Tag Archive | Việt Kiều về Vietnam

TÂM THƯ từ Mỹ gữi về đất mẹ VIỆT NAM (mến tặng Kim Liên)

Tony xin chia sẻ cảm xúc trong chuyến đi về Việt Nam cuối năm 2019, sau 30 năm định cư tại Mỹ. Cảm nhận của một chàng trai sinh ra ở Saigon nhưng tuổi thơ trải qua ở miền Tây sông nước tại huyện Châu Thành, tĩnh Long An (Tân An) rời xa đất nước khi tuổi 18 sang Mỹ định cư. Ra đi mang theo nỗi niềm nhớ quê hương, nhớ bạn bè , thầy cô , nhớ mối tình đầu thơ mộng. Hoàn thành xong tấm bằng đại học rồi đi làm, nỗi nhớ quê hương lúc nào cũng canh cánh trong lòng.

VIỆT KIỀU MỸ

Cuộc sống này vốn rất công bằng, bạn muốn đạt được thành công lớn bao nhiêu thì bạn phải trả giá bấy nhiêu. Mãi đến 30 năm sau, năm 2019 chàng trai ngày ấy không còn trẻ nữa , ngày trở về tóc đã phơi sương, đôi mắt không còn tinh anh như ngày trước. Chàng Việt Kiều về thăm quê hương đất mẹ VN , chỉ mong đất mẹ ôm trọn vào lòng. Chuyến đi trở về mang theo bao cảm xúc yêu thương, gần gũi xúc động tràn ngập trong tim. Giờ đây anh mới biết mình thuộc về nơi này, nơi anh sinh ra và lớn lên , nơi anh gửi trọn trái tim mình cho quê hương VN.

Tất cả cãnh lồng trong clip này gồm có:

1. Chạy xe tại Hoa Kỳ
2. Phi trường Mỹ
3. Máy bay Singapore
4. TP HCM – Saigon
5. Sân bay Tân Sơn Nhất (TSN)
6. Quán cafe Đà Lạt Phố
7. Miền Tây: huyện Châu Thành, Long An (Tân An), Mỷ Tho, Tieng Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bac Lieu, Ca Mau

Các bài nhạc hòa tấu:

1. Đường về quê huơng
2. Đường về hai thôn
3. Gợi nhớ quê huơng
4. Thành phố buồn
5. Quê huơng

Các bạn có thể xem chi tiết bài viết này ở đây nhé :
Đường Trở Về Quê Hương VN Sau 30 Năm Xa Xứ

Sự Khác Biệt Khi Việt Kiều Mỹ Trỡ Về Việtnam

Đàn ông hay thanh niên địa phương hay ganh tị với Việt Kiều vì làn da trắng trẻo, ăn nói lịch sự, ga lăng, kể chuyện quyến rủ về nước ngoài, và đặc biệt là cách tiêu xài tiền không tiếc tay. Đặc biệt VK là người có thể bảo lãnh các cô vợ Vietnam sang nước ngoài sinh sống và thay đổi cuộc sống của họ, giúp họ trỡ thành Viet Kiêu.

Vào năm 1988, nơi Tony sinh sống là một vùng quê nghèo nàn, và lạc hậu. Người dân nơi quê tôi chỉ biết bám chân cho đất bám mặt cho trời. Con gái thì thường mặc đồ bà ba đi nhổ mạ, cấy lúa, và gặt lúa. Chỉ khi nào đi dự đám cưới hay đám hỏi thì họ mới mặc quần tây và áo sơ mi mà họ nhờ  người may cho họ một bộ để gọi là tươm tất. Nhưng quần jean thì hầu như là không có. Chỉ có người dân ở chợ mới có khả năng mua quần jean để mặc.

Tôi khoảng 15 tuổi, đang học lớp 9 trường cấp 2 mà tôi học nằm dọc theo con đường đá đỏ của xã. Trong lúc cô giáo đang giảng bài và học sinh đang chăm chú lắng nghe thì tiếng nổ của một chiếc xe honda 50 chạy ngang qua. Chiếc xe này không chạy nhanh nổi vì trên xe là một người thanh niên khoảng 30 tuổi, chở 4 cô gái trẻ, 1 cô ngồi phía trước và 3 cô ngồi phía sau. Cô giáo và tất cả học sinh trong lớp đều nhìn ra ngoài bàn hoàn với cảnh tượng anh thanh niên đèo 4 cô gái chạy trên một chiếc xe ỳ ạch vì sự chở quá tải của anh thanh niên ấy.

Việt Kiều chỡ 4 chân dài trên đường đá đỏ

Việt Kiều chỡ 4 chân dài trên đường đá đỏ

Vào giờ ra chơi, thằng Hùng bạn tôi mới cho biết người thanh niên trên xe là một anh Việt Kiều Mỹ sống ỡ California, về thăm quê hương và đang ở gần nhà nó. Vào thời điểm đó thì ở xã tôi chỉ có vài chiếc xe honda cup 50 thôi. Ngay cả thằng Hùng là con nhà giàu khá giả nhưng nó cũng chỉ có được chiếc xe đạp Phượng Hoàng, chiếc xe đạp Trung Quốc với yên nệm phía sau. Còn bọn tôi thì vẫn chiếc xe đạp cọc cạch ngày hai buổi đến trường mà không biết nó sẽ bị trật sên giữa đường lúc nào. Bọn học sinh chúng tôi rất ghanh tị với anh VietKieu đó, chở bốn người đẹp trên xe. Đến đâu cũng được mọi người ngưỡng mộ để ý và nhất là các cô gái trẻ mười mấy đôi mươi với ánh mắt hâm mộ thèm khát được người thanh niên Việt Kiều quan tâm. Thằng Hùng nói ngày mai nó sẽ mời anh ta ghé đến thăm trường chơi.

Hôm sau, gần giờ ra chơi, cũng tiếng xe máy honda 50 nổ xình xịch trên đường đá đỏ, tiến lại gần cùng với 4 cô gái mà hôm qua anh Việt Kiều đèo trên xe. Chiếc xe chạy vào trong trường và dừng lại tại phía bên trong cổng. Vào giờ ra chơi, thăng Hùng dẫn chúng tôi ra ngoài gặp anh ta. Hùng giới thiệu với anh VK và nói là bọn tôi rất muốn gặp và nói chuyện với anh. Không ngờ anh VK đi lại, nở nụ cười và bắt tay hết mấy đứa chúng tôi, anh ta nói: “Anh tên là Mike (lúc đó tôi tưỡng là Mai)”. Ở xã tôi lúc đó, một người giàu có và sang trọng không bao giờ đi bắt tay hay nói chuyện thân mật với bọn nghèo như chúng tôi đâu. Hèn chi con gái mê anh Mike là phải vì anh ta rất thân thiện và vui vẻ. Anh Mike kể cho chúng tôi nghe về cuộc sống và chuyện bên Mỹ làm bọn tôi say xưa mà quên cả giờ vào lớp.

Tony Tran & Trump Plaza

Tony Tran & Trump Plaza

Tôi sang Mỹ vào năm 1991. Đúng như những gì anh Mike kể 3 năm trước. Từ phi trường về nhà dì tôi, chỉ thấy toàn là xe hơi. Đường beltway thì rộng thênh thang, có đến 8 lane, 4 lane một chiều. Không có một chiếc xe đạp trên đường. Làm tôi nhớ đến chiếc xe đạp cũ kỹ năm nào được tôi đèo đi học trên con đường đất đỏ. Trên đường từ phi trường về nhà tôi tưởng đâu mình đang sống trong phim. Sao Hoa Kỳ lại giàu sang và đẹp đến như vậy? Biết bao giờ cái xã của tôi mới được như vậy.

Beltway tren xa lo Hoa Ky

Beltway tren xa lo Hoa Ky

Về nhà dì tôi sống vài tháng tôi tăng lên 5 ký. Vì ngày nào cũng ăn thịt gà và thịt heo. Da tôi trắng ra nhiều. Cậu tôi có quen một ông cắt cỏ và kêu tôi đi cắt cỏ thuê với ông ta, một ngày ông ta trả tôi 100 đôla. Trời ơi, tôi không ngờ tôi làm được số tiền lớn như vậy ở đất Mỹ này. Sau đó chúng tôi ra ngoài thuê nhà apartment để ở. Tôi xin được một công việc khác full time và làm 3 tháng, tôi mua được một chiếc xe hơi cũ. Sau đó tôi chuyển sang làm part time và tiếp tục đi học.

Tôi không ngờ rằng chỉ làm việc vài tháng là tôi có thể mua được một chiếc xe hơi củ tại Hoa Kỳ. Lần đầu tiên ngồi láy xe hơi mình mua từ đồng tiền mình làm ra, cảm giác lân lân và hạnh phúc lắm. Tôi lại nhớ đến chiếc xe đạp cùi bắp mà tôi đèo mổi ngày đến trường tại làng quê nghèo năm xưa.

Năm 1996, tôi mua vé về thăm quê hương và gia đình. Trở lại cái xã nghèo nàn ngày xưa, bây giờ đã thay đổi nhiều, có nhiều xe honda hơn, và một vài người có xe dream. Bây giờ tôi mới thấy mình khác biệt với dân địa phương. Đi đâu thì người ta cũng nhìn và con gái thì mĩm cười với tôi mặc dù không quen. Nước da trắng, ăn mặc lịch sự, mập mạp và thân thiện với mọi người. Mổi lần thằng Hùng chở tôi trên chiếc xe honda của nó, là con gái chạy theo chọc ghẹo. Phụ nữ chọc ghẹo con trai rất lạ, ví du như phụ nữ hay đi với một cô khác và chạy xe ngang xe thằng Hùng đang chở tôi và nói “anh ơi, giày anh tụt dây kìa”. Hay các cô gái tụ tập trước nhà và kêu “anh ấy ơi, có người muốn gặp anh nè”.

Việt Kiều chỡ 3 phụ nữ chân dài trên đường quê

Việt Kiều chỡ 3 phụ nữ chân dài trên đường quê

Con trai ở địa phương tôi ở rất ghanh tị với tôi về con gái có cảm tình với Việt Kiều. Khi vào buổi tiệc trong bàn ngồi nói chuyện hầu hết các cô gái chỉ để ý đến mình. Ngay cả bạn gái thằng Hùng cũng thích tôi. Không biết họ thích mình để được sang xứ “vùng đất đầy cơ HỘI” hay họ thương mình vì cái mác Vietkieu. Dù sao đi nữa, tôi mới cảm giác được sự tự hào và hảnh diện khi anh Mike chỡ 4 cô gái trẻ đẹp trên xe Honda Cup 50 ngày xưa ấy. Giờ đây cái cảm giác thiệt là “Đã” khi phụ nữ “mê” mình như vậy. Cũng vì chuyện này mà con trai bản địa hay ghen tị với mình.

Một lý do khác nữa khiến phụ nữ Việt rất thích Việt Kiều chúng tôi là cách nói chuyện lịch sự và lối ứng xử nhẹ nhàng mà mình học được ở trời Tây. Thằng Hùng giới thiệu cho tôi một cô gái gần nhà nó, 19 tuổi, vừa tốt nghiệp phổ thông trung học. Tôi cũng chở người yêu đi chơi và 2 cô bạn gái bạn của cô ấy. Cảm giác đã thiệt. Người yêu tôi ngồi phìa trước và 2 bạn cô ấy ngồi phía sau. Mùi hương thôm thoang thoãng dầu gọi đầu bồ kết từ làng tóc em tung bay nhè nhẹ vào mắt mủi tôi, vòng ngực mềm mại của cô gái ngồi phía sau chạm vào lưng tôi, cùng với cánh đồng lúa xanh dọc theo hai bên đường đá đỏ, làm cho cảm giác của tuổi trẻ trong tôi lúc đó “sướng” thật. Nhưng tôi không thể chở 4 người được trên chiếc xe Citi. Không biết tại sao anh Mike có thể đèo 4 cô gái trên xe honda cup 50 ngày xưa.

Tony Tran 1992

Tony Tran 1992

Mấy bạn gái của người tình tôi đều thích tôi nên rất khó chọn lựa. Bạn bè trong xóm hay thanh niên ở trong xã nhìn tôi bằng ánh mắt nể phục có phần ghen tỵ. Chơi ở VN được một tháng tôi trở về Mỹ vì phải đi học trở lại.

Tôi xin cám ơn Thượng Đế đã giúp cho tôi được sống ở nước Thiên Đàng. Tôi có cơ hội để học hành, làm việc kiếm tiền, hấp thụ nền văn minh tuyệt đối, học được cách ứng xử lịch sự, và tăng thêm niềm tự tin khi tiếp xúc với mọi người, đặc biệt là mấy cô gái, lúc trỡ về quê mẹ của mình vào năm 1996. Thành thật cám ơn nước Mỹ.