Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam
Hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam bao gồm những bước sau:
1. CÔNG HÀM ĐỘC THÂN
Để kết hôn ở Việt nam, luật Việt Nam yêu cầu công dân Mỹ hoặc thường trú nhân phải có một bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân. Công Hàm Ngoại Giao này phải được hợp pháp hóa bởi đại sứ quán Việt Nam bao gồm tất cả các giấy tờ yêu cầu cần thiết theo quy định của chính quyền địa phương.
Xin vui lòng lưu ý rằng mỗi chính quyền của thành phố hay tỉnh thành ở Việt Nam có mỗi yêu cầu Công Hàm Ngoại Giao, thủ tục và thời gian chờ đợi khác nhau. Vì vậy, điều cần thiết là quý vị phải biết được những yêu cầu này để chuẩn bị tốt cho giấy tờ và lên kế hoạch cho chuyến đi về Việt Nam một cách phù hợp.
Văn phòng di trú của chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết để hoàn thành bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân. Hơn nữa, chúng tôi bảo đảm rằng Công Hàm Ngoại Giao sẽ tuân theo tất cả yêu cầu cần thiết của mỗi chính quyền ở thành phố hay tỉnh thành khác nhau. Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị lịch trình cho chuyến đi của quý vị phù hợp với cuộc hẹn phỏng vấn và thời gian chờ đợi được yêu cầu bởi chính quyền thành phố hay tỉnh thành.
HỢP PHÁP HÓA BẢN ÁN LY HÔN:
Đối với những người đã từng ly hôn ở ngoài nước Việt Nam, phải có bản án ly hôn được chứng thực và hợp pháp hóa bởi Lãnh Sự Quán hoặc Đại Sứ Quán Việt Nam trước khi được sử dụng ở Việt Nam .
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thông thường mất khoảng 2 đến 3 tuần để thu thập giấy tờ và hoàn thành bộ Công Hàm Độc Thân. Thời gian chờ đợi để nộp hồ sơ cho đến khi phỏng vấn và nhận được giấy hôn thú là trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, có thể thay đổi phụ thuộc vào mỗi tỉnh thành khác nhau. Xin vui lòng liên lạc với văn phòng chúng tôi trước khi lên kế hoạch về Việt Nam để kết hôn.
2. THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VIỆTNAM
Khi quý vị có Bộ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân, chúng tôi sẽ gửi về văn phòng của chúng tôi tại Việt Nam truớc khi quý vị về Việt Nam hoặc giao cho quý vị để quý vị cầm về Việt Nam. Quý vị phải nộp tất cả các giấy tờ cần thiết cho chính quyền địa phương cùng với đơn xin đăng ký kết hôn. Quý vị và vợ/chồng phải tham dự phỏng vấn tại chính quyền địa phương và phải đợi một khoảng thời gian trước khi chính quyền cấp giấy hôn thú. Quý vị và vợ/chồng phải có mặt để ký vào giấy hôn thú ngay khi được cấp.
Đối với những người đã ly hôn ở nước ngoài, trước tiên quý vị phải xin ghi chú ly hôn ở Việt Nam trước khi bắt đầu quá trình nộp đơn xin kết hôn. Tiến trình này mất 3 tuần để hoàn thành.
Văn phòng di trú FCG tại Việt Nam có thể giúp quý vị về tiến trình xin ghi chú ly hôn cũng như nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch phù hợp cho quý vị trong thời gian ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của quý vị và vợ/chồng với chính quyền địa phương.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Đối với những người có tiến trình chứng thực ly hôn, phải gửi bản án ly hôn được hợp pháp hoá cho vợ hoặc chồng ít nhất 1 tháng trước khi về Việt Nam. Thời gian yêu cầu để đăng ký kết hôn ở Việt Nam là 25 – 50 ngày tuỳ thuộc vào từng thành phố hay tỉnh thành. Vui lòng liên lạc trước với văn phòng chúng tôi để lên kế hoạch phù hợp với chuyến đi của quý vị.
3. NỘP ĐƠN BẢO LÃNH VỚI SỞ DI TRÚ MỸ:
Sau khi quý vị và vợ/chồng quý vị được cấp giấy chứng nhận kết hôn, quý vị có thể nộp đơn bảo lãnh vợ chồng của quý vị với Sở Di Trú Hoa Kỳ. Sau khi được chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh vợ chồng của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi vợ/chồng của quý vị được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà vợ/chồng quý vị đang sống.
Văn phòng chúng tôi sẽ giúp quý vị hoàn thành hồ sơ bảo lãnh vợ chồng theo yêu cầu của Sở Di Trú Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị cho đến khi hồ sơ được chấp thuận trong khoảng thời gian Sở Di Trú xét hồ sơ. Đồng thời chúng tôi cũng cập nhật thông tin thường xuyên đến quý vị. Nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng hay tài liệu gì, chúng tôi cũng sẽ giúp quý vị chuẩn bị những giấy tờ yêu cầu cần thiết để bổ sung. Văn phòng chúng tôi cũng sẽ thu thập tất cả giấy tờ cần thiết hay chữ ký của vợ/chồng quý vị để hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh nhanh nhất.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi cho đến khi hồ sơ bảo lãnh vợ chồng được Sở Di Trú chấp thuận phụ thuộc vào mỗi thời điểm. Tuy nhiên, thông thường thì mất khoảng 4 – 6 tháng.
Phí nộp hồ sơ cho Sở di trú (USCIS): 420$
4. BẢO TRỢ TÀI CHÁNH VÀ THỦ TỤC TẠI TRUNG TÂM CHIẾU KHÁNG QUỐC GIA (NVC)
Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC) để được cứu xét. Người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chánh và những giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo lãnh. NVC sẽ hoàn thành hồ sơ của quý vị và lên lịch phỏng vấn tại lãnh sự quán Mỹ ở Sài gòn, Việt nam.
Văn phòng của chúng tôi ở Hoa Kỳ và ở Việt Nam sẽ chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết để nộp vào NVC sớm nhất và theo dõi hồ sơ của quý vị tại NVC cho đến khi nhận được giấy hẹn phỏng vấn.
BẢO TRỢ TÀI CHÁNH
Người bảo lãnh cho vợ/chồng phải hoàn thành bộ bảo trợ tài chánh cho thấy rằng đương đơn có thể sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn đó.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chánh cho đến khi phỏng vấn là từ 3 – 6 tháng.
Phí trả NVC: 88$ cho người bảo lãnh và 230$ cho đương đơn
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM YÊU CẦU THUẾ THU NHẬP
https://uscis.gov/files/form/i-864p.pdf
5. PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỰ QUÁN:
Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình bảo lãnh vợ / chồng. Vợ / chồng của quý vị phải chứng minh được mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình là thật. Vợ / chồng của quý vị phải sẵn sàng trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của Viên Chức Lãnh Sự và đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình. Văn phòng ở Việt Nam của chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả những câu hỏi và bằng chứng có liên quan đến buổi phỏng vấn cho Vợ / Chồng của quý vị.
6. THỦ TỤC KHIẾU NẠI VỚI SỞ DI TRÚ – NẾU HỒ SƠ BỊ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MỸ TỪ CHỐI
Nếu đơn bảo lãnh cho vợ chồng quý vị bị Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam từ chối, đơn bảo lãnh này sẽ bị trả về Sở Di Trú Mỹ. Sau khi Sở Di Trú Mỹ xem xét đơn bảo lãnh mà Lãnh Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam trả về, họ sẽ gởi cho quý vị 1 lá thư cho phép quý vị có cơ hội để khiếu nại quyết định này của Lãnh Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam.
Văn phòng chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị thư khiếu nại cùng với các tài liệu bổ sung để đáp lại thư yêu cầu của Sở Di Trú. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị để chắc chắn rằng hồ sơ của quý vị sẽ được xem xét trong khung thời gian tiến hành của Sở Di Trú. Đồng thời nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng, chúng tôi sẽ giúp quý vị chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn tất để nộp cho Sở Di Trú.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI: 877-DI-TRÚ-MỸ
Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ / chồng sang Mỹ tôi cần phải có những điều kiện gì?Đáp: Bạn phải là công dân Mỹ hoặc là thường trú nhân (thẻ xanh), bạn và vợ/chồng bạn phải có đăng ký kết hôn và bạn phải đủ điều kiện tài chánh được quy định bởi Sở Di Trú.
Hỏi : Thời gian để tôi bảo lãnh vợ/chồng sang tới Mỹ là bao lâu ?
Đáp : Thông thường thì thời gian bảo lãnh vợ chồng khoảng từ 8 – 12 tháng
Hỏi : Tôi có thẻ xanh thì có bảo lãnh vợ sang Mỹ được không ?
Đáp : Có. Bạn có thẻ xanh vẫn có thể bảo lãnh vợ sang mỹ được.
Hỏi: Tôi hiện tại đang thất nghiệp nên không thể chứng minh tài chính được, vậy tôi có thể bảo lãnh vợ sang mỹ được không?
Đáp : Được. Bạn có thể bảo lãnh vợ của bạn sang Mỹ. Trường hợp bạn không có công việc làm và không có tài sản gì thì bạn có thể nhờ người có thể chứng minh tài chính đứng ra đồng bảo trợ với bạn. Người này không bắt buộc là người thân, họ hàng của bạn nhưng người này phải có trách nhiệm về tài chính với vợ của bạn đối với chính phủ Mỹ.
Hỏi : Tôi có quốc tịch Mỹ. Tôi quen với một người qua Mỹ theo diện du lịch với visa du lịch là 1 năm. Chúng tôi mới đăng ký kết hôn ở Mỹ. Visa du lịch của vợ tôi chưa hết hạn. Nếu tôi nộp đơn xin bảo lãnh vợ, vợ tôi có phải trở về Việt Nam không?
Đáp : Không. Nếu vợ của bạn qua Mỹ một cách hợp lệ như bằng visa du lịch, du học, hay business rồi kết hôn với bạn là công dân Mỹ. Trường hợp này, bạn có quyền nộp đơn xin bảo lãnh vợ/chồng cùng lúc với đơn xin thẻ xanh. Và vợ của bạn có quyền được ở lại.
Hỏi : Tôi muốn bảo lãnh vợ sang Mỹ thì cần những giấy tờ gì và vợ tôi cần những giấy tờ gì?
Đáp : Người bảo lãnh cần có copy hộ chiếu, thẻ xanh hoặc bằng quốc tịch. Hình thẻ (kích thước 2inch x 2inch). Giấy tờ chứng minh thu nhập (thuế, xác nhận việc làm …), hôn thú của hai vợ chồng. Người được bảo lãnh cần có bản sao khai sinh, hình thẻ (2inch x 2inch), lý lịch tư pháp.
Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ từ Việt Nam qua Mỹ theo diện vợ chồng. Vợ của tôi hiện tại có một đứa con đang du học tại Mỹ (hiện tại 18 tuổi 4 tháng). Vậy xin hỏi người con này có được quyền ở lại Mỹ không?
Đáp: Nếu anh và vợ của anh (mẹ của cháu) kết hôn lúc cháu dưới 18 tuổi thì anh có thể bảo lãnh cho cháu ở lại Mỹ và có thẻ xanh luôn. Nếu anh kết hôn sau khi cháu 18 tuổi thì anh không bảo lãnh được. Anh nên làm theo diện Fiance để cháu có thể đi theo hồ sơ của mẹ.
Source: baolandduhoc.com
Cho em hỏi em có quen 1anh là việt kiều úc, chúng em quen nhau đựơc hơn 1năm va chuẩn bị kết hôn, ở bên đó anh ấy cung đang chuẩn bị thủ tục để kết hôn và bảo lãnh cho em qua đó sau khi kết hôn, còn ở bên đây em cần chuẩn bị trước những gì cho việc đăng kí kêt hôn và có cần thêm nhửng giấy tờ gì cuả anh ấy gửi về không. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục và phỏng vấn thì sau bao lâu em có thể qua đó đoàn tụ với chồng em. Nhờ anh chị giải đáp dùm em, em cảm ơn nhiều ạ!!!
– Trả lời của ông Lâm Dũng, chuyên viên tư vấn về di trú (Công ty Tư vấn Di trú và Du học Uniworld):
Bạn Tiến Lê thân mến,
Sau khi anh kết hôn tại Việt Nam và nhận được Giấy Chứng nhận đăng ký kết hôn (Hôn thú) hợp pháp tại Sở Tư pháp ở Việt Nam, khi trở về Úc là anh có thể tiến hành ngay thủ tục bảo lãnh vợ của anh sang Úc đoàn tụ với anh (Anh cần phải làm thủ tục bảo lãnh (Sponsorship) gởi về Việt Nam cho vợ của anh trước, sau đó vợ của anh sẽ làm thủ tục xin cấp Visa và nộp vào Tổng LSQ Úc tại Việt Nam cùng với hồ sơ bảo lãnh của anh).
Anh nên liên hệ Văn phòng Bộ di trú Úc gần nhất nơi anh đang cư ngụ để đóng tiền hồ sơ bảo lãnh vợ của anh (Nếu đóng tại Úc lệ phí sẽ là: 1,305 AUD – Nếu đóng tại Việt Nam lệ phí sẽ là: 1,045 USD). Khi đóng lệ phí, anh nên xin mẫu đơn bảo lãnh (Form 40 SP) tại Văn phòng Bộ di trú ở Úc hoặc anh có thể Download từ Website của Bộ di trú Úc.
Sau khi điền đơn bảo lãnh 40 SP, anh cần đính kèm những chứng từ của anh (Photocopy có thị thực JP tại Úc) theo yêu cầu và gởi về Việt Nam cho vợ của anh.
Sau khi vợ của anh nhận được hồ sở bảo lãnh của anh, vợ của anh sẽ hoàn tất mẫu đơn 47 SP đồng thời đính kèm những chứng từ của vợ anh tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ di trú Úc. Tất cả hồ sơ sẽ được nộp vào Tổng LSQ Úc tại Việt Nam để được xét đơn và sắp xếp lịch phỏng vấn (Vợ của anh sẽ không phải đóng một khoản phí nào tại Việt Nam khi nộp hồ sơ trừ lệ phí khám sức khỏe).
Anh có thể xem chi tiết hướng dẫn về yêu cầu thủ tục hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng (Spouse) tại trang Web của Bộ di trú Úc: http://www.immi.gov.au – chọn: Migrating to Australia – Chọn: Migrating as – Chọn: a spouse, partner or fiancé (e). Anh cũng có thể Download mẫu đơn 40 SP và 47 SP tại địa chỉ Website này trên trang: Online services, forms and booklets.
Ngoài những chứng từ theo yêu cầu, mỗi người cũng cần nộp một bản tường trình vào Tổng LSQ Úc để qua đó trình bày rõ ràng về sự quan hệ giữa hai người.
Tuy có bảng hướng dẫn cụ thể về thủ tục hồ sơ bảo lãnh trên trang Web của Bộ di trú Úc nhưng theo ý kiến của riêng tôi, đối với thủ tục bảo lãnh diện vợ chồng sẽ không đơn giản cho nên anh không nên tự làm để tránh mọi rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra. Nhất là nếu một trong hai bên đã từng ly hôn hoặc cả hai đã một lần ly hôn thì hồ sơ sẽ càng phức tạp hơn.
(Anh nên lưu ý là nếu trước đây anh đã từng bảo lãnh vợ sang Úc và sau đó cả hai ly hôn tại Úc, anh phải chờ trong thời gian tối thiểu là 5 năm mới có thể bảo lãnh được người vợ thứ 2 sang Úc)
Anh nên nhờ luật sư di trú (Migration Solicitor) hoặc Văn phòng dịch vụ di trú (Migration Agent) đáng tin cậy để họ hoàn tất thủ tục cho anh và vợ của anh tại Việt Nam. Đối với kinh nghiệm của họ, họ có thể giúp cho anh và vợ của anh sẽ không phải đi lại nhiều lần đồng thời hồ sơ của anh sẽ được hoàn tất đầy đủ và sớm hơn.
TTO
Cho62ng tôi sinh bên úc và đăng ký kết hôn tại việt nam, đã có giấy kết hôn. Cho toi hỏi thủ tục bảo lãnh vợ sang úc như thế nào, nộp tại đâu và 2 bên cần có những giấy tờ gì?
Tôi cũng vừa xin được visa cho vợ con tôi đi cùng qua Úc, xin tại VN. Thủ tục giới thiệu trên trang web chỉ vắn tắc. Thực tế thì cần phải nộp rất nhiều giấy tờ. Tôi chỉ có kinh nghiệm là hồ sơ xin visa cho tôi cùng lúc với vợ con thôi. Trường hợp của bạn chắc cũng sẽ tương tự. Đại khái như sau:
– Sơ yếu lí lịch của nguời vợ có xác nhận của chính quyền địa phương, bản gốc + copy chứng thực và dịch.
– Bản copy chứng thực của giấy hôn thú (ở VN không cần dịch)
– Bản copy chứng thực của giấy khai sanh của vợ và con (ở VN không cần dịch)
– Giấy tờ chứng minh tài chánh: giấy xác nhận học bổng, sổ tài khoản ngân hàng. Trường hợp tôi có học bổng toàn phần nhưng ĐSQ Úc vẫn đòi tài khoản ngân hàng khoảng 130 triệu VND, có trước ngày nộp đơn xin visa, cho chi phí vợ con sống 1 năm. Nếu tài khoản ngân hàng không phải của bạn hay của vợ thì phải có giấy cam kết của ngưởi chủ tài khoản là dùng số tiền đó để cho vợ con bạn xài + kèm theo bản copy chứng thực giấy CMND của người đó.
– Các giấy tờ liên quan đến việc làm của vợ, nếu đã hoặc đang làm việc. (cần copy công chứng và dịch).
– Các giấy tờ liên quan đến bản thân của bạn (giấy nhập học, giấy chứng nhận sinh viên…).
– Sẽ được yêu cầu khám sức khoẻ.
– Nếu con của bạn đang độ tuổi đi học thì phải có giấy nhận vào học của 1 trường ở Úc.
– Copy chứng thực toàn bộ sổ hộ khẩu của vợ con (ở VN không cần dịch).
– Có thể phải thêm 1 ít giấy tờ khác tùy theo được yêu cầu. Nói chung càng nhiều giấy tờ càng tốt.
– Ngoài ra bạn nên viết thêm 1 lá thư giải thích rõ hoàn cảnh của bạn.
Mặc dù giấy tờ thủ tục khá phức tạp nhưng có học bổng học PhD thì dễ được xét cấp visa cho vơ con lắm. Chúc bạn sớm bảo lãnh được vợ con.