VIỆT KIỀU MỸ Sau 30 Năm Trở Về Vietnam: VN Thế Này Sao?
Xin chào các bạn! Tôi là Tony Tran, tôi sinh ra ở Sàigon , năm 1976 về quê Long An (Tan An) sinh sống đến thập niên 90, hiện nay tôi định cư tại Hoa Kỳ. Cách đây vài tháng , tôi có cơ hội về thăm quê hương . Tôi cảm thấy đất nước Việtnam (VN) phát triển đáng ghi nhận và tôi nghĩ , nó đang phát triển từng giờ , từng ngày. Sau 30 năm trở về của 1 người con xa xứ , tôi muốn nói lên cảm nhận về quê hương . Tôi biết khi nói điều này sẽ có nhiều người Việt Kiều không thích , chống đối tôi. Có thể các bạn không tin ? Hãy mở lòng mình , trở về VN 1 lần để trải nghiệm bản thân nhé!
Khi chúng ta gặp nhau nơi đất khách , đầu tiên chào hỏi nhau sức khỏe , câu tiếp theo vẫn là: lâu nay có về VN không? Khi nào về ? Vậy quê hương vẫn là tiếng gọi thiêng liêng , là nơi để ta trở về thăm bà con, bạn bè, ôn lại bao kỷ niệm tuổi thơ khó quên luôn nằm trong tiềm thức của mỗi con người.
Các bạn về để kiểm chứng tận mắt sự chuyển mình thay đổi của đất nước chúng ta . Tôi chỉ nói cảm xúc chứ không đề cập đi sâu vào chính trị ở đây . Vì thế tôi mong các bạn nhìn bằng mắt và cảm nhận bằng trái tim , sự rung động của người VN mà bỏ qua hết sự bực tức trước đây, nếu có.
Năm 1976, mẹ dắt anh em chúng tôi về sống ở 1 làng quê nghèo thuộc tỉnh Long An . Lúc đó tôi không biết đất nước mình nghèo và lạc hậu . Tôi hoàn toàn không biết về điều này . Mọi gia đình đều làm ruộng để sống. Nhà nào đông con, ít ruộng thì cuộc sống túng thiếu, gia đình nào làm được nhiều công ruộng thì khá hơn. Nói chung hầu hết gia đình trong làng tôi đều nghèo, chật vật, túng thiếu. Tuổi thơ tôi gắng liền với đồng ruộng, sông nước, nhà tranh, vách lá, cơ hàn, khốn khổ.
Đến lúc đi Sàigon , tôi thấy nhiều nhà cao tầng , xe cộ dập dìu qua lại , khác biệt giữa quê tôi và ở đây 1 trời 1 vực. Tôi rất thích lên Sàigon thăm bà con cô bác, ngắm nhìn các con phố nhộn nhịp người qua lại. Đường phố sạch sẻ hơn, không sình lầy trơn trọt, dơ bẫn như quê tôi.
Tôi đến Mỹ vào thập niên 90 , tôi choáng ngợp bỡ ngỡ về đất nước này. Từ phi trường về nhà dì tôi , tôi chỉ thấy toàn xe hơi , đường Belway rộng thênh thang có 8 lane, 4 lane 1 chiều , không có xe đạp trên đường. Làm tôi nhớ chiếc xe đạp cũ kỹ năm nào được tôi đèo đi học trên con đường đất o duoi que toi.
Hoa Kỳ giàu sang và đẹp như 1 thiên đường giống trong phim tôi đã từng xem. Tôi thầm nghĩ biết bao giờ cái xã tôi mới được như vậy , Sàigon mới được như thế ! Vietnam moi giau manh nhu My ?
Ở Mỹ 30 năm, giờ đây đã là năm 2020, trong ký ức tôi vẩn nhớ làng quê nghèo ngày xưa, con đường đất đỏ quanh co những buổi chiều về, đồng lúa xanh ngát mùi mạ non, hay vàng óng ả vào mùa gặt. Saigon hoa lệ vẫn nằm trong ký ức tôi.
Bây giờ , trên con đường trở về quê hương, tôi không còn thấy những con đường đá củ kỷ, đường đất đỏ, gồ ghề , ổ gà ,ổ vịt , sình lầy dơ bẩn vào mùa mưa, bụi bay mù mịt vào mùa nắng . Thay vào đó là những con đường trán nhựa ở xa lộ, khá rộng, 2 bên hàng cây tỏa bóng mát. Ngay cả con đường đất vào nhà tôi cũng được trán bê tông, khá sạch sẻ.
Những ngôi nhà nhiều tầng mọc lên san sát được trang trí cây cảnh rất đẹp mắt . Về đêm , những ánh đèn lung linh đủ màu sắc huyền ảo không giống như xưa kia chỉ là những ngọn đèn dầu heo hắt chập chờn lúc sáng lúc tắt bên trong những mái nhà tranh thấp lè tè , cũ kỹ.
Xóm tôi đâu rồi ! Cái làng nghèo xác xơ đâu rồi? Những căn nhà lá, nhà ton củ kỹ đâu rồi. Con đường đất sình lầy trơn trợt thuỡ xưa đâu rồi. Chỗ này trước đây là những cánh đồng ruộng xanh rì bát ngát bao la , giờ đây người dân trồng Thanh Long, 1 loại trái cây đem lại giá trị thu nhập cao . Nó là tác nhân làm thay đổi diện mạo làng tôi . Xưa kia , chúng tôi ít đi chợ , chỉ trồng rau củ, bắt cá ngoài ruộng, dưới sông để trang trải cuộc sống đơn giản thiếu trước hụt sau. Trẻ em xóm tôi nghỉ học rất sớm để phụ giúp gia đình làm nông . Bây giờ tất cả đều đi học ít nhất đến lớp 12, một số đi học nghề, hay học đại học. Một số thì đi làm hãng xưỡng, có thu nhập tốt hơn nghề làm nông ngày xưa nhiều.
Rời khỏi làng tôi , dạo quanh đường phố Saigon, tôi thấy sự thay đổi rõ rệt. Các con đường rộng thênh thang , nhiều lane dành cho xe hơi, xe máy , những dãy nhà cao tầng chọc trời sầm uất . Nếu không có xe máy , những bóng áo xanh lá cây của Grap, Uber thì chắc tôi nghĩ đây là Singapore.
Đất nước Vietnam tôi giờ đây như thế này sao? Thật đáng tự hào, bao nhiêu cảm xúc , xúc động trào dâng, đó là niềm hãnh diện , tự hào mà tôi luôn ao ước. Tôi đang mơ hay thật, đó là quê hương tôi đó.
Việt Nam, từ 1 nước nông nghiệp yếu kém, lạc hậu , không đủ gạo để ăn phải nhập khẩu . Từ khi đất nước được mở cửa thông quan , được thế giới tài trợ bằng các nguồn vốn ODA không hoàn lại 75% từ năm 1988 và 25 % còn lại trả chậm lãi suất 1_ 2%/ năm trong vòng 30_ 40 năm . Chúng ta đã xây dựng trường học, đường xá , các mạng lưới điện kéo dài từ Bắc đến Nam . Đi đâu chúng ta cũng thấy ánh đèn sáng trải dài khắp các con đường từ thành thị đến vùng sâu vùng xa.
Cơ sở hạ tầng phát triển , giáo dục , y tế cũng phát triển . Ngày nay hầu hết các thành phố đều có trường đại học, học sinh không còn đi học xa như trước kia , các trường nghề được mở ra ngày càng nhiều , được liên kết với các công ty đào tạo , cung cấp 1 nguồn lực lớn có tay nghề lao động cao. Trước đây, nước ta là 1 nước nông nghiệp . Nhưng bây giờ nông nghiệp giảm lần , thay vào đó là nông nghiệp hóa với tỉ trọng lợi suất cao . Diện tích đất thu hẹp lại , nhường chỗ cho những nhà máy cơ khí chế tạo công nghiệp của FDI 100% vốn nước ngoài. Tạo nhiều công ăn việc làm cho sinh viên mới ra trường , lao động thủ công và công nhân nước ngoài. Dòng chảy đầu tư ồ ạt đổ bộ vào VN của nước ngoài là sự chuyển dịch dòng tiền từ các nước Tư Bản chủ nghĩa sang nước XHCN . Vì VN là nước còn non trẻ , lao động phổ thông dồi dào , rẻ , chưa được tận dụng hết.
Từ 1 nước luôn nhập khẩu , bây giờ chúng ta đã trở thành 1 trong những nước đứng đầu xuất khẩu gạo , giống gạo T24 ngon nhất thế giới . Ngoài ra còn có hồ tiêu, cafe, thủy sản , trái cây , 1 số mặt hàng dần dần có mặt tại các siêu thị khó tính nhất của các nước Châu Âu.
Đất nước phát triển , GDP tăng vọt mổi năm. Nhưng thu nhập của người dân Việt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước bạn trong khu vực. Mặc dù đi đâu ta cũng thấy vẻ đẹp hào nhoáng của các thành phố lớn. Nhưng đâu đó ở các vùng sâu vùng xa , vẫn còn những cảnh học sinh đi học phải bơi qua sông. Những mãnh đời bất hạnh cần cứu giúp. Rất nhiều cảnh khổ cực của người dân VN cần được cải thiện. Cãnh nghèo túng của người già, người đau bệnh, phải chạy cơm hàng ngày, hay trẻ em nghèo không có khả năng cấp sách đến trường, trong góp khuất của TP Saigon hoa lệ hay các thành phố lớn của VN.
Ở đâu cũng có người giàu , kẻ nghèo. Tất cả chúng ta bớt 1 chút, san sẻ nhau thì cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều.
Có được ngày hôm nay là nhờ vào sự cố gắng của tất cả người dân VN , của các kiều bào Hải Ngoại . Mặc dù ở xa đất nước nhưng họ vẫn ngày đêm làm việc quên mình để gởi tiền về cho thân nhân bà con, gửi tiền về để kinh doanh sản xuất, mua bán bất động sản, làm việc thiện. Hàng năm lượng tiền Kiều hối gởi về tăng nhanh liên tục , con số rất lớn không thua gì nguồn vốn ODA , chiếm 3% GDP cả nước. Thật đáng nể phục !
Chứng tỏ rằng bạn, những kiều bào hải ngoại, rất yêu đất nước Vietnam.
Sau 30 năm trở về quê huơng, tôi xác nhận rằng Vietnam đã và đang phát triễn tốt.
- 2 Tháng8, 2020
- 1684 lượt xem
hey Tony, are you coming back to vietnam next year? I like your story very much anh.