Tag Archive | du học

Kinh nghiem phong van o Lanh Su Quan My

Không ai có thể chắc chắn rằng mình sẽ được cấp visa bất chấp cảm giác hay thái độ của mình trong cuộc phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự chỉ cấp visa khi nào người xin visa hội đủ những điều kiện về phương diện pháp lý. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn chứng minh bạn đủ tư cách trong cuộc phỏng vấn:

Phong van tai Lanh Su Quan My1. Lúc trả lời câu hỏi, bạn nên tránh kể chuyện đời bạn hay kể chuyện gia đình của bạn cho nhân viên lãnh sự. Thật vậy, nhân viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Họ không muốn nghe bạn kể chuyện dài dòng cho một câu hỏi ngắn. Khi họ đặt câu hỏi là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo đòi hỏi của luật di trú Hoa Kỳ hay không.

2. Bám vào vấn đề và trả lời thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng, nhân viên lãnh sự đặt một câu hỏi chỉ cần trả lời «Có» hay «Không». Nếu gặp một câu hỏi như vậy, bạn nên trả lời thẳng câu hỏi thay vì trả lời vòng quanh không nhắm vào câu hỏi đặt ra. Nói một cách khác, bạn nên trả lời ngắn gọn, nhưng nhắm vào suy tư của nhân viên lãnh sự và thỏa mãn quan tâm của họ. Dĩ nhiên là nếu gặp một câu hỏi cần sự giải thích thì bạn giải thích cho họ, nhưng đi thẳng vào vấn đề.

3. Nghe hết câu hỏi của nhân viên lãnh sự trước khi trả lời. Thật vậy, nếu bạn trả lời trước khi nhân viên lãnh sự dứt lời thì có khi bạn không trả lời đúng câu hỏi mà họ đặt, và thay vì làm cho cuộc phỏng vấn được mau kết thúc, bạn lại làm kéo dài cuộc phỏng vấn.

4. Bạn phải chắc chắn hiểu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu câu hỏi thì bạn lịch sự cho họ biết để họ có thể lập lại câu hỏi, dùng từ đơn giản hơn hay nhờ người thông dịch lại cho bạn. Nhân viên lãnh sự không muốn bạn trả lời một câu hỏi mà bạn không hiểu và họ sẽ không biết rằng bạn không hiểu câu hỏi nếu bạn không cho họ biết.

5. Không nên đoán câu hỏi. Nếu bạn không biết trả lời câu hỏi, hay bạn không nhớ thì bạn cho nhân viên lãnh sự biết. Họ không muốn bạn đoán nếu bạn không biết.

6. Nên nói sự thật. Có nhiều người đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng họ lại nói dối nhân viên lãnh sự vì họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi nhân viên lãnh sự khám phá được, họ bị cấm vào Mỹ suốt đời. Nếu những người đó nói sự thật ngay từ đầu và giải thích trường hợp của họ thì họ đã được cấp visa. Nếu bạn nghi ngờ về trường hợp của bạn thì bạn nên nói sự thật và giải thích chuyện gì đã xảy ra.

7. Nên trình những giấy tờ gốc và xác thực. Những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bị từ chối visa. Lãnh sự quán Hoa Kỳ, với một trong những Bộ phận kiểm soát gian lận lớn nhất và tinh vi nhất, có thể khám phá những giấy tờ giả mạo và sự gian lận của bạn.

Nguồn Visa Mỹ

Sau đây, SG VISA xin chia sẽ cùng ban và quí độc giả về cách chuẩn bị hồ sơ và cách xây dựng khối bằng chứng thuyết phục để giúp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng lấy được visa đi Mỹ một cách hiệu quả nhất bằng cách không để cho các viên chức chính phủ Mỹ có lý do để từ chối hồ sơ định cư của mình.

Dam cuoi trong mua lu

Dam cuoi trong mua lu

1. Các giai đoạn & quá trình xét duyệt hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng:
·      Giai đoạn 1 – USCIS:

– Hoàn tất các giấy tờ và mẫu đơm cần thiết (đơn I-130, G-325A,..), sau đó gửi hồ sơ đến Sở Di Trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).

– Khoảng 7-10 ngày sau khi nhận được hồ sơ, USCIS gửi giấy thông báo (Đơn I797/I797C) cho người bảo lãnh với thông báo hồ sơ đã được nhận cùng số hồ sơ

– Khoảng 6 – 9 tháng sau, USCIS tiếp tục gửi giấy chấp thuận (Đơn I-797) với thông báo đã chấp thuận hồ sơ và chuyển qua Trung Tâm Chiếu Khán quốc gia (NVC – National Visa Center). ·

Giai đoạn 2 – NVC:

– Sau khi nhận được hồ sơ từ USCIS, NVC sẽ gửi giấy thông báo hướng dẫn làm bảo trợ tài chánh và đóng các phí sau: Phí $120 (phí để NVC xét bảo trợ tài chánh) và $325 (phí xin visa cho người được bảo lãnh).

– Hoàn tất bộ bảo trợ tài chánh và các giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn của NVC.

– Thông thường NVC sẽ cấp lịch phỏng vấn kể từ sau 3 – 6 tháng sau khi nhận được bảo trợ tài chính và các giấy tờ theo luật. ·

Giai đoạn 3 – Phỏng vấn tại LSQ

– Khám sức khỏe, chích ngừa

– Sắp xếp hồ sơ giấy tờ và phỏng vấn

– Sau cuộc phỏng vấn, nếu viên chức lãnh sự được thuyết phục rằng đây là cuộc hôn nhân thật, người được bảo lãnh sẽ được cấp giấy chấp thuận cấp visa và sẽ nhận được visa khoảng 10 – 14 ngày sau đó qua đường bưu điện.

2. Lưu giữ thông tin và xây dựng được khối bằng chứng thuyết phục

Thông thường một mối quan hệ bạn trai bạn gái gặp nhau và tìm hiểu nhau để tiến đến mối quan hệ hôn phu hôn thê hoặc vợ chồng sẽ là một quãng thời gian khá dài và có nhiều bằng chứng đáng tin cậy. Để xây dựng được khối bằng chứng thuyết phục, ban và vợ cần làm theo thứ tự thời gian. Việc đầu tiên là quay lại khoảng thời gian ban đầu khi mới quen nhau, đặc biệt là lần đầu tiên anh và vợ mới quen biết nhau, ví dụ như ai đã từng giới thiệu anh và vợ biết nhau, hoặc trong trường hợp nào một người ở Mỹ và một người ở Việt Nam lại có cơ hội quen nhau. Hầu hết tất cả những hồ sơ xin visa đi Mỹ theo diện vợ chồng sẽ đều được LSQ hỏi trong buổi phỏng vấn và các cuộc điều tra về lần đầu tiên liên lạc hoặc gặp nhau, nên nếu ban đã quen vợ mình qua một trung tâm môi giới có tính phí, thì bằng chứng anh có thể truy lại được là hóa đơn hoặc bản sao kê ngân hàng của anh cho thấy tài khỏan ngân hàng của anh đã được trung tâm mối giới rút một khỏan tiền cho việc họ giúp anh quen với chị. Hoặc giả sử anh chị quen nhau qua một website, như Vietdating.us, Vietfun, vietcupid hoặc Facebook, thì bằng chứng thuyết phục là những dòng thông tin anh chị đã trao nhau qua lần chat hoặc Email đầu tiên. Tuy nhiên, nhiều người khi mới quen nhau lại không nghĩ về việc sau này sẽ trở thành bạn trai bạn gái, hôn thê hôn phu hoặc vợ chồng nên thường thì họ sẽ không lưu lại email hoặc lần chat đầu, nên những bằng chứng khác như bill điện thoại hoặc thẻ gọi quốc tế (international calling cards) cũng có thể được sử dụng là bằng chứng cho lần quen biết đầu.

Nếu bạn quen người bạn đời trên trang web Vietdating.us, lúc đi phỏng vấn thì vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu họ hỏi về thông tin trang web tìm bạn bốn phương này. Chúng tôi sẻ cho biết các thông tin về trang web và ghi rỏ cho quý vị ngày tháng và năm mà bạn đăng ký hồ sơ. Chúc may mắng.

Ngoài những bằng chứng của lần đầu liên lạc hoặc gặp nhau thì ban và vợ cần có những bằng chứng về sự duy trì của mối quan hệ như hình ảnh chụp chung; hóa đơn gửi tiền, hóa đơn gửi bưu phẩm, bưu thiếp, thư từ qua đường bưu điện; những lần viết thư qua Gmail, Yahoo, Facebook; những cuộc nói chuyện trực tuyến qua Yahoo chat voice; giấy đăng ký tạm trú khi người bảo lãnh về Việt Nam và ở lại nhà của người được bảo lãnh; cùi vé máy bay và lịch trình bay; khai sinh của con chung nếu có…

Một số bằng chứng có khả năng thuyết phục nhiều hơn những bằng chứng vừa nêu trên bao gồm, nhưng không giới hạn, tài sản đồng sở hữu. Một hồ sơ giả mạo sẽ khó để người bảo lãnh hoặc đương đơn mạo hiểm đưa tên người kia cùng đứng tên sở hữu nhà, xe, tài khoản ngân hàng, chứng khoán, bất động sản khác. Vì khi họ chấm dứt mối quan hệ hoặc hồ sơ bảo lãnh đã thành công thì rất có thể người đồng sở hữu sẽ chiếm một nữa tài sản của họ. Giới chức chính phủ Hoa Kỳ hiểu rất rõ về điều này nên họ có ghi chú trong các tờ hướng dẫn cách điền đơn bảo lãnh.

Bất kể anh chị thương yêu người bạn đời của mình ra sao, bất kể các anh chị cảm thấy chuyện hôn nhân của mình thành thật ra sao, thì chỉ có các anh chị biết được sự thật này. Viên chức lãnh sự không biết cuộc hôn nhân này là thật hay giả. Họ cần phải được thuyết phục. Do đó, SG VISA luôn khuyến khích ban và quý độc giả nên tìm một văn phòng chuyên môn và uy tín để phụ trách hồ sơ bảo lãnh định cư ngay từ lúc đầu.

Nếu ban và các quí độc giả thân mến có những thắc mắc khác liên quan đến việc du học, du lịch, bảo lãnh định cư, hoặc đầu tư định cư theo chương trình EB-5 tại Mỹ, xin vui lòng nhập vào website của SG VISA: www.sgvisa.org, hoặc liên lạc cùng SG VISA để có thêm thông tin và kiến thức cụ thể và thực tế. Chúc anh sớm được đoàn tụ cùng vợ và cùng nhau xây dựng cuộc sống gia đình tại Mỹ.

Huy Tôn và SG VISA Team

USA và Canada: Quốc Gia Nào Hấp Dẫn Người Nhập Cư Hơn

Mổi năm có hàng ngàn người nhập cư vào USA và Canada theo diện đoàn tụ gia đình, hôn thê, hôn phu, du học, kinh doanh và v.v. Tôi muốn viết một bài về 2 quốc gia vỉ đại nhất hành tinh, đã hấp dẫn hàng triệu dân di cư từ khắp nơi trên thế giới. Sự hấp dẫn về tự do giới tính, tôn giáo, chính trị, nghề nghiệp, thực phẫm sạch sẻ, không khí trong lành, trường học tuyệt vời, y tế tiên tiến, và sự bình đẵng về mọi mặt đã cuốn hút hàng triệu người nước ngoài muốn di cư đến đây, đặc biệt là phụ nữ muốn lấy chồng nước ngoài, sang đây để được sống đúng nghĩa là phụ nữ (ladies first) và được trẻ đẹp mãi do thời tiết và khí hậu lành lạnh trong sạch.

USA vs Canada

USA vs Canada

Vậy thì quốc gia nào được bình chọn vỉ đạy hơn?

Hoa Kỳ nổi tiếng là một siêu cường về văn hóa, quân sự và kinh tế, vĩ đại nhất trong lịch sử, nhưng điều đó không có nghĩa là tốt nhất về mọi thứ cho người nhập cư. Người di cư chú ý nhiều hơn vào công việc, thu nhập, trường học, tương lai của họ và con cái họ. Họ không chú ý vào GDP là bao nhiêu, dân số bao nhiêu, hay đãng nào. Tôi là dân di cư, may mắng đã sống ỡ cả hai quốc gia tiên tiến này nên tôi nghĩ rằng người dân Canada sống thoải mái hơn là người Mỹ bỡi các lý do sau đây.

Di Dân Việt Nam sang Hoa Kỳ định cư

Thu nhập ỡ Canada cao hơn thu nhập tại Mỹ. Người Canada sống thọ hơn người Mỹ. Trung bình tuổi thọ của người Mỹ là 78 và người Canada là 81. Người Canada hài lòng với cuộc sống của họ hơn bởi cuộc sống thư giãn hơn. Họ quan hệ tình dục nhiều hơn. 80% người Canada đồng ý nói xả hội nên chấp nhận đồng tính nam và nữ, so với 60% người dân tại Hoa Kỳ đồng ý về người gay và les. Chị em phụ nữ được nghỉ dưỡng 50 tuần lể để sanh con, so với 12 tuần tại Mỹ. Thời tiết Canada lạnh hơn so với Mỹ. Canada có tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn so với Mỹ. Người Canada yêu hòa bình. Họ cảm thấy không cần thiết phải mang theo một khẩu súng bên mình để bảo vệ mình như người Mỹ. Phương tiện truyền thông như đài truyền hình, TV tai Canada có nhiều tin tức thế giới hơn.

Theo tôi thì Hoa Kỳ là nơi dành cho những người thích làm việc hăng say để kiếm tiền do đó mà người dân tại Mỹ quá bận rộn trong cuộc sống hàng ngày, nên họ không relax giống như người dân Canada. Họ không có thời gian để sống hưỡng thụ, thư giãn vì công việc bận rộn mổi ngày, đã lấp kín vào tâm trí của họ. Khi còn trẻ thì tôi sẻ chọn Hoa Kỳ để sống và phát triễn sự nghiệp. Khi quyết định nghĩ hưu thì tôi sẻ chọn Canada vì đây là đất nước tốt đẹp và người dân rất thân thiện.

Tìm Bạn Bốn Phương Trực Tuyến Tại Facebook

Kiếm chồng trên FaceBook

Có bạn kiếm chồng qua Chat, Blog, Forums, Du học, Du lịch,… Thì tôi cũng kiếm chông qua FaceBook.

Sau đây, tôi trình bày kinh nghiệm của tôi.

Tìm Bạn Bốn Phương Facebook

Tìm Bạn Bốn Phương Facebook

Theo tôi, tình yêu phải tìm kiếm. Người đời thường nói “đi tìm nửa kia của mình”. Tìm kiếm tình yêu không có gì phải chê cười mà là một việc làm rất đáng khích lệ.

Ngày xưa, ông bà tìm kiếm cho con cháu. Ngày nay mình phải tự tìm cho chính mình.

Ai cũng muốn sống trong môi trường mình thích. Có người thích quê hương với đồng lúa xanh. Có người thích thành thị với cao ốc. Riêng tôi thì thích sống ở Mỹ.

Đôi lúc tôi xấu hổ chỉ vì thích sống ở Mỹ để được lái xe hơi thoải mái và đúng luật giao thông. Tôi biết tôi không thể làm việc ở VN để có đủ tiền mua xe hơi nhưng tôi biết chắc là tôi có thể làm việc ở Mỹ và mua xe hơi rẻ và dễ hơn.

Bạn trách tôi cũng được. Nhưng đó là mong ước của tôi. Đồng lương tôi chừng 9 triệu mỗi tháng. Tiêu xài dè sẻn và đóng góp cùng gia đình thì còn lại 4 triệu dành dụm. Vậy bao lâu tôi sẽ mua được chiếc Camry mà ở VN bán 45 ngàn USD trong lúc ở Mỹ chỉ bán 22 ngàn USD?

Cho nên muốn được ở Mỹ thì tôi phải tìm “nửa kia” của mình ở Mỹ.

Chat là xưa quá, Blog là xưa quá, forum thì lộn xộn, đi du lịch thì khó xin visa, đi du học thì không thể, …. vậy thì tôi dùng FACEBOOK.

Vâng! FaceBook giúp tôi tìm “nửa kia” của mình một cách chắc chắn và chân thật nhất.

Tôi nhắc lại là tìm nửa kia là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhất quán, chân thật, … Do đó biết mình là ai, “nửa kia” phải như thế nào, và những ảnh hưởng xung quanh đến “công cuộc tìm kiếm” ra sao.

Tôi 24 tuổi, chưa già nhưng hết còn trẻ. Không còn tuổi lố nhố choi choi nhưng vẫn phải trẻ trung có “chọn lọc” (cười). Tức là cuộc đời vẫn màu hồng thắm nhưng không còn nhanh nhẹn và nhiều màu sắc của tuổi teen.

FaceBook kết nối bạn bè bằng “friend”. “friend” của “friend” dính chùm nhau nên dễ dàng bị biết một cách rộng rãi nếu không đóng kín. Nếu mình đóng kín cho riêng “friend” trực tiếp và không cho “friend” của “friend” mình thì mình khó được biết nhiều ngoại trừ mình “kết nạp” nhiều friend.

Đó là con dao hai lưỡi. Do đó tôi rất cẩn thận ăn nói trên FaceBook để tạo hình ảnh đúng với tính cách của mình. Sau đây là từng bước:

– Tạo 1 account với tên Mỹ dễ gọi trong tiếng Việt như Annie, Lily, Daisy, Kathy,…

– Chọn “friend” nào trong đám bạn bè của mình ít bị tai tiếng trên FaceBook hay ít cãi vã và lớn tiếng trên đó.

– Có ai mời làm “friend” thì thật cẩn thận và xem xét kỹ.

– Không đưa lên những link dễ gây tranh cãi và tạo ra hai cực rõ rệt “thích” và “không thích”. Chọn lọc kỹ đưa link. Đưa link không nhất thiết cần nhiều “comment” hay “like”, mà là sự thể hiện mình là người thế nào cho “nửa kia” thấy mình.

– Trong mục “Photos” thì cần tạo từ từ những “albums” nhưng không quá nhiều. Hình trong album phải chọ lọc kỹ nội dung, không bỏ nhiều hình lên. Hình không chụp choàng vai hay hót cổ với con trai, không quá nghiêm túc, nhưng tránh nhiều hiểu lầm. “Nửa kia” thấy hình thì cảm thấy mình “không thuộc về ai”, “chưa thấy thích ai”, “không biết chắc mình có hoặc không có ai”,…

– Trong mục “Notes” thì viết bài tâm sự cẩn thận.

– Viết lên “Wall” thì tránh kiểu viết tạo sự chú ý hoặc kiếm “like” thật nhiều. Tránh thể hiện quá nhiều về mình. Tuyệt đối không than phiền bất cứ ai hoặc tranh cãi với ai. Nếu có sự tranh luận thì thật nhẹ nhàng và chấm dứt khi có chiều hướng ngày một nặng nề.

– Không “like” quá nhiều một cách vô nghĩa. “Like” cũng thể hiện tính cách của mình.

– Không comment tùm lum để kiếm nhiều “friend”.

– Mời làm “friend” của mình có chọn lọc và tìm nhiều bạn cũ bên Mỹ.

– Tham gia những “Groups” lớp cũ trường xưa của mình vì thế nào cũng có những người ở Mỹ tham gia. Nếu không có “group” như thế thì tạo ra và mời những ai có liên hệ vào.

– Không đánh bóng hình ảnh của mình bằng những thể hiện như: từ thiện, tôn kính, triết lý sâu sắc,…

– Trao đổi qua lại chừng mực, không dốc hết lòng.

Và điều cuối cùng bạn nên nhớ:

– Những gì bạn bỏ lên trên Internet thì không bao giờ lấy lại được. Internet khác với những cuộc họp mặt vui chơi với bạn bè ngoài đời. Internet nó giữ tất cả những gì mình bỏ lên nó.

Sau hơn 2 năm ròng trên FB, mình tuy đã gần 27 tuổi, vẫn chưa thấy bóng dáng “nửa kia”. Cho dù có nhiều chàng Việt Kiều tìm tới mình làm quen ở ngoài thật khi tìm hiểu mình qua FaceBook, nhưng mình tránh né nhẹ nhàng vì con tim của mình chưa đập mạnh loạn xạ.

Mình tin mình sẽ tìm được.

Một ngày kia cũng đến, chàng đi công tác ở VN và tìm cách gặp mình. Chàng là “friend” của “friend” mình và chàng cũng theo dõi âm thầm của mình lâu lắm nhưng mình ít chú ý đến chàng cho dù có trao đổi “comment” và “like” qua lại nhiều lần. Mới gặp chàng mình đứng không vững, đầu chóng mặt. Mình biết chàng là “nửa kia” của mình.

Chỉ 18 tháng sau đó mình đặt chân lên xứ Mỹ sống cùng với “nửa kia” thương yêu của mình. Hành trang của mình là vốn Anh Văn sau nhiều năm miệt mài học và đủ thứ chứng chỉ khi rảnh mình học. Mình chỉ việc chỉnh lại cách nói, giọng nói cho phù hợp với địa phương và đi học lại những chứng chỉ (vì chứng chỉ ở nước nào có giá trị nhất tại nước đó cho dù cùng hệ thống như Microsoft hay Oracle (mình làm và học quản trị cơ sở dữ liệu)).

Mình vừa đi làm, vừa có bầu, vừa dành dụm mua xe (cho dù chàng có ủng hộ). Mình có được ít tiền và cùng chàng đứng tên đặt cọc để mua trả góp được xe mới toanh.

Mong ước của mình thành hiện thực: sống với gia đình nho nhỏ của mình ở Mỹ, mua xe Camry (cho dù có xe là chuyện thường), và lái xe ở Mỹ.

Mình biết mình vọng ngoại nhưng thời hiện đại một số dòng người di cư qua lại các nước là chuyện thường. Dân Tây dân Mỹ da trăng định cư lập nghiệp ở Việt Nam thì dân Việt Nam cũng có thể.

Thân chúc các bạn gặp nhiều hạnh phúc!

laychongvietkieu.wordpress.com

Các Lý Do Phụ Nữ Và Đàn Ông Tại Vietnam Lấy Chồng Hay Vợ Việt Kiều

Theo số liệu của Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong năm 2010, có tới tổng cộng 2,981 visa được cấp cho người đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, cả hai dạng có điều kiện (CR-1) và không điều kiện (IR-1). Số gần 3,000 visa vợ chồng này chiếm tới 15% trong tổng số 20,518 visa cho người Việt Nam qua Mỹ định cư theo diện bảo lãnh gia đình.

Vợ Việt Kiều

Vợ Việt Kiều

Không có số liệu cụ thể xem có bao nhiêu đàn ông và bao nhiêu phụ nữ từ Mỹ bảo lãnh cho hôn phu, hôn thê mình sang đoàn tụ, nhưng từ thực tế, ai cũng dễ dàng nhận thấy số đàn ông về Việt Nam cưới vợ vẫn chiếm phần đông hơn số phụ nữ về Việt Nam lấy chồng.

Lấy chồng ngoại vì muốn một nền giáo dục tốt

Phạm Lan Chi, 26 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Westminster, làm việc tại một công ty chuyên về thiết bị y tế, là người có ý nghĩ muốn sang Mỹ vì lý do này.

Bằng giọng nói của người Nam pha chút âm hưởng Huế, Lan Chi kể: “Tôi quen với anh qua sự giới thiệu của một người anh họ ở Mỹ. Khi đó tôi đang học đại học năm thứ 4 khoa toán của trường Ðại Học Sư Phạm Sài Gòn, và theo học năm thứ 3 khoa ngoại ngữ của một trường đại học tại chức. Từ nhỏ tôi đã là một đứa học giỏi, ngay cả khi vào đại học tôi cũng chỉ chú tâm vào chuyện học, không hò hẹn yêu đương gì hết.”

Theo lời Lan Chi, chính vì biết cô ham học, có ước mơ sẽ học lên cao nên gia đình có ý tìm cách cho cô “kết hôn giả” với một người Mỹ gốc Việt, để cô có cơ hội sang Mỹ thực hiện ước mơ của mình.

“Lúc nghe tin đó tôi vui lắm, bởi tôi ước mơ là không phải chỉ tốt nghiệp đại học mà còn phải học lên cao học và tiến sĩ. Mà có cơ hội lấy được những tấm bằng đó ở Mỹ thì còn gì bằng,” Lan Chi kể tiếp.

Tuy nhiên, khi bắt đầu trò chuyện, tìm hiểu, Lan Chi “bị rơi vào luyến ái với anh ấy.”

“Ngoài những lần nói chuyện qua email, điện thoại, tôi gặp anh ấy được hai lần ở Việt Nam, mỗi lần được chừng 10 ngày đến nửa tháng. Không chỉ trong mắt tôi, mà với cả gia đình dòng họ tôi, anh là một người quá tuyệt vời. Anh không chỉ là người đẹp trai, cao ráo, mà anh lại còn sẵn sàng giúp lau nhà, rửa chén, ẵm cháu trong những ngày về quê thăm tôi. Ai cũng bảo tôi có phước.” Lan Chi hồi tưởng.

“Thế là thay vì làm hôn thú giả để sang Mỹ đi học, thì chúng tôi lấy nhau thật.” Lan Chi sang Mỹ theo diện hôn thê vào Tháng Tư, 2005.

Lấy chồng ngoại vì muốn được tôn trọng

Thu Võ, đang làm việc tại một hãng điện tử ở Austin, chấp nhận lời giới thiệu và muốn lấy chồng Mỹ gốc Việt vì hình ảnh người em rể Việt kiều của cô mang lại.

Thu Võ, 40 tuổi, làm việc cho một công ty nước ngoài tại Sài Gòn trước khi theo chồng sang định cư tại Texas.

Xuất thân từ vùng quê Trà Vinh, Thu Võ cùng em gái mình được gia đình cho lên Sài Gòn ăn học đến nơi đến chốn. Cả hai chị em đều có bằng cao học kinh tế. Với nền học vấn đó, chuyện trở về quê lấy chồng trở thành một điều gì “không chấp nhận” được đối với cả hai chị em.

“Em tôi lấy chồng là một người Canada gốc Việt, cùng làm việc trong công ty đa quốc gia. Tôi nhìn thấy được ở em rể tôi hình ảnh của một người đàn ông có trách nhiệm, không cố tình tìm cách ‘control’ vợ mình, giữa hai vợ chồng họ có sự tương thân tương kính, chồng giúp vợ nhiều công việc trong gia đình từ dọn dẹp nhà cửa, chăm con, đến đi chợ. Khác rất nhiều với hình ảnh những gia đình dưới quê tôi.” Thu tâm sự.

“Thêm vào đó, sau bao năm ở Sài Gòn, quen với nếp sống đó, quen với cách làm việc hiện đại đó, tôi thấy mình khó có thể kết hôn được với một người đàn ông nơi quê nhà. Mà vả lại, chắc cũng chẳng ông nào chịu cưới một người vợ có học vị bằng cấp cao hơn mình, mà lại quá lứa như tôi nữa.” Thu cười nắc nẻ.

Thế là theo sự giới thiệu của người em rể, Thu làm quen và chấp nhận lời cầu hôn của một Việt kiều Mỹ, là bạn của em rể Thu, cũng có những tư chất của một người đàn ông trưởng thành tại đất nước tự do mà cô tưởng tượng.

Lấy chồng ngoại vì muốn đi Mỹ

Ðây là trường hợp Thoa Ðặng, 38 tuổi, đang làm thợ nail tại Irvine.

Nếu như Thoa Ðặng, từ Ðà Lạt, được ba mẹ cho vào Sài Gòn học hành từ năm 18 tuổi với ước mơ con cái thành danh thì cô lại mang trong đầu suy nghĩ, “Ở Việt Nam, không có nhiều cơ hội cho những người học cao, mà cái chính là nhờ vào sự may mắn, nếu như không có quan hệ kiểu ‘con ông cháu cha.’” Mặc dù cố gắng tốt nghiệp khoa Marketing tại một trường đại học, Thoa cho rằng cô học chỉ để ba cô “vui thôi.”

Thêm vào đó, chuyện cố gắng để Thoa vào Sài Gòn ăn học là còn vì “ba mẹ tôi muốn tôi sẽ kiếm được một người chồng thuộc gia đình giàu có.” Tư tưởng “phải là người có tiền bạc thì mới được người ta trọng vọng” được gieo vào đầu Thoa từ chính ba mẹ cô.

Tốt nghiệp đại học, Thoa tự làm công việc kinh doanh riêng bằng nghề buôn bán mỹ phẩm. Thoa tự hào là mình có thể kiếm được tiền nhiều hơn đám bạn cùng học đại học. “Mỗi tháng tôi kiếm được khoảng $500, trong khi bạn bè tôi làm văn phòng tiền lương chỉ khoảng $150-$200.”

Nhưng với tiền lương đó, Thoa cho rằng cô không thể có xe hơi hay nhà đẹp như nhiều người. “Có những người quen nói với tôi rằng ở Mỹ họ đi làm nail, mỗi tháng kiếm được không dưới $2,500, nếu chịu đi qua những tiểu bang miền Ðông thì tiền kiếm được còn nhiều hơn.” Thoa kể.

Chính từ suy nghĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn cho những nhu cầu về vật chất mà Thoa không ngần ngại đồng ý khi có một người Mỹ gốc Việt lớn hơn cô 13 tuổi về hỏi cô làm vợ.

Thoa Ðặng sang Mỹ vào đầu năm 2006, và bắt tay vào việc đi học và làm nail kiếm tiền chỉ nửa năm sau đó, cho đến tận bây giờ.

Lấy chồng ngoại vì duyên số

Ðây là trường hợp của Jenny Võ, 35 tuổi, cư dân Garden Grove, và Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley.

“Duyên số” là câu trả lời ngay lập tức của Jenny khi được hỏi “Lý do vì sao lại chọn lấy chồng Việt kiều?”

Sang Mỹ giữa năm 2007, Jenny vừa học xong chương trình hai năm của trường Golden West College, hiện đang theo học những lớp chuyên về thuế, trong lúc chờ vào trường Ðại Học Fullerton năm tới.

Jenny nhớ lại, “Tôi biết anh từ năm 19 tuổi, anh hơn tôi sáu tuổi, học cùng trường đại học, nhưng không cùng lớp. Thoạt đầu cũng chỉ là bạn bè quen biết qua bạn bè thôi. Sau gần ba năm biết nhau như vậy, đến một hôm, anh đến nhà tôi vào buổi tối để nói cho biết là sáng hôm sau anh… đi Mỹ.”

Khi đó là năm 1997. Theo lời Jenny, hai người vẫn email thư từ qua lại như những người bạn. “Ðến năm 2003 lần đầu tiên trở về Việt Nam, anh hỏi tôi có chịu làm vợ ảnh không. Hỏi vậy nhưng ảnh cũng nói thêm là phải chờ ảnh học xong đại học, có công việc làm rồi thì mới cưới.” Jenny kể. Cô đồng ý làm vợ, đồng ý chờ, nhưng kèm theo một điều kiện “không làm dâu” sau khi cưới.

Với Cẩm Phạm, suy nghĩ sẽ lấy chồng nước ngoài hay đi nước ngoài không hề có trong suy nghĩ của cô, bởi “không hiểu sao hồi trước tôi không có ấn tượng tốt về những anh Việt kiều vì thấy mấy anh về Việt Nam thì hay tỏ vẻ ăn chơi, khoe khoang, nhìn thấy không có thiện cảm.” Không thiện cảm với “Việt kiều,” nhưng Cẩm cũng “không thích hình ảnh người đàn ông Việt Nam nhậu nhẹt bê tha” đập vào mắt cô hàng ngày.

“Khi các anh chị trong nhà giới thiệu tôi làm quen với anh là một kỹ sư ở Mỹ, tôi cũng chỉ nghĩ là làm bạn thôi, vì hai gia đình chúng tôi khác đạo, đó đã là rào cản đầu tiên.” Cẩm nhớ lại.

Tuy nhiên, “chắc là do duyên số,” như Cẩm nói, sau bốn tháng trò chuyện qua lại trên điện thoại, anh, hơn Cẩm năm tuổi, từ San Jose về Việt Nam gặp cô.

Và chỉ hai tháng sau, anh chàng đang làm công việc kỹ sư điện toán đó cùng người mẹ quay trở về Việt Nam lần thứ hai để làm lễ đính hôn với Cẩm.

“Ðến cuối Tháng Tám, 2008 thì tôi sang Mỹ theo diện hôn thê.” Cẩm tươi cười kể lại chuyện mình.

Cẩm Phạm, 33 tuổi, đang sống tại Fountain Valley, cho rằng cô “hạnh phúc” vì “lấy được người chồng tốt, biết cảm thông.”

“Ngay từ lúc làm quen nhau, chúng tôi đã bàn về chuyện nhiệm vụ mỗi người là gì trong gia đình, chồng ra chồng, vợ ra vợ, nên không có gì bỡ ngỡ hết.” Theo lời Cẩm, chồng cô là người từng bước hướng dẫn cô thích nghi với cuộc sống mới, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Thêm một điều “may mắn” là ngay từ đầu Cẩm không phải sống chung với gia đình chồng nên chuyện “mẹ chồng nàng dâu” cũng không xảy ra.

Dẫu vậy, Cẩm vẫn thấy mình có nhiều điều lo lắng hơn khi còn sống tại Việt Nam, nhất là chuyện học hành và kiếm việc. “Tôi thật sự cảm thấy nản vì đến giờ này vẫn chưa có được một công việc như ý, tất cả còn rất bấp bênh.” Cẩm nói thêm.

Mang ước mơ phải kiếm được nhiều tiền khi sang Mỹ, Thoa Ðặng dường như đang hài lòng với mục đích đó.

Thoa giải thích, “Tiền đối với tôi là quan trọng. Rõ ràng hiện nay tôi đang kiếm được nhiều tiền hơn rất nhiều so với lúc còn ở Việt Nam. Chồng tôi cũng nghĩ như tôi. Anh không có bằng cấp gì như nhiều người sang đây từ lúc 20 tuổi, chỉ đi làm thợ tiện thôi, nhưng tiền tích cóp xưa giờ đủ để mua nhà ở và nhà cho thuê từ lúc nhà còn rẻ. Tiền tôi đi làm thì tôi vẫn dành dụm để đó, mua sắm những thứ tôi thích.”

“Không cần biết làm nail hay làm bác sĩ, nhưng cách mình chi xài, sắm sửa khiến người ta không thể khi dễ mình được khi trở về Việt Nam thăm nhà. Bỏ nhiều năm ra học bác sĩ, nhưng nợ ngập đầu, rồi cái gì cũng ki bo, tiết kiệm là điều tôi không thích,” Thoa cười nói thêm.

Với Thu Võ, người đang chuẩn bị làm mẹ ở tuổi 40, cũng cho rằng mình không hề có chút tiếc nuối gì khi lấy chồng Mỹ gốc Việt.

“Tôi cám ơn trời đất cũng thương cho tôi gặp được anh, có được những điều giống như tôi mơ ước. Mấy năm qua, cả hai chúng tôi đều đi làm, cùng kiếm tiền, cùng phụ nhau trong mọi công việc nhà, chứ không phải kiểu như phần nhiều ông chồng ở Việt Nam, đi làm về chỉ ngồi đó chờ cơm, chờ vợ cung phụng. Nói thiệt, tôi cầu mong sao cho người phụ nữ ở Việt Nam, nhất là ở vùng nông thôn được đối xử bình đẳng hơn bây giờ, và mấy ông chồng ở Việt Nam làm sao được như một phần mấy ông ở đây cũng là phước lắm cho phụ nữ chúng tôi.” Thu chia sẻ.

***

Giáo Sư Hùng Thái Cẩm, chuyên về bộ môn xã hội học và các vấn đề người Mỹ gốc Á của trường Pomona College, đã bỏ ra hơn 25 chuyến đi về Việt Nam kể từ năm 1997 đến năm 2006 để thực hiện các cuộc nghiên cứu, phỏng vấn, thu thập các số liệu xoay quanh vấn đề những người đàn ông Mỹ gốc Việt trở về Việt Nam cưới vợ, cũng như lý do lấy chồng Mỹ gốc Việt của những cô gái Việt Nam.

Từ những cuộc tiếp xúc, trò chuyện này, Giáo Sư Cẩm viết quyển “Tốt Hơn Hay Tồi Tệ Hơn – Những Cuộc Hôn Nhân Việt Nam Quốc Tế Thời Kinh Tế Toàn Cầu (For Better or For Worse – Vietnamese International Marriages in the New Global Economy).

Trong quyển này, Giáo Sư Hùng có cái nhìn sâu hơn về vấn đề hôn nhân và di dân giữa những người đàn ông sống tại Mỹ và những người phụ nữ mà họ kết hôn. Thông qua những câu chuyện cụ thể của từng người, Giáo Sư Hùng Thái Cẩm nhấn mạnh sự trớ trêu và thách thức mà những người này phải đối mặt. Trong đó, có cả tiếng nói của những người đàn ông Mỹ gốc Việt thuộc tầng lớp lao động nhập cư mong muốn có được những người vợ “truyền thống,” đồng thời có cả khát vọng của những phụ nữ trẻ có học, muốn tìm được cho mình người chồng cùng dân tộc nhưng có cái nhìn cởi mở, tự do hơn về vấn đề bình quyền nam nữ.

Lấy chồng Mỹ gốc Việt, chính vì vậy, không chỉ là một “ân huệ,” hay “trúng số” như nhiều người vẫn nghĩ.

From laychongvietkieu.wordpress.com