Reasons Vietnamese Women Get Married With “Viet Kieu”

If many Vietnamese men living in the United States, Australia, Canada and so on wishing to return to Vietnam to marry for many reasons, there are also many girls accept to marry “Viet Kieu” with different dreams.

Viet Kieu tai Hoa Ky

Viet Kieu tai Hoa Ky

In this reason, there is something for love, in the hope that a change life because you want the opportunity to earn more money to satisfy material needs in the West. But if you live and work in Vietnam, it can not be done. There is rarely an opportunity to change your life from poor to wealthy. In the West, yes, you can.

In fact, the path to marry Vietkieu is not easy for most people. One still said that those Vietnamese women who married Viet Kieu and current live in the West are “lucky” or “win the lottery”.

Do you know that there are more than 5,000 Vietnamese ladies who married with Vietnamese men in US, Canada, Australia, France, Italy, German, UK, and so on?

They are lucky. They have a chance to come to the West to live in the rich countries. They enjoy the gender freedom where women are considered the first priority. Getting married abroad is not an easy task. You must deal with dreams and reality.

Single women in Viet Nam want to get the foreign husband because they wanted a better life, a good education and bright future for their children later on. Another reason is that they want to be respected and treated with a good manner. Some ladies in Vietnam are treated badly. It happens a lot in this country. Some husbands beat their wife and treat their wife as a sex slave for years. Nowadays, many of these Vietnamese ladies can’t stand on the heat so they filed a divorce. They are seeking for a husband overseas.

Viet Kieu an choi Vietnam

Viet Kieu an choi Vietnam

Vietnamese girls marry with foreign men is because the image of their oversea relatives bring. Every year, thousands of Viet Kieu come back to Vietnam to visit their family, relatives and friends. The image of these Vietnamese people attract local people in many ways, the way they speak, spend money, treat other people, etc. Most of these Vietnamese men who live in the West for long treat others with more respects. They are responsible, not deliberately trying to “control” their wife. Between husband and wife, there is a mutual respect. They both share things and errands at home. The husband can go to market and take care of children at home. So, many local Vietnamese men back home don’t do such things.

How about the lifestyle in the West?

Everyone can work and buy a car in two months, which costs about $3,000 in U.S. In Vietnam, the poor people can’t afford to buy a car in their lifetime. In America, when you work in a Nail Salon, you can earn from $2,500 to $4,000 a month. So, you can buy a used car for $3,000 within two months. So, Vietnamese women seeking foreign men so that they can come to the West because of mostly material needs.

Viet Kieu Should Marry City or Countryside Girls?

Viet Kieu is defined as Vietnamese men who live in the Western nations like USA, Canada, Australia, Italy, France or others. Every year, there are thousands of Vietkieu come to Viet Nam and get married with Vietnamese girls in their home country. They sponsor these Vietnam brides to the West and live with each other. Some marriages got broke up after a few years while some were happy. The question is, should Viet Kieu marry city girls who live in Saigon, Ho Chi Minh, Hanoi, Hai Phong or in countryside area? This is a hard question to answer. Each Vietnamese guy has different concept about what type of woman he likes. I will tell you which girl you should marry that she does not leave you after she comes to the West.

Viet Kieu

Don’t marry with girls in single clubs or bars. You can go there to have fun. You can get one or two nights stand. However, it does not matter if she is so beautiful or sexy, do not think about marrying her. As you know, there are many single Viet ladies at such places want to come to the West so they can make you happy and feel sympathy to get married with them. Be strong, just have fun, nothing else. I don’t want to say all of them are bad but you should cover your ass. Don’t take that risk.

Don’t marry with a Vietnamese lady who is younger than you 20 or 30 years old. Every man wants young girls, no doubt about that. Again, you can have fun with such a young girl at clubs or bars but not to marry her. Statistics showed that 90% of such marriages broke up in America, sooner or later. You can get married with a Viet girl who is less than 10 years old. This is fine.

Back to our article, should you marry city or countryside girl in Viet Nam? I will say it is the same. In terms of loyalty, honesty, faithfulness, they are the same. What I recommend is to find her on the Vietnamese dating services. You can read her personal profile and match with your interests and likes. You can contact as many girls as you want and choose the best one. Just register for a profile and get started. Again, Vietnamese Dating Site is the solution to meet a bride in Vietnam.

Hợp đồng hôn nhân (thỏa thuận trước đám cưới) Cho Người Việtnam

Hiện tại có khoãng một nữa các cuộc hôn nhân ỡ Mỹ kết thúc bằng tố tụng ly hôn mặc dầu không có ai nghĩ đến ly hôn khi họ kết hôn. Nếu quý vị sống ở các quốc gia tiên tiến, có luật pháp rỏ ràng minh bạch, như Hoa Kỳ, Úc, Canada, v.v thì tôi khuyên nên sữ dụng Hợp đồng tiền hôn nhân (HĐTHN) trước khi đám cưới. Tiếng anh gọi là Premarital agreements (hay Prenuptial agreements hay “prenups”).

Thoa thuan truoc dam cuoi (HDTHN)

HĐHN hay thỏa thuận trước hôn nhân là một bước pháp lý chung, đưa ra trước khi kết hôn, thiết lập về tài sản và quyền lợi tài chính của vợ hoặc chồng, trong trường hợp ly hôn. Tiếng anh gọi là Prenuptial agreements hay “prenups”). Nói rỏ ràng hơn, hợp đồng hôn nhân này, là sự thỏa thuận giữa các đôi nam nữ, trước khi kết hôn, về việc phân định, hay chia tài sản chung, riêng, trước, hay sau, v.v.
Nếu quý vị sống ỡ các nước phương Tây thì nên sử dụng HĐHN, để khỏi phiền phức sau này khi tố tụng ly hôn. Quý vị nào sống tại VN thì tôi không biết, có sử dụng HDHN được không, vì tôi nghỉ luật pháp còn lỏng lẻo quá. Vì tại VN, tuy luật ra qui định, nhưng luôn để khe hỡ, cho người ta chạy chọt và hối lộ, nên Tôi không chắc lắm.

 

Quý vị nào sống tại phương Tây như Mỹ, Úc, Canada, muốn bảo vệ tài sản của mình nếu xãy ra chuyện ly hôn, thì nên làm HĐTHN. Trai gái khi yêu nhau thì mặn nồng tha thiết, khi kết hôn thì tràn ngập hạnh phúc, khi ly hôn thì cay đắng ê chề. Nếu thêm chuyện tố tụng nhau, về việc phân chia tài sãn nữa, thì thật là không hay tí nào. Mà quý vị biết sao không? Khi tố tụng nhau về vấn đề phân chia tài sãn, thì quý vị sẻ phải tốn rất nhiều tiền, chi cho Luật sư trong thời gian tố tụng. Chúng ta nên để số tiền này cho con cái của mình, thì tốt hơn.
Phụ nữ hay đàn ông VN sống tại Hải ngoại làm chủ tiệm Nail, nhà hàng, hay bất cứ công ty nào, cũng nên làm HĐTHN, nếu không muốn tài sãn mình bị phân chia không công bằng sau này, lúc tố tụng ly hôn.
HĐTHN cung có thể được áp dụng cho các anh Việt Kiều lấy vợ từ VN, và bảo lãnh sang nuoc ngoai sinh sống. Đặc biệt các anh VK ỡ nước ngoài muốn lấy vợ trẻ tại VN , thì tuyệt đối nên sữ dụng HĐTHN. Muốn chắc chắn rằng tài sản của quý vị được bảo vệ, thì quý vị nên áp dụng HĐTHN trước khi đăng ký kết hôn.

Cách chuẫn bị HĐTHN

Quý vị nên liên hệ với luật sư tại thành phố hay tiểu bang mình đang sinh sống để viết HĐHN và cả hai người ký tên vào. Quý vị có thể nói luật sư viết bất cứ điều gì trong bản HĐHN này, mà hợp với luật pháp nơi quý vị đang sinh sống.

Tại sao sử dụng một HĐTHN

Ngày xưa HĐTHN được áp dụng bỡi những người giàu có như tài tữ Hollywood, đại gia, triệu phú, hay ti phú, nhưng ngày nay, nó được áp dụng bỡi hầu hết các cặp vợ chồng có tài sãn chênh lệch nhau. Yêu nhau cho đến đám cưới là một câu chuyện dài, nhưng đám cưới cho đến ly hôn lại bi thương hơn, nếu cả hay phải tố tụng và tranh chấp nhau về tài sản.

Nói chung, một HĐTHN có thể được sữ dụng để:

1. Bảo vệ một phía không phải gánh nợ phía bên kia
2. Bảo vệ tài sãn cụ thể của một bên
3. Xác định tài sãn thuộc về ai sau khi chết
4. Đơn giản hóa việc phân chia tài sản trong trường hợp ly hôn
5. Làm rõ trách nhiệm của các bộ phận tài chính

Lợi và hại của HĐTHN

Thảo luận về HĐTHN với người hôn thê hay hôn phu, không phải là chuyện dể dàng, vì có khả năng sẻ làm mất lòng tin của phía bên kia. Có ưu điễm và khuyết điễm khi đề nghị người kia ký vào HĐTHN.

Ưu điễm

1. Hỗ trợ tài sản của bạn mà không cần tòa án nhúng tay vào
2. Chắc chắn rằng các thỏa thuận tài chính của bạn với người phối ngẫu
3. Bảo vệ các doanh nghiệp gia đình và tài sản của nó
4. Giãm mâu thuẫn khi tranh chấp tài sản lúc ly hôn
5. Tránh chia sẻ trách nhiệm khi mang nợ lúc ly hôn

Nhược điểm

Có thể tạo ra sự mất lòng tin trong cuộc sống. Cũng có thể tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ, hay mất lòng tin trong tình cảm. Vì có một số người sẻ nghỉ rằng, chưa kết hôn mà lại nghỉ đến ly hôn, vậy làm sao gia đình hạnh phúc?

 

HĐTHN rất cần thiết cho bất cứ vợ chồng nào có tài sãn chênh lệch nhau, như một người nghèo và một người giàu lấy nhau, một người có của và một người không của, v.v. Hảy suy nghĩ kỷ càng trước khi ký giấy kết hôn. Quý vị hảy suy nghỉ thông suốt nhé, để tránh tố tụng nhau khi ly hôn, là làm HĐTHN.
Tôi là Tony Tran, người thành lập trang web Vietdating.us, để kết nối người độc thân làm quen online, và tiến đến hôn nhân.
Xin chúc quý vị an lành và hạnh phúc !

Cái giường nào đắt giá nhất trên đời -Steve Jobs

Những lời cuối cùng của Steve Jobs – người sáng tạo ra Iphone Apple – chấn động cả thế giới.

Steve Jobs

Steve Jobs

“Tôi đã đạt đến tột đỉnh của thành công. Trong con mắt người khác, cuộc đời tôi là một biểu tượng của thành công. Tuy vậy phía sau của công việc tôi có rất ít niềm vui. Tài sản của tôi cuối cùng cũng bình hoá với tôi. Trong lúc này trên giường bệnh viện, hồi tưởng về cuộc đời, những lời khen ngợi, tự cao, tự hào về tài sản nhưng tôi cảm thấy thật vô nghĩa trước tử thần, cái chết.

Trong bóng tối, khi nhìn ánh đèn màu xanh và tiếng ồn ào của máy dưỡng khí, tôi cảm nghiệm được những hơi thở của tử thần rất gần kề. Bây giờ tôi mới hiểu thấu, nếu một lần bạn đã có tiền đủ cho cuộc đời của bạn, bạn hãy đeo đuổi một mục đích khác không liên quan đến tiền bạc. Nên tìm một điều gì quan trọng hơn. Ví dụ như là lịch sử tình yêu nhân loại, nghệ thuật, ước mơ tuổi thơ… Đừng làm nô lệ cho vật chất, giàu sang, vì nó sẽ biến bạn thành một người yếu ớt như tôi.

Thượng Đế tạo dựng chúng ta để cảm nghiệm được tin yêu trong tim, chứ không phải những ảo tưởng về tiền tài, danh vọng như tôi đã làm trong suốt cuộc đời nhưng không thể đem theo tôi được. Tôi có thể mang theo được những kỉ niệm của yêu thương. Đây mới chính là sự giàu sang sẽ có thể đồng hành với bạn, là sức mạnh, ánh sáng soi sáng cho bạn tiến tới. Tình yêu có thể đi hàng ngàn cây số và chính vì thế cuộc đời không có giới hạn. Đi, tiến đến nơi mà bạn muốn, Cố gắng lên để đạt được những mục đích. Tất cả là ở trong tim và trong lòng bàn tay của bạn.

Cái giường nào đắt giá nhất trên đời? Đó là giường bệnh viện, vì nếu có tiền, bạn có thể mướn tài xe lái xe cho bạn, nhưng không thể dùng tiền để thuê người mang bệnh cho bạn. Mất tài sản mình có thể tìm lại được, có một cái khi đã mất thì không thể tìm lại được: sự sống. Dù đang ở giai đoạn nào trong cuộc đời, cuối cùng, tất cả phải đối diện khi bức màn sự sống kéo xuống.Làm ơn hãy nâng niu và nhận thức được giá trị tình yêu gia đình, tình yêu bạn đời và tình yêu bạn hữu, gìn giữ sức khỏe cho bạn và chăm sóc đồng bào của bạn.

Thanks for all you have done and RIP Steve Jobs. (ManhLe,svd)

Phụ Nữ Khôn Nên Chọn Chồng Việt Kiều Mỹ Mà Lấy

Mưu cầu một cuộc sống tốt đẹp hơn về vật chất, môi trường, và tương lai sáng lạng cho bản thân và con cái là các lý do chính mà hàng triệu phụ nữ Việt Nam đã và đang tìm kiếm cho mình một tấm chồng Việt Kiều.

Có khoãng 5 ngàn phụ nữ VN định cư ỡ các nước tiên tiến như Mỹ, Úc và Canada mổi năm theo diện hôn thê và hôn phu. Trong số này thì khoãng 3 ngàn cô dâu Việtnam quen chồng của họ qua các trang mạng tìm bạn bốn phương nên hầu hết là họ không có bà con thân thuộc tại nơi mà họ định cư. Số còn lại là quen với chồng họ qua sự giới thiệu của người thân, anh chị em, cậu, dì, chú, bác, và bạn bè.

Theo tôi nhận xét thì đến 99% phụ nữ Việt Nam quyết định đúng khi lấy chồng Vietkieu vì các thành quã mà họ đạt được tại xứ người, cũng như môi trường học hành của con cái và tương lai của chúng.

Người Phi Luật Tân (Philippines) và người Ấn Độ hay Trung Đông thường nói với nhau khi họ sống tại Hoa Kỳ là:

1. Người di dân thường GHÉT nước Mỹ trong năm đầu tiên
2. Người di dân không còn GHÉT nước Mỹ khi họ sống trên 1 năm
3. Người di dân rất YÊU nước Mỹ khi họ sống trên 3 năm

Chính xác là vậy đó. Người di dân thường cảm thấy rất cô đơn và không hợp tại nước Mỹ khi họ mới sang đây năm đầu tiên vì thới tiết, môi trường, và các bỡ ngỡ và cãn trỡ khác. Họ chưa biết nhiều tiếng anh nên ỡ nhà và làm các công việc thấp hèn. Cộng thêm sự nhớ nhà da diết cùng với các kỹ niệm của quê hương, khi họ mang theo đến nơi này. Đến năm thứ 2 thì họ quen dần và năm thứ 3 thì họ có thể ỗn định và quen với cuộc sống tốc độ tại đây.

Có nhiều người con gái VN còn tiến xa hơn 1 bước khi chọn chồng ngoại Quốc. Nếu chị em thích lấy chồng Tây thì nen cẫn thận nhé vì có rất nhiều anh chàng đẹp trai vào các trang mạng để lường gạt phụ nữ ngây thơ. Tốt hơn là quý chị em không nên gỡi tiền cho họ nếu họ xin tiền hay hùn hạp làm ăn, nhận quà cáp, etc. Thông thường phụ nữ ly dị, ỡ góa và có con cái thì cơ hội lấy chồng Tây dễ dàng hơn vì người ngoại quốc sẵn sàng chấp nhận chuyện con riêng của vợ. Đàn ông VK thì e dè và khó chấp nhận chuyện con riêng của vợ vì họ có nhiều cơ hội để lấy gái tơ chưa có gia đình bao giờ.

Phụ nữ VN rất thông minh khi lập gia đình với người Việt hải ngoại bỡi rất nhiều lý do mà tôi không thể kể hết trong bài này. Cơ hội đổi đời là đây vì sống ỡ nước ngoài thì người phụ nữ có thể cạnh tranh công bằng với tất cả mọi người xung quanh. Họ có thể làm việc và kiếm tiền rất cao so với Việt Nam. Đi làm công nhân thì kiếm được $1,500 1 tháng dể dàng, làm nail thì kiếm $2,000 1 tháng khõe re như bò kéo xe. Trong khi họ không có điều kiện để có thu nhập lớn như ỡ các nước tiên tiến tại Úc, Canada và Hoa Kỳ.

Vật chất là vấn đề chính mà hàng triệu con gái Vietnam khao khác và mơ ước có được một tấm chồng Việt Kiều khi lớn lên. Từ thành thị đến nông thôn, 100% nhà có con gái lấy chồng VK Mỹ đều giàu lên nhanh chóng. Khi con gái từ các hộ gia đình nghèo đám cưới và sang Hoa Kỳ sống vài năm, thì nhà của gia đình cô ấy cất lên 3 hay 4 tầng lầu, đồ đạt trang trí sang trọng, sống cuộc đời khá giả, giàu sang. Đây là nguyên nhân chính mà con gái VN lấy chồng người Mỹ gốc Việt và thay đổi cuộc đời của họ và gia đình họ.

Ngoài các lý do về vật chất và kiếm tiền tốt tại đây, người phụ nữ còn được tôn trọng hơn trong cuộc sống vợ chồng và giữa người đối xữ với nhau. Đàn ông hải ngoại rất giõi vì họ chia sẻ công việc nội trợ với vợ mặc dù họ là nguồn thu nhập chính, như lau chùi, rữa chén, nấu ăn, giặt giũ, chăm sóc con cái, thay tả cho con, tấm rữa con cái, v.v.

Được sống trên quê hương mình là tuyệt vời nhất, nhưng tại sao hàng triệu cô gái lại chọn chồng VK và theo chồng sang thế giới xa lạ để sinh sống? Mỗi người có một lý do riêng, như dể kiếm tiền ỡ xứ người, thời tiết và môi sinh sạch sẻ, trẻ ra, hệ thống giáo dục tiên tiến, đồ ăn sạch, v.v. Và một lý do khác người phụ nữ không thích đàn ông tại VN là vì thói gia trưỡng, bạo lực và mèo mỡ.

Vì Sao Vietdating.us Là Mạng Tìm Bạn Bốn Phương Hiệu Quã Nhất

Vietdating chấm US là mạng tìm bạn bốn phương hiệu quã nhất vì sự nghiêm túc, uy tín và trách nhiệm mà ban tổ chức lập ra với mục tiêu là giúp đỡ người độc thân tìm được bạn đời của mình, 1 cách hiệu quá và sớm nhất có thể. Hiện nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter, Google Plus có thể giúp chúng ta kết bạn gần xa nhưng họ không thể giúp tìm bạn tri kỷ để tiến đến hôn nhân và xây dựng hạnh phúc. Rất khó để chúng ta tìm người yêu hay vợ chồng trên Facebook, Google, Yahoo, chỉ có trang web Viet Dating chấm US sẻ giúp tất cả những người cô đơn và độc thân tìm kiếm được người ấy.

Vietnamese wife and husband in the US

Vietnamese wife and husband in the US

Mình tên là Nguyễn Thị Kim Trang, đã tìm được người chồng tại Mỹ tại trang web này, nên muốn chia sẻ môt sô kinh nghiệm cho các bạn gái tại quê nhà hay ỡ các nước châu Á hay khắp nơi trên thế giới. Mình lấy chồng Đài Loan lúc 18 tuổi, nhưng bị đối xữ rất là tồi tệ khi sang bên ấy cùng chồng. Gia đình chồng thì xem mình như con osin không lương. Bố chồng thì hay nhìn kiểu “dê” và “trần tục”. Sống vài năm thì mình ly dị nhưng vẫn ở Đài Loan để làm ăn. Sau đó thì mình đăng ký hồ sơ trên mạng Vietdating.us và đã tìm được một người chồng tại Hoa Kỳ và hiện tại mình đang sống tại quận Cam, thuộc bang California.

Theo mình nghỉ thì cách tạo hồ sơ cá nhân là quan trọng nhất để tìm bạn bốn phương trong hay ngoài nước. Làm thế nào để tạo ra một hồ sơ hẹn hò trực tuyến ấn tượng là câu hỏi mà mình sẻ trã lời sau đây. Trong thời đại toàn cầu hóa đại chúng ngày nay, và việc sử dụng ngày càng tăng của mạng Internet, tất cả các hoạt động của cuộc sống được vận chuyển trên đường mạng. Do đó thậm chí hẹn hò cũng không là ngoại lệ. Trong thực tế, thế kỷ 21 đã chứng kiến sự gia tăng thêm tần suất các hoạt động hẹn hò trực tuyến. Có những thủ tục nhất định khi tham gia mục kết bạn online là viết một hồ sơ hẹn hò ấn tượng.

Viết về ý định tìm kiếm thực tế. Mình phải nói mình muốn tìm bạn thế nào, ỡ đâu, già hay trẻ, cao, to, lùn, mập, óm. Nói rỏ ra thì càng tốt để người đọc biết có hợp với họ không mà tiếp xúc. Hồ sơ hẹn hò sẻ có hiệu ứng tốt hơn nếu mình úp lên một vài tấm hình. Trong phần nội dung thì mình nên viết ít nhất là 250 chữ để nói sơ lược về mình và người mà chúng ta cần tìm.

1. Viết rỏ ràng mục tiêu trong Câu Mỡ Đầu (Headline. Hài hước tạo tiếng cười, nhưng không ủy mị, nài xin. Ví dụ như: “tôi muốn làm quen với bạn trai ỡ Saigon” hay “Mình muốn tìm chồng tại Hoa Kỳ”.

2. Chọn ảnh tốt nhất để úp vào hồ sơ của bạn. Một tấm ảnh đáng giá cả ngàn chữ. Hình rất là quan trọng. Không nên đăng quá nhiều ảnh mà chỉ úp vài tấm mới nhất thôi. Không sử dụng Photoshop quá nhiều làm giả tạo hình ảnh của mình. Ảnh phải nói lên sự thật về mình. Không nên úp ảnh không đàng hoàng hay quá sesy, hỡ ngực, v.v.

3. Ghi đầy đủ các thông tin cá nhân. Trên trang web Vietdating.us, thì ban tổ chức chỉ để và thông tin đầu tiên cho các bạn đăng ký dể dàng thôi. Khi đăng ký xong, bạn nên nhấn chuộc vào chữ “Hồ sơ – Profile”, sau đó vào “Thay Đổi – Edit” hồ sơ của mình. Nên trã lời tất cã câu hỏi của mình.

4. Khi nhận được tin nhắn làm quen, bạn nên đọc hồ sơ của người gỡi kỷ càng trước khi trã lời. Nếu hồ sơ của họ quá ngắn và không nghiêm túc thì bạn xóa bỏ tin đó và chuyễn sang người thứ hai. Khi đã trao đổi thư từ vài lần thì hẹn người đó vào chat để thấy mặt nhau và nói chuyện. Các bạn có thể cài đặc phần mềm để chat thấy hình như Skype, Wetalk, Yahoo Messenger, v.v. Nên nhớ là bạn phải thấy hình trong Webcam nhé để biết chắc chắn người đó là thật.

5. Khi đã quen và tìm hiểu nhau kỷ càng, thì đến lúc gặp nhau ngoài đời. Bạn nên chọn nơi công cộng, đông người để gặp mặt. Nhớ hỏi nhiều câu hỏi và nhớ câu trã lời của người đó, xem họ có nói xai không. Và sau cùng là quyết định xem người này mình có thật sự thích không.

Phu nu Vietnam tai Dai Loan

Phu nu Vietnam tai Dai Loan

Các bước kế tiếp thì mình không nói vì tùy thuộc vào mối người, có cách chọn lựa khác nhau. Đây là cách bước mà mình đã sử dụng và tìm được người chồng tại Mỹ. Có điều là tụi mình phải chat qua lại hơn 4 tháng thì anh ấy mới sang Đài Loan và gặp mình, sau đó anh ta bảo lãnh mình sang Mỹ theo diện Fiancee, trong vòng 6 tháng là mình qua đây.

Xin chúc các bạn nhiều may mắng!

Một Việt kiều đứng trước nguy cơ mất trắng tiền tỷ vì mua bán đất “ảo”

Tại Mỹ, Úc hay Canada quý vị có thể mua nhà 1 cách đơn giãn, email hay fax qua lại hộp đồng giữa người mua và người bán, hay thông qua hãng trung gian (Real Estate agent), ký giấy tờ trực tuyến, đặc cọc tiền, đến ngày lấy nhà mới gặp hãng settlement để ký 1 lần cuối và lấy chìa khóa nhà, nhưng chưa nghe nói đến chuyện bị lường gạt gì hết. Nhưng nếu quí vị Việt Kiều có ý định mua nhà tại Việt Nam thì phải suy nghỉ hết sức cẫn thận và hiểu luật pháp VN nhé để không hối hận về sau. Tại Vietnam, thì cái gì cũng có thể làm giã, ví dụ như sổ đỏ người ta vẩn có thể copy qua tên người khác được, v.v.

Đây là câu chuyện một Việt Kiều Mỹ có thể mất trắng vài trăm ngàn đôla khi mua nhà tại Việtnam do báo Dantri.com mà tôi muốn chia sẻ. Cẩn trọng là yếu tố quan trọng nhất (Precaution is the best policy).

Về nước sau 18 năm định cư ở Mỹ, ông Dũng đã bị một nhóm đối tượng lừa đảo chuyên nghiệp, có bài bản đưa vào tròng rồi chiếm đoạt hàng tỷ đồng. Điều đáng nói, sự việc kéo dài hơn 5 năm nay nhưng vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng dù ông Dũng đã gửi đơn cầu cứu khắp nơi.

Ông Nguyễn Thanh Dũng kí đơn cầu cứu gửi đến Báo Dân trí

Trong lá đơn cầu cứu gửi đến Báo Dân trí, ông Nguyễn Thanh Dũng (45 tuổi, Việt kiều Mỹ, hiện đang trú tại quận Thủ Đức, TP.HCM) trình bày: Ngày 27/4/2010 tại Văn phòng Luật sư Bùi Văn Mạc (quận 5), giữa tôi và bà Lương Thị Kim Loan (50 tuổi, ngụ phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú, là người đại diện cho bà Huỳnh Thị Kim Hương, ngụ quận quận 8 nhưng không có giấy tờ hợp lệ) có ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tôi. Bà Loan đồng ý chuyển nhượng cho tôi lô đất tại nền số 30 Lô C1 (diện tích 119,5m2) tọa lạc tại khu tái định cư của dự án đầu tư xây dựng Khu dân cư Bến Lức trên địa bàn phường 7 (quận 8) và xã An Phú Tây (huyện Bình Chánh) với giá gần 2 tỷ đồng.

Ông Dũng cho biết, ngay sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng thì ông Dũng đã đặt cọc cho bà Loan số tiền 1 tỷ đồng. Hơn 900 triệu đồng còn lại sẽ thanh toán cho bà Loan sau 1 tháng. Theo ông Dũng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông và bà Loan có sự chứng kiến của ông Bùi Văn Mạc – Trưởng Văn phòng Luật sư Bùi Văn Mạc. Hợp đồng này sau đó được in làm 3 bản (ông Dũng giữ 1 bản, bà Loan giữ 1 bản và Luật sư Mạc giữ 1 bản) để làm bằng chứng.

Hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất giữa bà Loan và ông Dũng

Việc mua bán giữa ông Dũng và bà Loan có sự chứng kiến của Luật sư Bùi Văn Mạc

Tuy nhiên, sau khi nhận số tiền 1 tỷ của ông Dũng, bà Loan đã không làm các thủ tục sang nhượng đất như cam kết. Cùng thời điểm này, ông Dũng phát hiện, mảnh đất mà bà Loan đứng ra bán cho ông thực chất là của một người khác. “Sau khi phát hiện vụ việc, tôi đã nhiều lần liên hệ bà Loan, yêu cầu trả lại 1 tỷ đồng nhưng bà Loan luôn tránh mặt. Bà Loan đã lợi dụng lòng tin và biết tôi là Việt kiều mới về nước, không am hiểu hết pháp luật Việt Nam nên đã lập kế hoạch lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản” – Ông Dũng khẳng định.

Cũng theo ông Dũng, sau khi “lật tẩy” được chiêu trò lừa đảo, ông đã tìm gặp bà Loan nhiều lần yêu cầu trả lại 1 tỷ đồng đã đặt cọc trước đó nhưng bà Loan vẫn “cù nhầy” không trả. “Chỉ một lần duy nhất, bà Loan cho người đem trả tôi 50 triệu đồng nhưng lại để trên bàn rồi lén quay phim. Tôi thấy có điều gì đó bất thường nên kiên quyết không nhận tiền, sau đó thì những người bà Loan cử xuống đã giật lại cọc tiền bỏ về. Điều này bà Loan cũng đã thừa nhận với tôi” – Ông Dũng khẳng định.

Đơn khiếu nại của ông Dũng

Để giải quyết dứt điểm vụ việc này, ông Dũng đã ủy quyền cho ông Văn Ngọc Đức (ngụ thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, người quen cũ của ông Dũng) để làm các thủ tục khởi kiện bà Loan ra tòa. Ông Dũng cho rằng, trong thời gian nhận ủy quyền và tiếp cận làm việc giữa ông Văn Ngọc Đức với bà Loan, bà Loan thông báo đã chuyển trước cho ông Đức 380 triệu đồng để “khắc phục” trước hậu quả đã gây ra cho ông Dũng. “Số tiền này tôi không hề nhận được, tôi chỉ ủy quyền cho ông Đức làm các thủ tục khởi kiện và theo vụ việc đến khi giải quyết xong chứ không ủy quyền đi lấy tiền của bà Loan. Việc bà Loan nói đưa tiền cho Đức là chuyện của bà Loan, nếu bà Loan đưa tiền cho ông Đức thật thì bà Loan cứ kiện ông Đức” – Ông Dũng nhấn mạnh.

Đến ngày 17/4/2013, ông Dũng đã làm đơn tố cáo bà Loan và những người có liên quan đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM để tố cáo hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Gian nan đi tìm công lý

Một trong những thông báo của cơ quan CSĐT Công an TP.HCM gửi đến ông Dũng

Sau khi gửi đơn tố cáo bà Lương Thị Kim Loan và những người liên quan đến cơ quan CSĐT Công an TP.HCM. Ông Dũng nhận được thông báo của cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho rằng, việc ông Dũng đặt cọc, hợp đồng mua đất với bà Loan là do ông Dũng không kiểm tra kỹ trước khi đặt cọc, đồng thời hợp đồng mua bán đất không được Văn phòng công chứng chứng thực nên không được pháp luật bảo vệ và bà Loan đã khắc phục một phần hậu quả cho ông Dũng. Bà Loan không bỏ trốn nên đây là tranh chấp hợp đồng mua bán không có sự việc tội phạm hình sự xảy nên cơ quan CSĐT không ra quyết định khởi tố hình sự vụ việc trên.

Không đồng tình với kết luận của cơ quan CSĐT Công an TP.HCM, ông Dũng tiếp tục đơn gửi đến Viện KSND TP.HCM đề nghị được xem xét lại vụ việc của mình. Ông Dũng khẳng định, những gì bà Loan “dàn dựng” là có chủ đích, có kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông.

Trong giấy báo tin gần đây nhất mà ông Dũng nhận được từ Viện KSND TP.HCM có nội dung: Việc cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho rằng quan hệ mua bán đất nền bằng giấy tay giữa ông Dũng và bà Lương Thị Kim Loan là quan hệ giao dịch dân sự và không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan CSĐT Công an TP.HCM là không đúng, đề nghị xác minh làm rõ hành vi của bà Loan để xử lý theo pháp luật. Viện KSND TP.HCM cũng chuyển đơn tố cáo cùng các tài liệu liên quan mà ông Dũng nộp đến cơ quan CSĐT Công an TP.HCM thụ lý, giải quyết.

Viện KSND TP.HCM nhận định kết quả điều tra, xác minh của cơ quan CSĐT Công an TP.HCM về vụ khiếu nại của ông Dũng là chưa thỏa đáng

Về việc cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cho rằng, bà Loan đã khắc phục 1 phần hậu quả cho ông Dũng và xem đó như “căn cứ” để không khởi tố vụ án hình sự, ông Dũng khẳng định: “Việc bà Loan cho rằng đã hoàn trả tiền cho tôi là không đúng, bởi vì tôi không có ký nhận bất cứ số tiền nào từ bà Loan giao trả. Việc tôi ủy quyền cho ông Văn Ngọc Đức để tham gia vụ kiện chứ tôi không ủy quyền cho ông Đức nhận tiền của bất cứ ai. Việc ông Đức có nhận tiền của bà Loan hay không tôi hoàn toàn không biết”.

“Vụ việc của tôi kéo dài mấy năm nay nhưng vẫn chưa xử lý dứt điểm, dù tôi đã đưa ra đầy đủ bằng chứng, chứng minh việc lừa đảo của bà Loan và những người liên quan. Mong cơ quan có thẩm quyền sớm vào cuộc trả lại công bằng cho một Việt kiều mới về nước như tôi” – Ông Dũng mong mỏi.

Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin vụ việc

Trung Kiên

Việt kiều già ham cỏ non nên đọc bài nầy khi về VN

Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. ”

Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già”
1.001 cách thả mồi của hội ‘câu’ Sài Gòn
Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn.

Phu nu Vietnam

Phu nu Vietnam

Sáng thứ bảy, tôi gọi đến số máy của Ái Liên mà anh Quyên Ca đã chuyển cho tôi. Thoạt đầu, giọng cô có vẻ ngập ngừng nhưng khi biết tôi là bạn thân của “Việt kiều David Chương” thì cô đổi tông ngay. Sau vài phút trò chuyện, cô mời tôi trưa mai – Chủ nhật, gặp cô tại quán cà phê M. trên đường Nguyễn Du, quận 1, TP.HCM.

Viet Kieu va phu nu Vietnam

Viet Kieu va phu nu Vietnam

10h45 sáng Chủ nhật, đang trên đường đến cà phê M. thì điện thoại tôi báo có tin nhắn. Mở ra xem, đó là tin nhắn của Ái Liên: “Em xin lỗi vì sự thay đổi này. Mời anh qua quán cà phê S ở đường Nguyễn Lương Bằng, khu Phú Mỹ Hưng, em đợi”.

Gần 11h30, tôi đến cà phê S, một quán khá sang trọng. Sau khi điện thoại để biết chỗ Ái Liên đang ngồi, tôi đến bàn cô. Ái Liên ở ngoài khác hẳn với tấm hình cô dán trong hồ sơ trên trang web VietS nhưng tôi vẫn phải công nhận cô khá đẹp, chỉ mỗi tội là cô hút thuốc lá như ống khói tàu. Suốt cuộc chuyện trò, cô hỏi tôi về “David Chương” và dĩ nhiên là tôi trả lời làu làu.

Ngược lại, cô cũng kể về “David Chương” y như cô là người yêu của ông Việt kiều “6 bó” – nhưng chưa hề tồn tại trên cõi đời này: “Tụi em không phải là gái mại dâm đứng đường, gái gọi hay thứ gì đại loại như thế…”.

Ái Liên khẳng định với tôi: “Tụi em chỉ làm quen với các anh Việt kiều rồi nếu mấy ảnh về Việt Nam thăm nhà hay du lịch, tụi em tình nguyện làm người hướng dẫn”. Tôi hỏi: “Hướng dẫn như vậy thì có thù lao gì không?”. Ái Liên cười: “Tùy lòng hảo tâm của mấy ảnh chứ em đâu đòi hỏi, chủ yếu là mở rộng giao lưu, thêm bè thêm bạn thôi mà”.

Cuối cùng, cô đi thẳng vào vấn đề: “Anh Chương nói là anh sẽ đưa tiền cho em để em lo cho má em…”. Tôi hỏi má cô hiện nay đang nằm khoa nào, phòng nào, giường số mấy ở Bệnh viện (BV) Chợ Rẫy thì cô đáp: “Em chưa đưa má vào vì chưa đủ tiền”. Tôi nói, đại ý sáng mai tôi sẽ cùng cô đưa má cô vào BV, và tôi sẽ lo toàn bộ viện phí thì cô có vẻ bực dọc: “Má em đang ở dưới quê”. Tôi nói tiếp: “Vậy em về quê đưa má lên đi”.

Lần này Ái Liên đứng dậy, mặt cau có: “Thôi, khỏi làm phiền anh nữa, để em gọi anh Chương. Ảnh nói vì anh thiếu nợ ảnh nên em mới gặp anh chứ không thì ảnh chuyển tiền về cho em từ bữa kia rồi”.

Với các cô “thợ câu”, Việt kiều càng già càng dễ “câu”.

Tôi cố nín cười. Đúng lúc đó một cô gái khác, tuổi xấp xỉ 40 bước đến: “Ê Phượng, thằng chả email cho mày chưa, cái lão ở Thụy Sĩ đó?”. Tôi thấy mặt Ái Liên – bây giờ là Phượng – hơi tái đi: “Ủa, chuyện đó ăn nhằm gì tới bà mà bà thắc mắc”.

Rồi Phượng bước thẳng, không buồn chào tôi. Đến chiếc ghế sắt đặt cạnh bức tường gần cổng ra vào dành cho nhân viên bảo vệ, Phượng ngồi xuống, móc điện thoại bấm nhoay nhoáy. Một lát, chắc là không liên lạc được, cô ra bãi để xe, leo lên chiếc Air Blade màu đỏ phi một lèo.

Tôi chào, cười xã giao với cô gái vừa mới hỏi Phượng rồi mời cô ngồi, trong đầu thầm nghĩ thế là xôi hỏng bỏng không. Người duy nhất có thể giúp tôi khai thác về “Hội câu Sài Gòn” là Phượng thì xem như đã đứt bóng! Tuy nhiên, lần này tôi gặp may. “Nhìn anh chắc không phải Việt kiều?”. Tôi gật đầu. Cô gái – mà sau đó tôi biết tên là Nhi – nói tiếp: “Mọi bữa tụi nó đi cả hội nhưng bữa nay nó đi một mình. Anh mà là Việt kiều thì chắc con Phượng nó luộc anh rồi”.

Nhắm có thể tìm hiểu “Hội câu Sài Gòn” từ Nhi, tôi kể vắn tắt cho cô nghe chuyện Phượng quen David Chương, bạn tôi, rồi chuyện má Phượng bị ung thư, chuyện David Chương nhờ tôi đưa tiền cho Phượng. Nhi cắt ngang lời tôi: “Vậy anh đưa cho nó chưa?”. Tôi lắc đầu, tôi bảo sẽ cùng Phượng đưa má cô ta vào BV rồi tôi thanh toán toàn bộ viện phí, lấy hóa đơn gửi qua Mỹ cho bạn tôi thì Nhi cười khẩy: “Má nó giờ này đang đánh bài tứ sắc ở nhà chứ ung thư ung trứng gì”.

Theo lời Nhi, “Hội câu Sài Gòn” của Phượng gồm 6, 7 người, đôi lúc lên đến 10 người, tất cả đều có học, nhiều người nói tiếng Anh như gió: “Em cũng tham gia với tụi nó…” nhưng có lẽ biết mình nói hớ nên Nhi thòng thêm: “Mà thấy kiểu này không thọ nên em rút lui lâu rồi”. Vẫn theo lời Nhi, những cô trong nhóm “Hội câu Sài Gòn” thường xuyên săn lùng con mồi trên các trang mạng kết bạn bốn phương như VietS, VietCute, Twoo, Badoo…

Hễ thấy ông Việt kiều nào cỡ từ 50 – 60 tuổi trở lên, lai lịch, nghề nghiệp coi được – nghĩa là khả năng có “đôla” là họ tạo hồ sơ làm quen: “Quá trình làm quen thì cũng y như ông bạn anh vậy – cũng bắt đầu từ email, cũng chat.. Con Phượng anh gặp hồi nãy chẳng hạn, có thời gian nó quen 9 ông, có ông nó là em kết nghĩa, có ông nó là cháu tinh thần và có ông nó là người yêu bé bỏng. Anh mà thấy nó chat anh mới kính nể. Cùng một lúc, nó chat với cả… 9 ông nhưng ông nào cũng tưởng nó chỉ chat với một mình ổng”.

Khác với gái mại dâm, gái chat sex kiếm tiền bằng cách cởi quần áo ra rồi kêu con mồi nạp thẻ cào điện thoại để được xem cởi tiếp, “Hội câu Sài Gòn” khi chat ăn mặc khá kín đáo và chỉ làm như vô tình để hở những chỗ cần hở, nói năng rất tình cảm, lịch sự. Khi biết chắc cá đã cắn câu, họ đột ngột không liên lạc nữa để tạo cho con mồi tâm lý lo âu, thắc mắc. Sau đó họ mới đưa ra lý do “má em bệnh”, hoặc “em bị mất xe”, hoặc “em bị giật cái túi xách, mất điện thoại, laptop, mất giấy tờ, mất hết cả tiền”, “em bị tai nạn”, “nhà em bị bão thổi sập”…

Và thế là không nhiều thì ít, những đồng đôla bay về. Nhi kể có ông Việt kiều “7 bó” ở Mỹ, sau thời gian quen nhau trên mạng với một cô trong “hội”, ông về Việt Nam để gặp người tình trong mơ. Qua vài lần đi chơi, ăn uống với nhau, cô gái bé bỏng của ông than thở, rằng đi làm mà không có xe, phải đi xe buýt cực muốn chết. Ông hỏi chiếc xe gắn máy bây giờ khoảng bao nhiêu tiền, cô nói mua xe mới đắt lắm nhưng cô có người bạn đang muốn bán lại chiếc Dylan, hồi đó mua gần 100 triệu nhưng vì là chỗ thân tình nên bạn cô “để rẻ” cho cô 60 triệu thôi.

Vậy là, ông Việt kiều móc túi đưa cô 3.000 “đô” mà không hề biết chiếc Dylan đó là hàng nhái của Tàu, chủ nhân của nó đã chạy đến rệu rã và rao bán với giá chỉ 6 triệu bạc. Thế đã hết đâu, trước khi mua, cô ta gặp chủ xe đặt điều kiện là sau 1 tháng cô ta sẽ bán lại với giá… 3 triệu đồng! Tới hồi ông Việt kiều về Mỹ hôm trước thì hôm sau, chiếc Dylan Tàu lại hồi quy chính chủ!

Sống bằng nghề “câu” thông qua email, chat chit nên thường thì đêm nào cũng vậy, các cô trong “Hội câu Sài Gòn” chat với những người tình già đến 2, 3h sáng. Gần trưa ngủ dậy, sau khi trang điểm, họ hẹn nhau tại một quán cà phê nào đó để trao đổi “kinh nghiệm nghề nghiệp”. Với các cô, con mồi lý tưởng nhất là những con “cá” già, vợ chết hoặc đã ly dị, càng già càng dễ câu. Nhi nói: “Nhưng cũng có số anh ơi. Có đứa gửi 10 thư thì được trả lời cả 10 thư. Có đứa đêm nào cũng thức nhưng suốt năm bảy tháng mà chẳng có “cá” nào đoái hoài, túi lúc nào cũng “rỗng”.

Tôi hỏi trong “Hội câu Sài Gòn” có cô nào tên Giang, quen với một Việt kiều Mỹ tên Tâm?”. Nhi nhíu mày suy nghĩ rồi hỏi lại tôi: “Anh tả hình dáng nó coi”. Tôi lắc đầu không biết vì tôi đã gặp lần nào đâu, chỉ biết Giang là tên thật trong giấy tờ. Nhi nói: “Tụi nó mỗi đứa có cả chục tên. Như con Phượng chẳng hạn, quen với bạn anh nó lấy tên Ái Liên, quen với Việt kiều Đậu nó lấy tên Hoài Thương, ngay cả tên Phượng cũng không biết có phải tên thiệt của nó không nữa”.

Câu chuyện càng lúc càng sôi nổi vì dưới mắt Nhi, tôi và bạn tôi – David Chương suýt chút nữa là nạn nhân của “Hội câu Sài Gòn”. Năm ngoái trong hội này có một cô tên Yến trúng quả rất “đậm”. Số là khi lên mạng, Yến gặp được một ông Việt kiều xấp xỉ “7 bó” ở Ottawa, Canada. Chẳng hiểu cô ta tán tỉnh thế nào mà chỉ một thời gian ngắn “yêu nhau”, mỗi tháng ông “kiều” này đều đặn gửi về cho cô 2 “vé”. Được hơn nửa năm, ông bay về Việt Nam gặp Yến.

Nhi kể: “Mặc dù nó không kể nhưng cả hội đều biết nó câu được “con cá mập” qua việc nó mua chiếc xe Piaggio Liberty, mua điện thoại iPhone, đồng hồ Omega, dây chuyền vàng cùng một mớ quần áo, giày dép mới. Căn phòng ở mướn của nó có tivi đời mới, tủ lạnh, bếp ga”.

Chưa hết, biết chắc 6 tháng mùa đông ông già này rất khổ sở vì bệnh thấp khớp nên Yến đưa ông ta đến xem một lô đất rồi nói rằng đấy là đất của cô, chỉ vì cô chưa có tiền chứ nếu không, cô sẽ cất một căn nhà rồi cứ đến mùa đông, ông về ở với cô cho ấm cúng!

Một tháng sau, ông Việt kiều trở lại Canada rồi chuyển cho Yến tổng cộng 60.000 USD để xây nhà, mà là chuyển “chui”. Nhưng sau nhiều lần giục cô gửi hình nhà cửa qua cho ông xem mà Yến vẫn cứ lờ đi như không biết, ông bèn nhờ một người quen đến tận nơi tìm hiểu. Lúc biết miếng đất đó là của người khác, còn cô người yêu bé bỏng thì đã xóa hồ sơ trên trang web VietS, gửi email cô không trả lời, số điện thoại cũng không liên lạc được thì ông “kiều” Canada mới té ngửa bởi lẽ phần lớn tiền dành dụm từ lương hưu, ông đã đổ vào căn nhà trong mơ cả rồi. Bây giờ “bắc thang lên hỏi ông trời, đem tiền cho gái có đòi được không”.

Mở điện thoại cho tôi xem hình ông già này và Yến vai kề vai, má kề má trong dịp Yến mời cả hội đi ăn lúc ông mới từ Canada về, Nhi nói: “Anh để ý quần áo nó coi, lèng xèng hết sức. Vậy mà chỉ vài tuần sau – Nhi cho tôi xem tiếp tấm hình Yến ngồi vắt vẻo trên chiếc Piaggio – nó lột xác y như chuyện thần tiên”.

Trong suốt cuộc nói chuyện, Nhi có vẻ rất ghét Ái Liên (Phượng) vì mỗi lần nhắc đến cô này, Nhi lại nói bằng một giọng khá hằn học. Có lẽ vì thế mà lúc thấy tôi ngồi với Phượng, Nhi đã hỏi về “lão già Thụy Sĩ” một cách cố ý chứ chẳng phải vô tình. Chắp nối những tình tiết mà Nhi kể, tôi hình dung ra câu chuyện: Nhi câu được ông Việt kiều 71 tuổi, tên Đ., đi học bên Mỹ từ trước giải phóng rồi ở lại làm chuyên viên lắp ráp máy bay cho Hãng Boeing, giờ nghỉ hưu. Mỗi năm, ông Đ. chỉ ở Mỹ 6 tháng còn 6 tháng ông về Việt Nam ăn chơi nhảy múa.

Một bữa, ông cùng bạn bè đến một quán vọng cổ “hát với nhau” ở quận 5 thì gặp Nhi, là “đào” của quán này. Thấy ông già “7 bó” mỗi lần vào hát lại vung ra vài ba triệu, Nhi chủ động tấn công. Đang trong giai đoạn thả mồi bắt cá, chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào mà Nhi lại mời ông Đ. đi ăn sáng với “Hội câu Sài Gòn” nên ông lọt vào mắt xanh của Phượng.

Do Phượng trẻ hơn, xinh hơn, lại khéo chiều chuộng hơn nên chưa đầy 2 tuần lễ, ông Đ. “bái bai” quán vọng cổ của Nhi rồi thuê một căn hộ trong khu Phú Mỹ Hưng, đưa Phượng về sống mặc dù ông vẫn còn một căn nhà to đùng ở mặt tiền đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, do con trai và con dâu ông trông nom. Sau hơn 1 năm, số tiền dành dụm trong tài khoản của ông ở ngân hàng hầu như hết sạch. Nhi nói, giọng rất cay cú: “Con Phượng hốt của cha già đó không dưới 50.000 USD”.

Chưa xong, lúc gần hết tiền, chẳng hiểu có phải Phượng xúi hay không mà ông Đ. về kêu con… bán nhà, ông sẽ chia cho vợ chồng thằng con một nửa. Vẫn theo lời Nhi: “Nhà ổng kêu giá 11 tỷ mà không biết bán được chưa. Bữa nào rảnh anh ghé tới hỏi coi, ổng thường có nhà lúc 3, 4h chiều… Em nói thiệt chứ không nói xạo”.

Để kiểm chứng lời Nhi, 4h chiều Thứ tư tôi ghé địa chỉ mà Nhi đã cho, giả như người đang tìm mua nhà. Đúng như Nhi nói, ông Đ. ở trần, mặc quần short tiếp tôi. Ông hỏi ai giới thiệu mà biết nhà ông đang cần bán? Tôi trả lời “Dạ nghe… Hoài Thương nói”. Ông già “7 bó” trố mắt nhìn tôi: “Cậu quen Thương hả?” rồi mời tôi vào, dẫn đi coi từng phòng: “Có người trả tôi 10,6 tỷ mà tôi chưa bán. Cậu là người quen nên tôi nói thiệt, chắc giá 10,7 tỷ, không bớt đồng nào. Nếu cậu OK thì bữa nào đặt cọc rồi làm giấy tờ”.

Đến tối, lúc đang ngồi viết bài này thì điện thoại tôi reo, trên màn hình là số của Phượng. Cầm máy lên, tôi nghe cô hỏi: “Bữa qua đến giờ anh có liên lạc được với anh Chương không?”. Tôi đáp: “Có email cho ảnh để kể về chuyện vì sao chưa đưa em tiền”. Phượng nói: “Em gọi 3 lần mà ảnh không bắt máy. Mấy lần sau máy lúc nào cũng bận. Em email, nhắn tin cho ảnh cũng không thấy trả lời. Chẳng biết ảnh có đau ốm hay gặp chuyện gì không”.

Một lần nữa, tôi lại cố nín cười: “Không có anh Chương thì vẫn còn… anh Đ., nghe nói ảnh sắp bán được nhà rồi mà”. Đầu bên kia im bặt một lúc rồi giọng Phượng rít lên: “Ê, tôi quen ai thì kệ cha tôi chớ, mắc mớ gì đến mấy người…”.

Nửa tiếng sau đó, tôi vào lại trang web VietS thì hồ sơ mang tên Ái Liên đã hoàn toàn biến mất.

Chúc vui vẻ

Chuyện tình của nữ chính trị gia nổi tiếng nhất Myanmar

Để chiến đấu cho tự do và dân chủ của Myanmar, bà Suu Kyi đã nuốt nước mắt không về nước nói lời vĩnh biệt với người chồng đang hấp hối. 

Ba Suu Kyi ben canh chong ong Michael Aris

Là con gái người anh hùng lập quốc Aung San vĩ đại, người đã bị ám sát khi con gái mới chỉ hai tuổi, bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng đối lập Liên minh Quốc gia vì dân chủ Myanmar (NLD), lớn lên với nỗi đau đáu về di sản còn dang dở của cha, theo Telegraph.

Năm 1964, bà được mẹ gửi đi du học tại trường Đại học Oxford, nơi bà được người giám hộ Lord Gore-Booth giới thiệu với ông Michael Aris, người sau này trở thành chồng bà. Ông Michael học ngành lịch sử ở Durham nhưng lại có niềm đam mê với vương quốc Bhutan. Ông thấy bà Suu giống như hiện thân cho tình yêu mà ông dành cho phương Đông. Tuy nhiên, khi nhận lời cầu hôn của ông Michael, bà Suu đã giao ước rằng nếu đất nước cần bà, bà sẽ trở về. Và ông Michael đồng ý.

Trong 16 năm tiếp theo, bà Suu Kyi chế ngự sức mạnh phi thường của mình và trở thành một người nội trợ hoàn hảo. Khi hai con trai của họ, Alexander và Kim, chào đời, bà lại chuyên tâm vào việc nhà và chăm sóc các con. Thậm chí bà còn khiến những người bạn nữ bực bội khi khăng khăng đòi ủi tất cho chồng và tự mình lau dọn nhà cửa.

Một đêm yên tĩnh năm 1988, khi vợ chồng bà Su đang ngồi đọc sách ở Oxford, họ nhận được cú điện thoại thông báo mẹ bà Suu bị đột quỵ. Bà bèn bắt chuyến bay trở về Rangoon với dự định ban đầu là ở lại vài tuần, nhưng thành phố lúc này trong tình trạng hỗn loạn. Một loạt các cuộc đối đầu bạo lực với quân đội đã khiến cả đất nước rơi vào tình trạng tê liệt.

Lúc đến bệnh viện Rangoon để chăm mẹ, bà thấy các khu bệnh đầy sinh viên bị thương nằm chờ chết. Vì các cuộc tụ họp công cộng bị cấm, bệnh viện trở thành tâm điểm của một cuộc cách mạng không có người dẫn đầu, và thông tin con gái vị tướng anh hùng Aung San trở về nước đã nhanh chóng lan đi.

Khi một đoàn học giả đề nghị bà Suu lên lãnh đạo phong trào dân chủ, bà đồng ý và nghĩ rằng một khi cuộc bầu cử được diễn ra, bà sẽ được tự do để quay trở lại Oxford. Chỉ hai tháng trước, bà còn là một người nội trợ toàn tâm cho gia đình, nhưng bây giờ lại dẫn đầu một cuộc nổi dậy của quần chúng chống lại chế độ quân sự hà khắc.

Trong khi đó ở Anh, ông Michael chỉ biết lo lắng dõi theo tin tức của vợ khi bà Suu đi khắp nơi vận động cho dân chủ. Bà ngày càng trở nên nổi tiếng, nhưng quân đội lại tìm cách cản trở bà, đồng thời bắt nhiều thành viên trong đảng NLD. Ông Michael sợ vợ cũng sẽ bị ám sát giống cha. Năm 1989, khi bà Suu bị quản thúc tại nhà, an ủi duy nhất của ông là việc ấy ít nhất giúp ông yên tâm bởi tính mạng của bà không bị đe dọa.

Ông Michael đã đền đáp tất cả những năm tháng tận tụy mà bà Suu dành cho ông trước đây bằng một lòng vị tha vô bờ bến và phát động một chiến dịch vận động để giúp bà trở thành một biểu tượng quốc tế. Tuy nhiên, ông cẩn thận giữ kín công việc của mình, bởi một khi bà nổi lên như là lãnh đạo của phong trào dân chủ mới, quân đội sẽ lợi dụng việc bà đã kết hôn với người nước ngoài để công kích, bôi nhọ, xuyên tạc bà trên báo chí Myanmar.

Kyi, Lanh dao Dang Doi Lap (NLD)

5 năm sau đó, khi các con của họ đã trở thành những chàng trai trẻ, bà Suu vẫn đang bị quản thúc tại nhà và bị cô lập. Bà tập thiền, đọc sách về Phật giáo và nghiên cứu những bài viết của Mandela và Gandhi. Suốt thời gian đó, ông Michael chỉ được vào thăm vợ hai lần. Tuy nhiên, đây là một hình thức cầm tù đặc biệt, vì bất cứ lúc nào bà Suu cũng có thể yêu cầu được đưa tới sân bay và bay về với gia đình.

Nhưng cả bà Suu và chồng đều không muốn làm vậy. Tuy rất đau khổ vì nhớ vợ và tiếp tục gây sức ép chính trị đằng sau hậu trường, ông hiểu bà là một phần của lịch sử đất nước Myanmar. Ông giữ nguyên trang sách mà bà Suu đọc khi nhận được cuộc gọi trở về quê hương. Ông trang trí các bức tường trong nhà bằng những chứng chỉ giải thưởng của vợ, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1991. Trên giường ngủ, ông treo một bức ảnh lớn của vợ.

Trong suốt khoảng thời gian dài không liên lạc được với nhau, ông Michael lo lắng bà Suu có thể đã chết. Chỉ khi nghe có người kể rằng họ nghe thấy tiếng đàn piano khi đi ngang qua nhà bà, ông mới cảm thấy yên tâm. Khi cây đàn bị hỏng, ông cũng mất đi cả sự bảo đảm mong manh đó.

Đến năm 1995, ông Michael bất ngờ nhận được cuộc gọi của bà Suu từ Đại sứ quán Anh. Một lần nữa bà lại được thả tự do. Lúc này ông Michael và các con được cấp visa để bay tới Myanmar. Khi bà Suu nhìn thấy Kim, đứa con trai út, bà đã rất kinh ngạc bởi cậu bé ngày nào đã trở thành một chàng trai trẻ. Bà thừa nhận có thể sẽ không nhận ra con nếu gặp Kim trên phố.

Nhưng bà Suu đã trở thành một chính trị gia có tầm cỡ, những năm tháng bị giam trong cô lập đã giúp bà tôi luyện một quyết tâm sắt đá, và bà đã quyết định ở lại đất nước của mình để đấu tranh, ngay cả khi cái giá phải trả là phải xa chồng con thêm thời gian nữa.

Cuộc gặp đó cũng là lần cuối cùng vợ chồng bà Suu nhìn thấy nhau. Ba năm sau, ông Michael biết tin mình đang bị ung thư giai đoạn cuối. Ông gọi cho bà để báo tin xấu và ngay lập tức xin visa đến Myanmar để được nói lời từ biệt bà. Hồ sơ xin visa của ông bị từ chối, ông tiếp tục xin thêm 30 lần nữa, trong khi sức khỏe xuống cấp nhanh chóng. Một số nhân vật nổi tiếng như Giáo hoàng và Tổng thống Mỹ Bill Clinton, cũng viết thư khiếu nại chính quyền quân đội Myanmar nhưng đều vô ích. Cuối cùng, một quan chức quân đội tới gặp bà Suu và nói rằng bà có thể nói lời vĩnh biệt chồng, nhưng sẽ phải bay về Anh và không bao giờ được trở về Myanmar.

Sự lựa chọn âm thầm ám ảnh bà suốt 10 năm xa cách chồng con lúc này trở thành một tối hậu thư rõ ràng: bà phải chọn giữa gia đình và tổ quốc. Bà vô cùng đau đớn. Nếu đồng ý rời khỏi Myanmar về Anh, hai vợ chồng bà đều biết điều đó đồng nghĩa với việc tất cả những gì họ đã cùng nhau chiến đấu vì dân chủ tự do sẽ chẳng còn ý nghĩa gì. Bà Suu gọi cho Michael từ Đại sứ quán Anh hỏi ý kiến ông, và ông kiên quyết nói với bà đừng bao giờ nghĩ đến việc đó.

Nhà báo Fergal Keane, người từng được gặp bà Suu vài lần, miêu tả bà là một phụ nữ sắt đá. Keane cho biết khi nhận ra mình sẽ không thể gặp lại chồng nữa, bà mặc một chiếc váy màu ông yêu thích, cài một bông hồng lên mái tóc, đến Đại sứ quán Anh để quay một đoạn video nói lời chia tay chồng. Trong video, bà nói tình yêu mà ông dành cho bà chính là điểm tựa, là sức mạnh cho bà bao nhiêu năm qua. Đoạn phim được chuyển lậu ra khỏi Myanmar, nhưng khi đến được nước Anh thì ông Michael đã mất được hai ngày.

Hướng Dương (Theo Vnexpress)

Bà Aung San Suu Kyi đề nghị đàm phán về hòa giải dân tộc

(TNO) Trong thư gửi Tổng thống Thein Sein, Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann và Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, bà Aung San Suu Kyi đề nghị tổ chức một cuộc đàm phán về “hòa giải dân tộc” vào tuần sau.

Tong thong Thein Sein va ba Aung San Suu Kyi

The Myanmar Times ngày 11.11 đưa tin, trong lúc Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) đang thắng thế áp đảo tại cuộc tổng tuyển cử , lãnh đạo NLD là bà Aung San Suu Kyi ngày 10.11 đã gửi thư cho Tổng thống Thein Sein, Chủ tịch Hạ viện Shwe Mann và Tổng tư lệnh quân đội Min Aung Hlaing, đề nghị một cuộc đàm phán vào tuần tới.
Ông Win Htein, một nhân vật cấp cao trong đảng NLD cho biết cuộc gặp sẽ tập trung vào vấn đề hòa giải dân tộc cũng như khoảng thời gian chờ chuyển giao giữa chính phủ cũ và mới. Cụ thể, thời gian mà ông Htein nói tới kéo dài khoảng 5 tháng, từ cuộc bầu cử này đến tháng 3.2016.

Người phát ngôn của Tổng thống Thein Sein, ông Ye Htut viết trên Facebook rằng chính phủ đã chấp nhận lời đề nghị này và sẽ sắp xếp cuộc gặp như đề nghị của bà Suu Kyi sau khi Ủy ban bầu cử liên bang Myanmar hoàn tất việc công bố kết quả.

Chủ tịch Hạ viện Myanmar, ông Shwe Mann đã đăng lá thư của bà Suu Kyi lên Facebook, đồng thời khẳng định cuộc gặp sẽ được sắp xếp vào tuần sau, và các bên sẽ đàm phán các vấn đề trên cơ sở hòa giải dân tộc. Ông Shwe Mann hy vọng đề nghị hợp tác giữa các bên sẽ được chấp thuận vì sự ổn định và phát triển của đất nước.
Phía Tổng tư lệnh quân đội Myanmar vẫn chưa đưa ra hồi đáp nhưng Reuters cho rằng đó mới là nhân vật khó, vì quan hệ giữa tướng Min Aung Hlaing và bà Aung San Suu Kyi được cho là không mấy tốt đẹp.

Chuyên gia phân tích chính trị của Myanmar, ông Than Soe Naing cho rằng lá thư của bà Aung san Suu Kyi cho thấy bà đã sẵn sàng hợp tác với tất cả các lực lượng chính trị ở Myanmar.

Cuộc tổng tuyển cử của Myanmar diễn ra vào ngày 8.11, bầu ra hơn 1.000 đại diện cho quốc hội và nghị viện vùng hoặc bang, trong đó có 498 ghế nghị sĩ quốc hội. Cho tới chiều 11.11, đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi đang áp đảo với 134/149 ghế ở hạ viện và 77/83 ghế ở thượng viện. Với tình hình này, khả năng lớn là NLD sẽ giành chiến thắng và đủ số ghế để thành lập chính phủ.

Dù kết quả vẫn chưa được công bố hết nhưng NLD đã tuyên bố đảng này giành hơn 300/330 ghế ở hạ viện và khoảng 82% ghế tại thượng viện. Bà Aung San Suu Kyi trước đó cũng khẳng định đảng của bà giành hơn 75% số ghế trong quốc hội. Bản thân bà cũng đã trúng cử tại khu vực bầu cử Yangon.

Tổng thống Thein Sein ngày 11.11 chúc mừng chiên thắng của NLD, đồng thời cam kết hỗ trợ cho sự chuyển giao quyền lực ở Myanmar diễn ra một cách hòa bình, sau khi ủy ban bầu cử chính thức tuyên bố NLD chiến thắng.

Ngọc Mai

Theo Thanhnien.com.vn

Người ‘bật đèn xanh’ cho cải cách Myanmar

(TNO) “Chúng tôi không tiến hành cải cách vì đó là mong ước của bản thân. Chúng tôi chỉ đơn giản đáp ứng khát khao được cải cách của nhân dân”, Tổng thống Myanmar, ông Thein Sein trả lời tờ The New York Times năm 2012.

Tong thong Thein Sein trong cuoc bau cu

Buổi sáng chủ nhật 8.11, tại điểm bỏ phiếu đặt trong một trường học ở thủ đô Naypyidaw của Myanmar, Tổng thống Thein Sein (71 tuổi) từ chối trả lời giới truyền thông và lặng lẽ bỏ lá phiếu của mình vào thùng, trong cuộc bầu cử được đánh giá là “lịch sử” tại Myanmar. Thế nhưng, từ rất lâu trước cuộc bầu cử này, ông Thein Sein là nhân vật chính yếu đã “bật đèn xanh” cho những thay đổi của Myanmar.

“Cởi áo lính” thành tổng thống

Tổng thống Thein Sein sinh ngày 20.4.1945, cùng năm sinh với lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi. Không như bà Suu Kyi, con gái của tướng Aung San – người có công lớn trong việc đưa Myanmar từ thuộc địa của Anh trở thành một quốc gia độc lập, Tổng thống Thein Sein tự nhận ông sinh ra trong một gia đình bình thường ở một ngôi làng nhỏ tại đảo Hainggyi, phía tây nam Myanmar, bố mẹ ông đều là nông dân. Trong khi Aung San Suu Kyi sớm theo người mẹ đại sứ đến Ấn Độ, Nepal, sau đó được gửi sang Anh du học, ông Thein Sein lần đầu tiên bước khỏi biên giới Myanmar khi đã ngoài 40 tuổi, trong một chuyến công du đến Singapore và Trung Quốc.

Ông Thein Sein tốt nghiệp học viện quân sự Myanmar vào năm 1968 và thăng tiến nhanh chóng. Những năm 90 của thế kỷ 20, ông trở thành thành viên Hội đồng nhà nước về phát triển và ổn định, tên gọi của chính quyền quân sự lúc đó. Năm 2004, ông trở thành thư ký thứ nhất hội đồng này. Đến năm 2007, ông được bổ nhiệm làm quyền thủ tướng sau khi cựu Thủ tướng Soe Win ngã bệnh, theo đài BBC.

Tong thong Thein Sein bat tay Obama

Vào năm 2010, ông Thein Sein “cởi áo lính”, trở thành chủ tịch đảng Đoàn kết Thống nhất và Phát triển (USDP) vừa thành lập, tiền thân là Hiệp hội Đoàn kết và Phát triển Liên hiệp – tổ chức do chính quyền quân sự thành lập. USDP giành quyền kiểm soát quốc hội sau cuộc bầu cử năm 2011, và ông Thein Sein trở thành tổng thống Myanmar. Dư luận khi đó cho rằng việc bổ nhiệm ông Thein Sein hoàn toàn là sự sắp đặt của chính quyền quân sự, đứng đầu là Thống chế Than Shwe. Dù vậy, việc bổ nhiệm tổng thống cũng đánh dấu bước chuyển giao quyền lực từ giới quân sự sang một chính phủ dân sự.

Cải cách

Di sản ông Thein Sein nhận được từ chính quyền quân sự là một nền kinh tế bị tình trạng tham nhũng và độc quyền “ăn sâu” vào từng lĩnh vực, theo bình luận trên tờ The Irrawaddy (tạp chí của một nhóm người Myanmar lưu vong ở Thái Lan). Điển hình, thế độc quyền của doanh nghiệp viễn thông nhà nước có lúc đẩy giá SIM điện thoại lên tương đương 1.500 USD/SIM. Khi các tập đoàn viễn thông nước ngoài được phép đầu tư vào Myanmar, điện thoại di động trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong khi giá SIM điện thoại ngay lập tức giảm xuống còn… 1,5 USD. Dưới thời ông Thein Sein, các ngành kinh tế chính như viễn thông, nhập khẩu xe hơi, tài chính và chế tạo máy đã được cải tổ.

Bao chi tu nhan hoat dong tai Myanmar

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đầu năm 2015 dự đoán mức tăng trưởng GDP của Myanmar trong năm tài khóa tiếp theo sẽ vào khoảng 8% do “được khuyến khích bởi các cuộc cải cách đang diễn ra, môi trường kinh doanh được cải thiện và sự hội nhập Đông Nam Á”, Phó giám đốc ADB tại Myanmar, ông Peter Brimble nhận xét.
Về mặt chính trị, Tổng thống Thein Sein từng bước hòa giải với những người đối lập, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, người được trả tự do năm 2010. Trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Thein Sein thừa nhận bản chất “độc đoán” của chính quyền quân sự và chúc mừng bà Suu Kyi vì “vinh dự bà nhận được tại đất nước này, sự công nhận những nỗ lực vì dân chủ của bà”, theo tờ Time (Mỹ). Cuộc bầu cử phụ năm 2012 tại Myanmar để chọn ra hơn 40 ghế còn trống trong quốc hội được đánh giá tương đối công bằng, các nước phương Tây bắt đầu gỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Myanmar. Năm 2013, chính phủ Myanmar cho phép báo chí tư nhân được hoạt động trở lại, lệnh cấm tụ tập trên 5 người được bãi bỏ…

“Tôi và Gorbachev không giống nhau”

“Chúng tôi không tiến hành cải cách vì đó là mong ước của bản thân. Chúng tôi chỉ đơn giản đáp ứng khát khao được cải cách của người dân”, ông Thein Sein trả lời tờ The New York Times năm 2012.

Rất lâu trước khi lên nắm quyền tại Myanmar, ông Thein Sein được đánh giá là một vị tướng “trong sạch”, nhưng im lặng và nhạt nhòa. Sau này, một cựu cố vấn và từng là người viết các bài phát biểu cho Tổng thống Thein Sein đã miêu tả ông là người “không tham vọng, không quyết đoán, không thu hút, nhưng rất ngay thẳng”, theo The New York Times.

Khi được hỏi liệu có e ngại việc bị “cuốn trôi” bởi chính “làn sóng” cải cách mà chính ông tạo ra hay không, tương tự nhà lãnh đạo Mikhail Gorbachev sau sự sụp đổ của Liên Xô, Tổng thống Thein Sein nói ngắn gọn: “Tôi và Gorbachev không giống nhau”.

Song song với đó, Thein Sein cũng nêu rất rõ quan điểm rằng quân đội sẽ luôn nắm giữ vai trò quan trọng đối với đất nước Myanmar. Ông cũng không xin lỗi về những hành động trong quá khứ, như việc bỏ tù các nhà hoạt động và nhà bất đồng chính kiến, theo BBC.

“Họ hành động theo niềm tin của họ và chúng tôi có niềm tin của mình. Tất cả mọi người đều hành động vì đất nước, theo những cách riêng”, ông nói.

Bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, hạn chế tự do báo chíMặc cho nhiều ca ngợi từ truyền thông phương Tây, nhiều nhà chỉ trích vẫn không quên “quá khứ” của Tổng thống Thein Sein. Năm 2007, ông Thein Sein là người giữ quyền thủ tướng khi một cuộc nổi dậy của các nhà sư bị đàn áp trong bạo lực.

Năm 2012, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) ra thông cáo cáo buộc giới chức bang Arakan, các lãnh đạo cộng đồng, tu sĩ Phật giáo đã tổ chức, khuyến khích những người Arkan thiểu số, có sự hậu thuẫn của lực lượng an ninh nhà nước, tấn công những người Hồi giáo sống gần đó, buộc những người này phải rời bỏ nhà cửa. HRW cáo buộc chính quyền Myanmar “can dự vào tội ác diệt chủng đối với người Rohingya Hồi giáo và tiếp tục đến ngày nay thông qua việc từ chối trợ giúp và giới hạn đi lại”. Khoảng 1 triệu người Rohingya Hồi giáo không có quyền bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vừa qua.

Đầu năm 2014, một số tờ báo tại Myanmar đã in trang nhất màu đen, phản đối việc bắt giam và bỏ tù nhà báo, theo BBC.

Hà Chi

Theo Thanhnien.com.vn