Địa Ngục Nước Mỹ: Quay Về Vietnam Ngày Đầu Qua Mỹ?

2

Đây là câu chuyện có thật, mà Tony muốn kể cho các bạn nghe. Lý do tôi muốn kể câu chuyện này, là vì, có rất nhiều người tranh luận, bàn cải nhau, về cái chuyện, “nên đi Mỹ hay ở Việtnam”. Nếu có cơ hội đi Mỹ, thì mình nên đi hay ở lại Việtnam. Quý vị nên nhớ rằng, mình là người quyết định. Quyết định này sẻ ảnh huỡng rất lớn đến cuộc đời và ngay cả tuổi thọ của mình sau này.

Tôi có ông bạn, làm chung tại tiệm phở, cách đây 20 mấy năm. Anh ấy muốn quay về Việt Nam, ngay cái ngày đầu tiên đến Mỹ. Cho nên tôi đặt tựa đề cho clip này là “Muốn Quay về Việtnam ngay cái ngày đầu tiên đến Mỹ”. Tôi nhớ khi tôi định cư tại Mỹ, vào thập niên 90. Tiểu bang nơi tôi ở, có rất ít người Việt, khoang chung 15,000 nguoi Vietnam. Chỉ vài tháng khi đến USA, tôi xin được việc làm ở tiệm phở. Tiệm phở rất là đắc vì thời gian này, chỉ có 2 hay 3 tiệm phở tại bang này. Tổng cộng nhân viên trong tiệm có khoãng 15 người làm vào weekend và 12 người làm vào ngày thuờng.

Làm ở đó 1 tháng, thì ông bà chủ mướn 1 người bưng phở mới, từ Việtnam mới sang Mỹ. Anh ta tên là Phú. Trong vài ngày làm việc, tôi thấy anh ta buồn lắm. Mổi lúc vắng khách, anh Phú hay đốt 1 điếu thuốc và hút, suy tư theo làn khói thuốc. Có 1 ngày nọ, anh Phú khóc. Đôi mắt đỏ hoe. Tôi lại bàn ngồi xuống và hỏi anh Phú “sao buồn vậy anh”. Anh ta nói “nhớ Việtnam”. Tôi nói “thì em cũng nhớ VN”. Anh Phú hỏi tôi “Tony làm gì ở Viet Nam”. Tôi nói “Em vừa học xong lớp 12 và đi Mỹ, thoi gian ranh thi em phu gia dinh lam ruong”. Tôi hỏi anh Phú “Quê anh ở đâu và anh làm công việc gì ở Việtnam”. Anh Phú nói “Chiều nay làm xong, anh em mình uốn cafe nhé”. Ok Anh.

Khi tiệm phở đóng cửa lúc 9:00 tối hôm đó, tôi và anh Phú đi vào quán coffee, tại khu thuơng mại của người Việt, trong cái shopping đó. Lúc đó vào tháng 2, thời tiết giá lạnh, tuyết rơi lấc phất, nhưng anh Phú vẩn mở cái toanh cai nut áo khoác, nhìn rất phong trần và bất cần đời. Khi vào quán cafe, mở áo khoác ra, anh em chúng tôi nồng nặc mùi phở, vì ở trong tiệm phở lam viec 12, 13 giờ đồng hồ. Sau khi nhấp 1 ngụm cafe và hít 1 hơi thuốc dài. Anh Phú nói:

Gia đình anh thuộc loại trung lưu ở Việtnam. Anh 40 tuổi, đã có vợ và 2 đứa con, 8 và 6 tuổi. Nhà anh ở Bình Chánh. Anh có dịch vụ cho thuê xe cần cẩu ở VN. Thu nhập mổi tháng từ $2500 đến $3,500. Cuộc sống rất tốt. Anh là người chủ gia đình. Vợ anh chỉ ở nhà chăm con cái và chợ búa. Anh có mướn 2 công nhân và 1 người giúp việc nhà. Cuộc sống của anh ở VN rất thoải mái. Sáng cafe cùng bạn bè, chiều tối gặp gở bạn bè, ăn nhậu, vui chơi. Vợ rất kính nể và tôn trọng vì anh làm ra tiền. Bạn bè và người thân kính trọng, vì anh rất giỏi trong công việc giao tiếp, làm ăn.

Khi anh nghe vợ anh nói giấy tờ bảo lãnh đã được mở. Anh ruột của vợ anh làm giấy bảo lãnh đã 10 năm nay. Anh vợ đã bảo lãnh mẹ vợ sang Mỹ vài năm trước rồi. Bây giờ thì chuẫn bị làm VISA đi phỏng vấn cho vo chong anh va 2 đua con. Anh thì không có hứng thú gì đi Mỹ cả, vì hiện tại anh có cuộc sống tốt ở đây. Nhưng gia đình vợ anh hối thúc là phải đi Mỹ, hoi noi la nước Mỹ rất tốt, tốt cho con nít, trường học tốt, bảo hiễm tốt, thực phẫm tốt, nhiều phúc lợi lắm. Lúc đó anh chỉ nghe bên vợ nói vậy, thì nghe vậy, chứ không có mạng Internet để tìm hiểu gì hết. Gia đình anh lúc đó cũng khuyên anh nên đi Mỹ, để cho con cái được học hành tốt, nên anh đồng ý đi, nhưng trong lòng thấy tiếc nuối, cái cơ sở mình tạo dựng ở Việtnam, bây giờ lại bỏ, tiếc quá, uổng quá. Anh nghỉ không biết qua Mỹ, mình làm ăn có như Việtnam không. Cuối cùng thì anh bán tất cả nhà cữa, và dịch vụ xe cần cẩu, để đi Mỹ.

Ngày đầu tiên vừa đáp xuống phi trường Mỹ, anh thấy mọi thứ đều xa lạ với mình. Khi anh rể chở gia đình anh về nhà, anh nhớ Việtnam quá, vì anh tưỡng đâu mình đang ở dưới quê. Sao mà không có ai đi bộ trên đường hết, anh không thấy 1 cái quán cafe hay quán nhậu nào hết, toàn là xe hơichạy vun vút trên belway, 2 bên là hàng cây xanh cao vút. Anh không thấy nhà cữa nào hết. Anh phải công nhận là nước Mỹ giàu và đường xá rất là rộng. Nhưng sao anh thấy nó buồn quá.

Khi Đến nhà anh rể, trong lúc ăn uống, cách nói chuyện của chị dâu làm anh càng buồn hơn. Anh rể nói câu nào thì chị ấy trã treo lại câu đó. Không giống phụ nữ ở bên Việtnam. Anh còn nhớ lúc anh và ông anh rể ngồi uống bia, chị dâu nói: uống ít thôi, mai còn đi làm. Anh rể thì không dám nói câu nào hết. Lúc đó anh thấy không khí căng thẳng, ngột ngạt, và nặng nề, nên nói giỡn 1 câu: ở Việtnam, tụi em nhậu là nhậu tới bến. Má vợ anh mới nói “bên đây phải cày nha con, không có ăn nhậu kiểu Việtnam được”. Vợ anh mới nói “Ở Việtnam đàn ông nào cũng nhậu hết má ơi, có nhiều ông còn nhậu về, rồi đánh vợ đánh con nữa”. Má vợ tôi nói “Bên Mỹ mà đánh vợ con là ở tù đó, con có nghe người ta nói rằng, thứ tự ưu tiên bên Mỹ la, thứ nhất trẻ em, thứ 2 phụ nữ, thứ 3 là con chó và cuối cùng là đàn ông”…

Đêm đó nằm ngủ mà anh cứ suy nghỉ hoài, anh đã say lầm khi qua Mỹ, anh muốn quay về Việtnam ngay hôm nay. Anh không biết rồi cuộc đời anh sẻ ra sao ở nước Mỹ.

Sau đó, ngày thứ 2, thứ 3, và thời gian trôi qua, anh có cảm giác hụt hẫn ở nước Mỹ này, anh không thích nước Mỹ, anh nói thật, anh muốn quay về Việtnam ngay. Vợ chồng đứa em vợ sáng thức dậy, chuẫn bị cơm nước, gói cơm sáng và cơm chiều vào trong cái hộp mủ, để ăn trong 1 ngày, láy xe đi làm từ sáng đến tối, mới về nhà. 2 vợ chồng về nhà được 1 hay 2 giờ thì đi ngủ. Rồi sáng mai, tiếp tục cuộc sống như thế. Nhìn tụi nó chuẫn bị gói cơm và đồ ăn vào hộp để ăn trưa và chiều, anh liên tưỡng đến sau này, “không lẻ mình cũng vậy sao?”. Ở VN, anh chưa từng ăn cơm nguội như thế. Thèm cái gì thì ra ngoài tiệm, ngoài quán ăn.

Mổi tuần thì em vợ chở anh đi lại khu chợ VN chơi, ăn uốn. Chỉ được vài giờ trong 1 ngày off thôi. Giờ còn lại của ngày nghỉ, thì anh ta phải clean nhà cửa, giặt đồ, cắt cỏ, làm vườn, v.v.

Ở Mỹ được 1 tháng, thì 1 hôm nọ, anh vợ gọi điện về nói chuyện với vợ anh, vợ anh mỏ speaker nên anh nghe rất rỏ. Anh ấy nói với giọng rất hớn hở và vui vẻ, “Em gái ơi, anh thấy chổ này người ta cần việc làm ne, em hỏi thằng Phú đi làm không?”. Vợ tôi noi: “tốt lắm, công việc gì vậy anh?”. Anh vợ noi: “thì đi bưng phở”. Lúc đó anh bị shock ngay lập tức. anh phải đi bưng phở. anh nghe 2 từ “bưng phở” lùng bùng bên tai. Vợ anh lúc đó cũng bị shock. Anh vợ nói tiếp: “thằng Phú làm không để anh trã lời cho người ta”. Vợ anh đáp “để em nói lại với anh Phú rồi cho anh biết”.

Trong ngày hôm đó, vợ anh không dám hỏi anh có chịu đi bưng phở không, vì công việc này khác xa, so với những gì anh làm ở Việtnam. Còn anh thì đang buồn chán, nên muốn làm cái gì cho đở buồn. Bây giờ anh không thể về VN được, vì anh đã bán nhà cữa và công ty cần cẩu. Nên phải ở đây. Ra sao thì ra, chứ làm sao về VN được. Tối hôm đó, anh nói với anh vợ là anh muốn đi bưng phở. Vo anh bat ngo luon. Ngày đầu tiên đi làm ở tiệm phở, em co biet khong, anh e thẹn và mắc cở muốn khóc, mổi khi anh bưng phở ra cho khách. sau đó….thi anh em minh noi chuyen voi nhau.

Thưa các bạn, lúc đó tôi khoãn 19 tuổi, còn anh Phú gần 40 tuổi. Nên hầu như tôi chỉ lắng nghe lời anh ấy nói, chứ không dám khuyên nhủ gì hết. Tôi còn nhỏ quá, ngay cả tôi còn không biết định huớng tương lai của mình vào thời gian đó. Tôi chỉ nghe và thông cảm cho anh ấy. Anh ấy thất vọng khi qua Mỹ ngay cái ngày đầu tiên. Anh Phú cảm thấy rằng mình đã quyết định sai lầm khi qua Mỹ. Mình tính toán sai rồi. Anh ta buồn và khóc.

Hoàn cảnh anh Phú và tôi hoàn toàn khác nhau. Tôi thì rất nghèo lúc ở VN, nên khi qua Mỹ thì tôi rất thích. Còn anh Phú thì thuộc hàng trung lưu ở Vietnam, nên lúc qua Mỹ, anh ấy cảm thấy hụt hẫn, hối hận và buốn chán.

Sau cuộc chuyện trò cafe đêm đó, chúng tôi rất thân nhau. Vài tháng sau, tôi nghỉ làm tại quán phở, để đi học community college (đại học cộng đồng). Chúng tôi ít gặp nhau hơn. 1 năm sau thì anh Phú cũng nghỉ làm tại đó, và theo người ta phụ làm về construction, xây dựng, sửa chữa nhà cữa. Lúc này vợ chồng anh Phú đã ra ngoài thuê căn hộ để ở, chứ không ở nhà anh vợ nửa. Sau đó, Anh ấy thay đổi rất nhiều công việc, như thợ hàn, làm lau công ở trường học, v.v. Vợ anh Phú thì đi làm nail. 2 đứa con đi học.

Thời gian trôi qua, chúng tôi rất ít gặp nhau, lần cuối cùng tôi gặp anh Phú, là tại đám cưới con gái út của anh ấy. Anh Phú già đi rất nhiều. Rất nhiều nếp nhăn trên gương mặt phong trần, từ ngày tháng lao động vất vả, tại đất Mỹ này, để lo cho 2 đứa con ăn học. 2 đứa đều tốt nghiệp đại học và có việc làm tốt tại đây. Tụi nó đã quên tiếng Việt và chỉ nói bằng tiếng anh. Nhìn anh Phú, tôi thấy phục anh vì anh đã cố gắng rất nhiều, từ ngày đầu tiên đặc chân đến Mỹ, anh đã hụt hẫn và muốn quay ngay về Việtnam, cho đến hôm nay, 20 năm trôi qua, anh đã thành công, khi nhìn thấy 2 đứa con tốt nghiệp đại học Mỹ, có công việc tốt, và lập gia đình. Còn riêng anh thì, anh nói với tôi là anh không có dư tiền nhiều, chỉ dư chút đỉnh tiền để dành, mổi năm anh về VN chơi. Vì anh nói lương anh khoãn $1500 mổi tháng, lương vợ anh khoãn $2500 mổi tháng, tổng cộng khoãn $4000. Anh mua nhà lúc mới qua Mỹ vài năm, trã 30 năm, mổi tháng trã $1500, cộng thêm tiền điện nước, ăn uống, nên không có dư dã. Bây giờ vẩn còn nợ tiền ngân hàng cho căn nhà này.

Thưa quý vị, anh Phú đã về Việtnam sống, lúc ãnh 63 tuổi, đúng cái tuổi về hưu non ở Mỹ. Vợ anh ấy thì vẫn ở Mỹ, sống chung với vợ chồng con gái út và cháu ngoại. Hôm nay Tony muốn gọi anh Phú để hỏi thăm anh về cuộc sống ở VN và ở Mỹ nhé.

Gọi phone cho anh PHú…
P: A lô chú Tony hả, khõe không chú.
T: Em chào anh Phú, em khõe, cám ơn anh. Lúc này anh khõe chứ. Saigon chắc vui lắm hả anh.
P: Anh cũng khõe. Ở Vietnam thì vui chú ơi. Lâu lâu anh cũng qua Mỹ thăm vợ và con cháu, vài tuần, thì anh cũng về VN. Già rồi, ở VN anh thấy thoải mái hơn.
T: Em biết anh mà. Không ngờ mới đây mà 20 mấy năm rồi hả anh. Hôm nay em làm 1 clip nói về định cư ở Mỹ: được gì và mất gì. Nên em gọi cho anh để hỏi nè.
P: Dỉ nhiên là anh sẻ chia sẻ thật lòng. Tony muốn anh nói về điều gì?
T: Vậy thì tốt lắm. Anh chia sẻ về nước Mỹ, giá trị cuộc sống, những khó khăn, khi định cư ở Mỹ, anh được gì và mất gì.
P: Anh sống ở Mỹ cũng 20 mấy năm, từ 1 người đàn ông trung lưu ở VN, anh có công ty và có hoàn cảnh kinh tế khá, khi qua Mỹ, phải làm lại từ đầu.

Đầu tiên, anh nói về GIÁ TRỊ CUỘC SỐNG là cái hay nhất ở Mỹ. Anh thấy ai làm nghề nào ở Mỹ như bưng phở như tụi mình ngày xưa, làm về xây dựng, ngay cả lau công, v.v., thì vẩn có thể mua xe hơi chạy, thậm chí mua nhà trả góp để ở. Cái này rất tốt. Ở VN, một người công nhân bình thuờng thì suốt đời không mua được nhà.

Môi trường học hành thì rất tốt. 2 đứa con anh ngày xưa học miễn phí từ khi qua Mỹ cho đến lớp 12. Không đóng tiền trường gì hết, trường cho mượn sách để học, ngay cả mấy năm đầu tiên, trường học còn cho con anh ăn ướng miễn phí, vì thu nhập 2 vợ chồng anh thấp. Đi học thì có xe bus đưa rước mổi ngày.

Mẹ vợ anh thì lãnh tiền trợ cấp cho người già và thẻ bảo hiễm y tế. Nói chung tốt thiệt.

Đối với anh thì nước Mỹ rất tốt, môi trường sạch sẻ, thực phẫm và đồ ăn chất lượng, không bị hóa chấc, giao thông đường xá thì trật tự, rộng rải. Ở Mỹ mấy mươi năm, khi ra đường, anh không lo sợ bị giật đồ, giật phone. Luật bạo hành gia đình thì rất nghiêm túc. Cái luật này cũng làm cho đàn ông mình bị mất quyền, hahahhahah. Nói thiệt, hồi lúc ở VN, trước khi đi Mỹ, anh nói rất lớn tiến, vợ anh cũng râm rấp nghe theo, khi qua Mỹ thì vợ anh cải lại dử lắm, anh thì không dám đánh vợ, vì sợ cảnh sát bắt, kkkkkkkk.

Bây giờ thì anh nói về NHỮNG KHÓ KHĂN THỰC TẾ ở nước Mỹ, đối với cá nhân anh. Ngày đầu tiên qua Mỹ, anh thấy hụt hẫn, và muốn về VN liền. Anh nói thật đó. Sau khi anh đi làm ở tiệm phở vài tháng, thì anh cảm thấy nước Mỹ phủ phàng quá, đối với anh. Lúc đó, anh có doanh nghiệp ở VN, có nhà cữa và tài sãn, ăn sung mặc sướng, mọi người nể trọng, có người làm, nhưng khi qua Mỹ, anh phải làm công việc thấp hèn như thế. Giấc mơ Mỹ đối với người khác thì đúng, còn đối với anh, thì anh thấy không đúng. Sống ở Mỹ 20 mấy năm, anh mới thấy sự thật trần trụi thế nào, cực khổ thế nào. Có nhiều người phải làm 2 job, làm không thấy ánh mặt trời là gì. Để trã bill nhà và ăn uốn. Phủ phàng quá chú Tony.

Bây giờ nhìn lại quãng thời gian đó, anh thấy ngán ngẫm thật sự. Anh bắt đầu từ đầu. Ngán thiệt chú Tony. Lúc đó, anh mang qua Mỹ số tiền bán nhà cữa và doanh nghiệp ở VN, nhưng nó chãng bao nhiêu so với tiền bên Mỹ. Anh nghỉ có thể anh qua Mỹ lúc đó là 40 tuổi, nên mình không còn năng động, giống như thanh niên, nên chỉ làm công việc chân tay thôi. Nếu qua Mỹ lúc tuổi trẻ thì hay hơn.

Lúc trước thì anh về VN chơi mổi năm. Mổi lần anh về VN, a xài 2 hay 3 ngàn đôla trong 1 tháng, là chuyện thuờng. Vì tiền đô đem về VN rất lớn. Và mình cài cả năm trời bên Mỹ, nên về VN thì xài cho nó xướng. Người ta nói Việt Kiều về VN xài tiền như nước. Cái này đúng thật. Nhưng họ không biết ở Mỹ, mình phải cài thế nào mới có tiền. Nên lúc ở Mỹ, mình lại chắc chiêu, để dành từng đồng kiếm được. Về VN thì xài cho đã.

Ở Mỹ mấy chục năm, nhưng anh không thể hòa nhập với người Mỹ, vì tiếng anh của mình dở quá. Anh chỉ biết nghe va nói tiếng bòi, để đi làm thôi.

Khi anh 63 tuổi, thì anh quyết định về VN nghỉ hưu. Bây giờ thì con cái anh học ra trường, có công việc tốt, đã lập gia đình, nên ở Mỹ, anh thấy buồn quá chú Tony. Thôi, anh về VN, vì anh còn bà con ở đây, nên thấy vui và thoải mái hơn.

Ở Mỹ buồn quá chú Tony. Ai cũng đi làm suốt ngày. Đóng cửa nhà kín mít. Bà con hay bạn bè thì vài tuần gặp nhau 1 lần. Không có chuyện giống như ở VN, mình muốn tập hộp, cafe hay nhâm nhi gì đó, thì cứ phone 1 cái là gặp nhau. Anh là người thích bạn bè, thích vui vẻ, nên 20 mấy năm sống ở Mỹ, quá đủ với anh rồi. Ở Mỹ, thời tiết thì tốt nhưng vào mùa đông, lạnh lẻo quá.

Nói tóm lại, anh được gì và mất gì khi định cư ở Mỹ? Anh đã chia sẻ tất cả. Tùy vào quan niệm của mổi người. Anh chúc chú Tony khõe nhé. Khi nào về Viet Nam thì ghé thăm anh. Bye Tony.
Bye anh Phu.

Thưa quý vị, qua câu chuyện cuộc đời của anh Phú, chúng ta rút ra kinh nghiệm gì về cuộc sống Mỹ, định cư ở Mỹ, sống ở Mỹ, được và mất gì. Tôi biết có nhiều người đi lên từ đáy xã hội Mỹ, nhưng hầu hết họ sang Mỹ lúc còn trẻ, dưới 30 tuổi, lúc đó, tuổi trẻ, năng động, có thể đi học, lấy bằng đại học, ra trường làm việc văn phòng, thu nhập gấp mấy lần người lao động tay chân, không phải làm culi như anh Phú, với đông lương ít ỏi. Ở Mỹ, thì công ty trả lương rất cao cho những người có học cao, có bằng cấp. Người có bằng đại học tại Mỹ, thì lương của họ, gấp 3 đến gấp 7 lần, so với người lao động bình thuờng, như thợ may mặc, công nhân bình thuờng trong các hãng xưỡng.

Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh, là câu chúng ta thuờng nghe nói từ xưa đến nay, nhưng câu này rất khó áp dụng thành công, cho những người di dân Việtnam tại Mỹ. Vì ngôn ngử tiếng anh không biết, nên rất khó thành công, khi mình không biết tiếng anh. Có nhiều người Việt tại Hoa Kỳ, làm chủ 5, 7 tiệm nail, và hầu hết họ đều biết tiếng anh.

Đối với anh PHú, qua Mỹ năm 40 tuổi, anh Phú bắt đầu từ đáy xã hội Mỹ, và không đi lên được, kết thúc cũng bằng đáy xã hội. Nhung anh vẩn mua nhà, mua xe hơi được tai My.

Tôi xin mở ngoặc ở đây về những người làm culi tại Mỹ nhé. Cho dù họ đi cắt cỏ, làm lau công, sửa xe, làm nail, thợ sửa nhà, hay công nhân trong hãng xưỡng, nếu họ biết tiết kiệm, họ vẩn mua nhà, mua xe hơi được nhé. Đây là cái rất hay tại Mỹ.

Nếu quý vị nào mới sang Mỹ định cư, giống như anh Phú 20 mấy năm trước, tôi khuyên quý vị nên tìm hiểu về cuộc sống Mỹ, và người Việt tại đây, để không bị bở ngở, lúc mới qua đây. Quý vị không nên hy vọng quá nhiều vào người thân của mình ở Mỹ nhé. Khi qua Mỹ thì phải học tính tự lập. Đừng hy vọng rằng người thân của mình sẻ cho mình vài ngàn đôla, hay cho mình tiền mua nhà, chuyện này không xãy ra đâu nhé. Người thân có thể giúp mình trong thời gian đầu, như dạy học láy xe, chở đi xin việc làm, v.v.

Nếu quý vị nào còn băn khoăn, lo lắng, có nên định cư Mỹ không, Tony khuyên quý vị hãy xem câu chuyện cuộc đời anh Phú, rồi quyết định nhé. Đi hay không là do mình.

Nếu thích clip này thì sub dùm nhé, like và chia sẻ.

Chúc quý vị một ngày tốt lành và hẹn gặp lại nhé.

Visited 130 times, 1 visit(s) today
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

Optionally add an image (JPEG only)

2 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyenkim
Nguyenkim
2 năm trước

Nhờ có nắng mới thấy cầu vồng.
Nhờ có anh mới thấy màu hạnh phúc.
Mọi người nói chuyện nghiêm túc thì hãy goi sdt 0932020565 minh sn1978 chua lap gia dinh
Chân thành và tình cảm!!!

Ty Truong
Ty Truong
3 năm trước

Ngay xua toi di My vi chanh tri vi tu do.Bay gio ho di vi cai gi??tai chanh,kinh
te .Thi voi ho My la dai nguc la phai roi. Di qua xu nguoi ma khong mo mang hoc hoi ,than tho so lai voi VN thi di lam gi??My dau co can nhung nguoi co tu tuong nho hep. Di qua my la tuong lai cho doi sau .Ban than toi di My khong phai vi toi ngheo ma di My de tim song. Toi song voi cong dong My toi hoc rat nhieu dieu hay , Neu ho nhu VN minh thi lam sao ho tan tien dung dau the gioi? Ho cung bo que huong tim New world .Ho giu van hoa cu hoc them dieu moi o que huong moi. That life of American .Please stop crying for nothing

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x