Tag Archive | lay chong viet kieu uc

VK Về VN Cưới Vợ Có Phải Là Sự Lựa Chọn Khôn Ngoan

Cứ vào dịp Tết Nguyên Đáng, hàng ngàn đàn ông Việt Kiều từ Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Anh Quốc hay các quốc gia tiên tiến khác trỡ về Việt Nam thăm quê hương, thăm người yêu, chơi gái, và đám cưới với phụ nữ mà họ đã quen thông qua giới thiệu của gia đình hay các trang web hẹn hò online. VK về Vietnam lấy vợ là câu chuyện tình dài, có thành công và hạnh phúc nhưng cũng có thất bại và khổ đau. Vậy tôi xin liệt kê vài chi tiết để chúng ta cùng ngẫm nghỉ xem Việt Kiều về VN lấy vợ có phải là sự lựa chọn khôn ngoan nhất.

Có rất nhiều bài học phức tạp mà đàn ông nước ngoài học hoài không thuộc bỡi sự khác nhau của từng bài, có bài lập đi lập lại nhiều lần chỉ thay đổi tí xíu thôi, giống như rượu củ đựng trong cái bình mới. Nói chung, rất khó khăn cho các anh VK nhận ra một cô gái có thương mình thật lòng không hay chỉ muốn cái VISA nước ngoài hay các quốc tịch Mỹ. Phụ nữ Việtnam sống trong nước khác nhiều phụ nữ VN sống ỡ hải ngoại nên quý ông cần lưu ý về cách họ nói chuyện và xem có đáng tin tưỡng không.

Toi xin liệt kê một vài nguyên nhân mà người Việt sống ỡ các nước văn minh khác với người Việt sống tại VN:

  1. Quý vị đã quen với lối sống ngay thẵng và cách hành xữ tữ tế ở nước ngoài. Khi kết hôn với phụ nữ trong nước, bạn nên cẫn thận chọn người có tâm địa ngay thẵng hiền lành mà cưới. Quý vị đọc báo trong nước thì đã hiểu tại sao có rất nhiều vụ án mạng, cướp bóc rất dã mang xãy ra hàng ngày. Rất ít người con giữ được cái ranh giới của đạo đức và sự chân thật của con người trong xả hội Việt Nam bây giờ. Có rất nhiều phụ nữ sống tại Vietnam rất tốt, chứ không phải không có, nhưng mấy ông VK thích giao lưu với “mì ăn liền” nên phải cẫn thận. Những cô gái tốt, con nhà đàng hoàng thì sẻ không chấp nhận kiễu sống phóng khoáng như kiểu mì ăn liền đâu.

  2. Cưới vợ trẻ hóa có thể là một sai lầm to lớn. Quý vị không nên nghĩ rằng sực mạnh của tiền đô có thể thay đổi được tuổi tác. Có rất nhiều ông già cưới vợ trẻ hơn 40 hay 50 tuổi vì nghỉ mình có tiền thì có quyền cưới gái tơ để hưỡng thụ trong ngày tháng cuối đời. Hầu hết các cuộc hôn nhân chênh nhau về tuối tác quá lớn đều gảy đổ không sớm thì muộn. Nếu mấy ông muốn giúp đỡ một em qua Mỹ sống và muốn em trã ơn đã bảo lãnh sang đây, và sống với em vài năm thì tôi không gì để nói.

  3. Ỡ xứ tự do này, đàn ông không có bằng cấp, lương thấp, share phòng, thì rất khó lấy vợ. Khi mấy ông về VN thì con gái bu quanh và chìu chuộng. Ôi còn gì bằng khi mình được đối xữ như ông vua tại quê nhà. Vì phụ nữ Vietnam ỡ Mỹ luôn thích nhìn cao một chút. Những người có nhan sắc chút xíu, có học thức thì luôn thích lấy các anh có thu nhập hay địa vị cao hơn mình.

  4. Việt Kiều định cư ỡ nước ngoài đã lâu thích phụ nữ trong nước bỡi nét đẹp và sự nhu mì, hiền hậu và đãm đang, không lấn lướt và dữ dằng với chồng mình như phụ nữ Việt tại Mỹ. Hầu hết các cô gái mà họ quen tại quê nhà đều trẻ va có nhan sắc. Cộng thêm là họ được lựa chọn một trong vài cô gái. Nhưng khi cô ấy sang Mỹ và sống vài năm thì không biết cô ta còn tính nhu mì và hiền hậu nữa không?

  5. “Em đang ngủ chung với mẹ em” là câu nói quen thuộc mà đàn ông VK thường nghe các cô gái tại VN nói mổi khi quý vị muốn xem webcam. Xin cẫn thận mấy ông nhé. Có rất nhiều phụ nữ đang ngủ chung với bạn trai hay chồng mình mà vẩn làm quen với Vietkieu với các mục đích khác. Có nhiều cô gái tuổi trên 30 mà vẫn hay nói một cách thơ ngây quá “Bây giờ cho anh xem webcam không được vì em đang ngủ chung với mẹ em”.

Hiện nay có hàng ngàn cặp đôi giữa Vietkieu và phụ nữ VN đám cưới mổi năm và bảo lảnh sang nước ngoài sing sống. Bây giờ thì ít có chuyện ly dị xảy ra vì đàn ông hải ngoại đã rút ra rất nhiều bài học khi chọn loại phụ nữ nào trong nước để kết hôn. Họ không còn chọn mấy cô gái chân dài, óc ngắn, vú to, mông nỡ, mà chọn về cái nết, vì nó có thể đánh chết cái đẹp.

Theo tôi nghĩ thì Việt Kiều cưới vợ Vietnam có nhiều câu hỏi trong đầu là mình có quyết định đúng đắng chưa. Có thể nói là hầu hết VK có chung suy nghỉ này khi họ về VN cưới vợ.

  1. Phụ nữ Việt Nam thùy mị và nết na hơn con gái hải ngoài : Hoàn toàn chính xác. Đó là nền văn hóa VN đã ảnh hưỡng đến các cô gái về tính tình của họ. Nhưng khi sang nước ngoài và hấp thụ nền văn hóa phương Tây, thì họ sẻ thay đổi. Đặc biệt nếu mấy cô làm các công việc như Nail, tóc thì họ càng thay đổi nhiều hơn.

  2. Cưới vợ Việt Nam rẻ tiền hơn cưới vợ nước ngoài : chưa chắc. Nếu quen với mấy em đua đời ỡ Mỹ, thì mấy ông có thể tốn hơn $10,000 mỹ kim để mua chiếc cà rá hột xoàn tặng cho em. Đám cưới thì phải mua chiếc cà rá lớn hơn. Nếu đám cưới tại VN, mình chỉ cần tốn khoãn $5,000 mỹ kim mà thôi. Nhưng nếu gặp các cô gái lường gạt, thì mấy ông phải tốn ít nhất $20,000 mỹ kim để mua cái nhà cho em đứng tên. Nhưng bây giờ tôi nghĩ chắc không có Việt Kiều nào ngu như thế đâu.

Tôi không biết quý ông nghĩ sao? Nhưng hiện nay có quá nhiều người về VN lấy vợ mổi năm và bảo lãnh sang hải ngoại.

Có thể đây là quyết định sáng suốt của Việt Kiều?

Phụ Nữ Khôn Nên Chọn Chồng Việt Kiều Mỹ Mà Lấy

Mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn về vật chất, môi trường, và tương lai sáng lạng cho bản thân và con cái là các lý do chính mà hàng triệu phụ nữ Việt Nam đã và đang tìm kiếm cho mình một tấm chồng Việt Kiều.

Có khoãng 5 ngàn phụ nữ VN định cư ỡ các nước tiên tiến như Mỹ, Úc và Canada mổi năm theo diện hôn thê và hôn phu. Trong số này thì khoãng 3 ngàn cô dâu Việtnam quen chồng của họ qua các trang mạng tìm bạn bốn phương nên hầu hết là họ không có bà con thân thuộc tại nơi mà họ định cư. Số còn lại là quen với chồng họ qua sự giới thiệu của người thân, anh chị em, cậu, dì, chú, bác, và bạn bè.

Theo tôi nhận xét thì đến 99% phụ nữ Việt Nam quyết định đúng khi lấy chồng Vietkieu vì các thành quã mà họ đạt được tại xứ người, cũng như môi trường học hành của con cái và tương lai của chúng.

Người Phi Luật Tân (Philippines) và người Ấn Độ hay Trung Đông thường nói với nhau khi họ sống tại Hoa Kỳ là:

1. Người di dân thường GHÉT nước Mỹ trong năm đầu tiên
2. Người di dân không còn GHÉT nước Mỹ khi họ sống trên 1 năm
3. Người di dân rất YÊU nước Mỹ khi họ sống trên 3 năm

Chính xác là vậy đó. Người di dân thường cảm thấy rất cô đơn và không hợp tại nước Mỹ khi họ mới sang đây năm đầu tiên vì thới tiết, môi trường, và các bỡ ngỡ và cãn trỡ khác. Họ chưa biết nhiều tiếng anh nên ỡ nhà và làm các công việc thấp hèn. Cộng thêm sự nhớ nhà da diết cùng với các kỹ niệm của quê hương, khi họ mang theo đến nơi này. Đến năm thứ 2 thì họ quen dần và năm thứ 3 thì họ có thể ỗn định và quen với cuộc sống tốc độ tại đây.

Có nhiều người con gái VN còn tiến xa hơn 1 bước khi chọn chồng ngoại Quốc. Nếu chị em thích lấy chồng Tây thì nen cẫn thận nhé vì có rất nhiều anh chàng đẹp trai vào các trang mạng để lường gạt phụ nữ ngây thơ. Tốt hơn là quý chị em không nên gỡi tiền cho họ nếu họ xin tiền hay hùn hạp làm ăn, nhận quà cáp, etc. Thông thường phụ nữ ly dị, ỡ góa và có con cái thì cơ hội lấy chồng Tây dễ dàng hơn vì người ngoại quốc sẵn sàng chấp nhận chuyện con riêng của vợ. Đàn ông VK thì e dè và khó chấp nhận chuyện con riêng của vợ vì họ có nhiều cơ hội để lấy gái tơ chưa có gia đình bao giờ.

Phụ nữ VN rất thông minh khi lập gia đình với người Việt hải ngoại bỡi rất nhiều lý do mà tôi không thể kể hết trong bài này. Cơ hội đổi đời là đây vì sống ỡ nước ngoài thì người phụ nữ có thể cạnh tranh công bằng với tất cả mọi người xung quanh. Họ có thể làm việc và kiếm tiền rất cao so với Việt Nam. Đi làm công nhân thì kiếm được $1,500 1 tháng dể dàng, làm nail thì kiếm $2,000 1 tháng khõe re như bò kéo xe. Trong khi họ không có điều kiện để có thu nhập lớn như ỡ các nước tiên tiến tại Úc, Canada và Hoa Kỳ.

Vật chất là vấn đề chính mà hàng triệu con gái Vietnam khao khác và mơ ước có được một tấm chồng Việt Kiều khi lớn lên. Từ thành thị đến nông thôn, 100% nhà có con gái lấy chồng VK Mỹ đều giàu lên nhanh chóng. Khi con gái từ các hộ gia đình nghèo đám cưới và sang Hoa Kỳ sống vài năm, thì nhà của gia đình cô ấy cất lên 3 hay 4 tầng lầu, đồ đạt trang trí sang trọng, sống cuộc đời khá giả, giàu sang. Đây là nguyên nhân chính mà con gái VN lấy chồng người Mỹ gốc Việt và thay đổi cuộc đời của họ và gia đình họ.

Ngoài các lý do về vật chất và kiếm tiền tốt tại đây, người phụ nữ còn được tôn trọng hơn trong cuộc sống vợ chồng và giữa người đối xữ với nhau. Đàn ông hải ngoại rất giõi vì họ chia sẻ công việc nội trợ với vợ mặc dù họ là nguồn thu nhập chính, như lau chùi, rữa chén, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc con cái, thay tả cho con, tấm rữa con cái, v.v.

Được sống trên quê hương mình là tuyệt vời nhất, nhưng tại sao hàng triệu cô gái lại chọn chồng VK và theo chồng sang thế giới xa lạ để sinh sống? Mỗi người có một lý do riêng, như dể kiếm tiền ỡ xứ người, thời tiết và môi sinh sạch sẻ, trẻ ra, hệ thống giáo dục tiên tiến, đồ ăn sạch, v.v. Và một lý do khác người phụ nữ không thích đàn ông tại VN là vì thói gia trưỡng, bạo lực và mèo mỡ.

Lấy chồng Việt kiều Úc sướng hay khổ?

Khác với mường tượng của nhiều người về các cô dâu lấy chồng Việt kiều, đa số họ đều là những cô gái rất giản dị, chăm chỉ, chịu khó và nhan sắc chỉ ở mức trung bình khá.

Các cô đều xuất thân từ vùng miền Tây Nam Bộ và đa phần có thân nhân đang sinh sống tại Úc.

Sang “xứ thần tiên”

Sau nhiều lần lưỡng lự, Hương mới đồng ý dẫn tôi đến làm quen với nhóm bạn của cô là những cô gái từ Việt Nam sang Úc theo dạng hôn phối. Bản thân Hương cũng kết hôn với một Việt kiều Úc được gần một năm, qua mai mối của anh trai đang định cư tại đây.

Lấy chồng Việt kiều Úc

Lấy chồng Việt kiều Úc

Phải mất nửa buổi lạ lẫm các cô mới cởi mở nói chuyện và tâm sự về đời tư của mình.

Hương là người khởi chuyện. Cô thú nhận nước Úc khác nhiều so với tưởng tượng trước đây khi còn ở VN. Cô kể: “Hồi đó thấy các anh chị của em từ Úc về chơi, sao thấy các anh chị ấy sung sướng và thoải mái thế. Mọi người tiêu xài không cần phải suy nghĩ tính toán. Không phải mỗi chuyện tiền bạc đâu. Em cảm thấy cuộc sống của các anh chị ấy có vẻ rất thoải mái, vô lo vô nghĩ… làm sao ấy… Em ngỡ rằng Úc hẳn phải là “xứ thần tiên” chị ạ… “.

Phúc cũng tán thành: “Hồi đấy anh Hải, ông xã em, về VN chơi em cũng thấy như vậy… Mà anh ấy galăng hơn đàn ông Việt Nam nhiều… À còn mấy người bà con của em cũng là Việt kiều Úc, mỗi lần về thăm quê thấy người nào người nấy đeo toàn “vàng hai mốt” đầy người… Thấy sang lắm”.

Sự thật

Khi được hỏi “vậy sang đến Úc rồi còn thấy nó “thần tiên” nữa không”, các cô đều im lặng một chút rồi mới trả lời. Các cô thấy cuộc sống ở đây ổn định nhưng ai cũng phải đi làm vất vả chứ chẳng sung sướng như tưởng tượng hồi còn ở VN.

Mai – được người nhà tìm người “làm đám cưới giả” để qua Úc – kể về ngày đầu đặt chân sang Úc: “Em xuống máy bay đến ngày thứ hai là ông anh thứ tư của em làm ở chợ cá cho em theo đi cạy hàu ngay. Họ đổ hàu ở chợ bán sỉ cho mình cạy, tính tiền cho mình theo lố… Làm một đêm như vậy đâu cũng được cả trăm bạc ấy chị ạ, nhưng mà đau tay lắm… Ông ấy nói cho em đi làm luôn để em biết ở bên đây phải lao động vất vả như thế nào, các anh chị giúp bảo lãnh em sang đây thôi chứ từ nay phải tự lo đi làm mà sống”.

Hương thêm vào: “Hồi đấy, em cứ tưởng mấy ông anh của em ở bên này giàu sang lắm nhưng sang tới nơi mới biết các anh ấy còn chưa trả xong tiền nhà, tiền xe. Mà bên này lạ nhỉ, ai cũng mua nhà trả dần 20 năm”.

Tôi giải thích cho các cô rằng nếp sống của người Úc là vậy. Họ thường làm được bao nhiêu tiêu bấy nhiêu chứ ít khi để dành, vì vậy họ có thói quen mua trả góp hơn là ở VN. Hơn thế thì cuộc sống và thu nhập ở đây khá ổn định nên người ta không phải nghĩ đến chuyện để dành một món phòng hờ khi có chuyện như ở nhà. Con cái trưởng thành thường tự lo cho mình chứ không như ở VN là bố mẹ lo mua nhà cửa cho con khi lập gia đình, ra ở riêng. Các cô nghe đều gật gù tỏ ý tán thành.

Duyên số

Thấy các cô đã tự nhiên hơn nhiều, tôi liền hỏi thăm chuyện tình yêu của các cô, làm sao các cô gặp ông xã hiện giờ của mình và lý do dẫn đến quyết định cưới.

Phúc kể trước: “Anh Hải là con của một người bạn của gia đình em ở bên này. Anh ấy gần 30 tuổi mà chưa có ai hết nên hai nhà có ý giới thiệu hai đứa với nhau. Năm 2005 anh ấy về Việt Nam chơi một tháng và ở tại nhà em. Bọn em được tạo điều kiện cho đi chơi với nhau ở Sài Gòn và Vũng Tàu cùng bên bà con của anh ấy. Em thấy anh ấy dễ thương nên cũng chịu quen…

Sau đó anh ấy về lại Úc thì bọn em liên lạc qua email và chat, rồi ba tháng sau anh ấy về cưới em luôn. Đáng nhẽ em sang đây luôn lúc đấy nhưng lãnh sự quán từ chối visa của em vì nghi ngờ hôn nhân giả và quá nhanh”.

Cô cho chúng tôi xem ảnh cưới của hai người và ra sức thanh minh vì đợi visa lâu quá nên cô đi chỉnh mũi lại cho cao hơn nên nhìn trong ảnh và hiện giờ hơi khác.

Bình im lặng từ đầu tới giờ mới chịu lên tiếng: “Em quen ông xã lúc sang đây chơi với bà chị của em. Em thấy anh ấy chững chạc và hào hoa, với cả mấy bà chị em vun vào quá nên em cũng ưng theo…”.

Bình mới hai mươi hai tuổi, cô nom “rặt” vẻ miền Tây Nam Bộ với khuôn mặt tròn trịa, làn da nâu và dáng người khoẻ mạnh. Chồng cô đã năm mươi mấy tuổi, là chủ một cửa hàng ở khu người Việt, chia tay vợ từ mấy chục năm trước và có mỗi một cô con gái hơn Bình hai tuổi nên khá nhiều lời đồn ra đoán vào về hôn nhân của cô.

Mai là người có chuyện tình yêu thú vị nhất. Cô đáng nhẽ chỉ định làm hôn nhân giả để sang đây nhưng gặp Tín rất chân thành chăm sóc nên sau ba tháng ở bên nhà anh chị ruột, Mai dọn về ở với “ông chồng hờ”.

Mai nói: “Thấy cái cách anh ấy chăm sóc cho mình từng chút một mà mình cảm động. Mình đi đâu anh ấy cũng đưa xe đi rước chị ạ. Mà ngay từ đầu, anh ấy gặp mặt em, anh ấy cũng nói là không chịu làm giấy tờ, nếu ưng cưới thật thì anh ấy mới chịu làm… Mấy anh chị em xúi cứ ừ đại rồi sang tới nơi tính sau… Giờ thì tính gì nữa nhỉ… Có duyên số hết chị ạ”.

Mai đang có bầu được ba tháng, khuôn mặt luôn tươi cười, rạng ngời hạnh phúc.


“Mác” Việt kiều

Tôi trêu các cô là thế ở nhà có bị tiếng ham lấy Việt kiều không, thì cô nào cũng nói là lúc đi qua đây cũng bị bà con chòm xóm nói này nói nọ, nhưng bị nói cũng không sai vì nhiều người ham giàu sang nên lấy Việt kiều lắm.

Hương kể ở chỗ ông xã cô làm có ông chủ gần năm mươi mà lấy cô vợ mới 19 tuổi từ VN sang đây. Trước khi nhận ai vào làm là ông ấy cấm không được nhìn vợ ông ấy, mà cái “bà” đó thì suốt ngày ăn mặc hở hang “ưỡn ẹo” đi lại trong hãng, hỏi làm sao đàn ông trong đấy không nhìn được chứ.

Chồng Hương kể ông chủ đấy đuổi không biết bao nhiêu người làm rồi. Mọi người cũng to nhỏ không biết đến ngày hết hạn hai năm thì cô ta sẽ “đá đít” ông này luôn không. (Bảo lãnh theo dạng vợ chồng phải mất hai năm thử thách mới được Bộ Di trú cho nhập cư chính thức).

Có một điều là khi lấy Việt kiều nghĩa là mình cũng mang “mác” Việt kiều, các cô mới thấu hiểu gánh nặng của hai chữ đấy với bà con bên VN. Hương kể: “Em sợ lễ Tết lắm chị ạ, mà chẳng cứ phải có lễ bên nhà mới gọi, cứ đều mỗi tháng lại bị điểm danh… hết nhà người này hỏng cái này đến người kia bệnh…”.

Ngoài Bình ra thì đời sống của các cô cũng khá vất vả. Chồng của các cô, người làm việc trong hãng, người đi chở hàng thuê và ở nhà ăn thất nghiệp cũng có. Các cô cũng phải làm mướn ở các chợ và cửa hàng của người Việt để phụ thêm thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên do lấy được người mình yêu thương nên các cô đều cảm thấy rất hạnh phúc và ổn định.

Mai nói: “Điều sướng nhất ở đây là họ rất chiều phụ nữ. Chồng em bảo ở Úc đứng nhất là trẻ em và phụ nữ, nhì là chó mèo và cuối cùng là đàn ông…”.

(Theo Đài Phát thanh Australia, Chương trình tiếng Việt)

Học Anh Văn Nếu Muốn Lấy Chồng Việt Kiều Úc, Mỹ Hay Canada

Mình lấy chồng Việt Kiều do sự giới thiệu của bạn bè. Có thể mình may mắn hơn nhiều người là được chồng bảo lãnh êm xuôi và có cuộc sống thuận tiện khi mới qua. Nhưng xem kỹ lại thì mình đã chuẩn bị trước rất nhiều, đó là Anh Văn.

Lay chong viet kieu

Lay chong viet kieu

Khi mới quen anh, mình nghĩ mình có thể gắn bó cuộc đời với anh (cũng có thể mình ham đi Mỹ mới nghĩ vậy). Chính vì thế mình học Anh Văn chuyên cần mà chẳng có ai hay biết gì. Mình chỉ nghỉ đơn giản là đến xứ nào thì mình dùng tiếng xứ đó sẽ giúp cho mình mọi chuyện. Người ngoại quốc đến xứ mình dù chỉ là du lịch, họ mở miệng nói lơ lớ tiếng Việt mình thấy vui vui và cảm phục họ. Mình nghĩ khi mình đến Mỹ, biết một ít Anh Văn thì dân địa phương họ thích mình hơn.

Mình đi học, nghe băng, lên YouTube học nghe thêm và luyện giọng theo các bài học trên YouTube (bạn chỉ cần search “how to speak or communicate American English” là có vô số trên YouTube). Mình ráng lựa phim hài nhẹ nhàng của Mỹ có “caption” tiếng Mỹ xem thêm và xem đi xem lại để biết nhiều tình huống và giọng nói.

Khi mới đến Mỹ, mình rất ngạc nhiên cảnh tượng mới. Rất may mình không ngủ vùi vào ngày đầu tiên do trái giờ vì mình canh giấc ngủ ở Mỹ và ngủ trên máy bay. Vừa đẩy vali vào nhà chồng xong là cùng anh ra ngoài ăn “fastfood”. Anh tế nhị cho mình đặt thức ăn. Sau 15 phút hỏi qua hỏi lại thì mình cũng đặt thức ăn xong và cùng anh ăn vui vẻ.

Anh xin nghĩ phép 1 tuần cho nên tuần đầu tiên là tuần làm giấy tờ và học hỏi thêm. Mọi chuyện khi không thật sự cần anh thì mình ráng sử dụng Anh Văn mình có sẵn để luyện giọng và cách giao tiếp.

Lúc đầu họ khó hiểu vì mình nói theo kiểu văn viết, sau đó mình cũng bắt nhịp kiểu văn nói. Mình để ý nếu nói đúng nhấn (lên xuống) cho dù mình “ngọng” thì họ hiểu ngay. Người Việt mình mắc lỗi là nói ngang (vì Anh Văn không có dấu).

Những tuần đầu buồn chán vì không có gì để làm ngoài chuyện nấu ăn. Ngày anh đi làm chiều về lo ăn uống. Cuối tuần thì đi mọi nơi làm quen.

Ít tuần sau, khi có thẻ xanh, thẻ social thì mình xin giấy phép làm việc ngay cho dù xin giấy phép này tốn tiền nhiều.

Nhờ có Anh Văn nên mình xin một việc chạy bàn ở nhà hàng Mỹ với đồng lương chỉ $8.50/giờ (trước khi trừ thuế thu nhập) và chỉ làm 20 giờ mỗi tuần. Cũng may nhờ nói và hiểu được căn bản cho nên mình nói sao cho khách vui mà không có nịnh hay chèo kéo thêm món ăn thức uống để tiền tip (10%-20% tiền ăn uống) được nhiều hơn.

“Đụng chạm” và chuyện trò với nhiều người trong chỗ làm thì mình thấy cần đi học cho có cái bằng cái nghề. Thay vì mình ham iPhone, iPad, Galaxy, giỏ xách đắt tiền, áo quần hiệu,… thì mình bình dân hơn (hàng sale rất rẻ nếu không chạy theo bên ngoài) để tiết kiệm đi học.

Anh chị em ở VN xin laptop, phone xịn, máy lạnh,… thì mình làm lơ hết vì họ có đủ rồi trong lúc mình lại không có việc ổn định. Họ làm như mình qua đây ra ngỏ là lượm tiền về trong lúc anh đi làm ngày 8 tiếng cực khổ, còn mình phải làm hầu bàn lúc ban đầu.

Học ở trường Đại Học Cộng Đồng thì rẻ, mỗi năm khoảng 4-6 ngàn đô tùy học nhiều hay ít (học ít lâu tốt nghiệp, nhiều mau tốt nghiệp). Mình quyết học 1 cái bằng 2 năm kỹ thuật, mình chọn là nghề là phụ tá cho bác sĩ. Chỉ cần học 3 năm rưỡi (học ít môn hơn mỗi học kỳ để theo kịp vì mình không biết Anh Văn bằng dân bản xứ).

Hiện tại mình học xong 2/3 chương trình trong 3 năm rưỡi và vẫn còn làm hầu bàn bán thời gian ở nhà hàng Mỹ vì việc này có tiền tip nhiều, đủ dành dụm cho việc đi học, giúp ba mẹ ở VN một ít và tiêu dùng tiết kiệm cho bản thân.

Mình cố gắng đi làm đi học thì anh vui lắm. Mọi người xung quanh nhìn mình nể phục.

Các bạn có dự định lấy chồng Việt Kiều thì hãy học Anh Văn thật nhiều ngay bây giờ. Bỏ qua chạy đua iPone, đồ hiệu, đàn đúm với bạn bè để dành thời gian cho tương lai. Bạn bè họ thấy mình sắp làm Việt Kiều nên nói này nói kia để mình tự ái theo họ nhưng thật sự họ không giúp được gì mà còn hại thêm. Bạn bè thân thật sự là họ mong muốn mình chuẩn bị kỹ cho tương lai chứ không rủ mình vào trào lưu vật chất và đánh giá mình qua vật chất.