện cảm”. Không thiện cảm với “Việt kiều”, nhưng Cẩm cũng “không thích hình ảnh người đàn ông Việt Nam nhậu nhẹt bê tha” đập vào mắt cô hàng ngày.

“Khi các anh chị trong nhà giới thiệu tôi làm quen với anh là một kỹ sư ở Mỹ, tôi cũng chỉ nghĩ là làm bạn thôi, vì hai gia đình chúng tôi khác đạo, đó đã là rào cản đầu tiên”. Cẩm nhớ lại.

Tuy nhiên, “chắc là do duyên số”, như Cẩm nói, sau bốn tháng trò chuyện qua lại trên điện thoại, anh, hơn Cẩm năm tuổi, từ San Jose về Việt Nam gặp cô.

Và chỉ hai tháng sau, anh chàng đang làm công việc kỹ sư điện toán đó cùng người mẹ quay trở về Việt Nam lần thứ hai để làm lễ đính hôn với Cẩm.

“Ðến cuối Tháng Tám, 2008 thì tôi sang Mỹ theo diện hôn thê”. Cẩm tươi cười kể lại chuyện mình.

***

Mang theo những khát vọng, những lý do như thế đến mảnh đất thiên đường. Nhưng thực tế có trọn vẹn như những gì mà Lan Chi, Jenny, Cẩm Phạm, Thoa Ðặng… ôm ấp lúc rời Việt Nam hay không lại là một vấn đề khác.

Chỉ biết trong số họ, có người nay đang là “single mom” (bà mẹ đơn thân.BT), có người vừa mới quyết tâm “xây dựng lại hạnh phúc gia đình” sau bao năm triền miên trong những trận cãi vã vợ chồng, bên cạnh những người cảm thấy mình ngập tràn trong hạnh phúc.

Source: laychongvietkieu.wordpress.com